(VTC News) - Trải quả một chặng đường dài phát triển, kể từ giữa những năm 1970 sau khi đất nước bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập kỷ, Việt Nam hiện nay là một trong số các quốc gia có môi trường đầu tư kinh tế hấp dẫn và nhiều lợi thế cạnh tranh.
Đó là nhận định được đưa ra trong một bài viết của tờ Malaya Bussiness Insight ngày 11/11 vừa qua.
Theo đó, bài báo cho hay: Điều khiến các nhà kinh tế và giới chuyên môn thú vị là tính đến tháng 9/2014, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 8,9 tỷ đô la Mỹ, và dự kiến đạt 12,9 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014, tăng khoảng 8,7% so với năm 2013. Các nhà đầu tư, trong đó có những tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn suy thoái.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2014, thị trường chứng khoán đã phục hồi khá ấn tượng với mức 20% so với năm 2013. Tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng 5,62% trong 9 tháng đầu năm 2014, lạm phát chỉ ở mức 4,61% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức thấp nhất trong vòng 12 năm vừa qua.
Môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã khuyến khích nguồn vốn FDI. Nhiều người sẽ đặt ra các câu hỏi về sự thành công của Việt Nam.
Có 3 lý do vì sao Việt Nam, một quốc gia từng bị tàn phá bởi chiến tranh, đã từng bước đạt được những dấu ấn tích cực.
Thứ nhất, xét về khía cạnh kinh tế chính trị, Việt Nam có môi trường chính trị ổn định trong thời gian dài. Việt Nam là một quốc gia với chế độ một đảng do Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước điều hành. Với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, Việt Nam duy trì môi trường chính trị ổn định hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Bởi vậy, quá trình hoạt động, sản xuất của các công ty không bị ảnh hưởng tiêu cực. Việt Nam đã đạt được sự ổn định về kinh tế tế-chính trị ở mức cần thiết và được coi là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất ở khu vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1991-2010 bình quân đạt 7,5%/năm mặc dù gặp nhiều thách thức trong khoảng thời gian 2011-2013 do chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thứ hai, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với 60% dân số trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, Việt Nam còn nằm ở vị trí trung tâm của Đông Á, là nơi hội tụ của nhiều nền kinh tế lớn và phát triển sôi động.
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO và là một đối tác tích cực trong các cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế đa phương, bao gồm các hiệp định tự do thương mại với các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam hiện cũng đang tích cực tham gia tiến trình đàm phán để gia nhập TPP. Những yếu tố này chắc chắn sẽ khuyến khích các nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam.
Thứ ba, để kêu gọi nguồn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Trước đây, Việt Nam là một một quốc gia có nền kinh tế tập trung nhưng đến nay đã chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chính sách mở cửa năm 1986 là một điểm khởi đầu của sự thay đổi trên khi Chính phủ mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn. Kể từ đó, Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi tích cực nhằm theo kịp với môi trường kinh doanh toàn cầu đang biến động.
Ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài và nội địa được đối xử khá bình đẳng vì Chính phủ chỉ áp dụng một Luật đầu tư cho cả hai đối tượng này. Đây cũng là một trong những lý do mà Hội thảo về Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc năm 2011 đánh giá Việt Nam là một trong 15 nền kinh tế hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Philippines xếp thứ 17 trong số các nước có FDI vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 300 triệu đô la Mỹ, trong đó chủ yếu là các công ty Manila Water, United Laboratories, Oishi, San Miguel…
Việt Nam sẽ tiếp tục là một môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Philippines và các nước ASEAN khác. Chắc chắn các doanh nghiệp Philippines sẽ xem xét đến nhu cầu của Việt Nam trong các lĩnh vực khai thác mỏ, du lịch, sản xuất, giáo dục và cơ sở hạ tầng…
Hiện Việt Nam và Philippines đang có nhiều tiềm năng hợp tác về giáo dục. Manila là điểm đến lý tưởng mới để học tiếng Anh đối với sinh viên Việt Nam. Trong khi đó, lĩnh vực du lịch cũng phát triển ấn tượng.
Năm ngoái, hơn 100.000 người Philippines sang thăm quan, nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
Trần Minh
Đó là nhận định được đưa ra trong một bài viết của tờ Malaya Bussiness Insight ngày 11/11 vừa qua.
Theo đó, bài báo cho hay: Điều khiến các nhà kinh tế và giới chuyên môn thú vị là tính đến tháng 9/2014, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 8,9 tỷ đô la Mỹ, và dự kiến đạt 12,9 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014, tăng khoảng 8,7% so với năm 2013. Các nhà đầu tư, trong đó có những tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn suy thoái.
Việt Nam đã đạt được sự ổn định về kinh tế tế-chính trị ở mức cần thiết và được coi là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất ở khu vực. |
Theo báo cáo của cơ quan chức năng Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2014, thị trường chứng khoán đã phục hồi khá ấn tượng với mức 20% so với năm 2013. Tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng 5,62% trong 9 tháng đầu năm 2014, lạm phát chỉ ở mức 4,61% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức thấp nhất trong vòng 12 năm vừa qua.
Môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã khuyến khích nguồn vốn FDI. Nhiều người sẽ đặt ra các câu hỏi về sự thành công của Việt Nam.
Có 3 lý do vì sao Việt Nam, một quốc gia từng bị tàn phá bởi chiến tranh, đã từng bước đạt được những dấu ấn tích cực.
Thứ nhất, xét về khía cạnh kinh tế chính trị, Việt Nam có môi trường chính trị ổn định trong thời gian dài. Việt Nam là một quốc gia với chế độ một đảng do Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước điều hành. Với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, Việt Nam duy trì môi trường chính trị ổn định hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Bởi vậy, quá trình hoạt động, sản xuất của các công ty không bị ảnh hưởng tiêu cực. Việt Nam đã đạt được sự ổn định về kinh tế tế-chính trị ở mức cần thiết và được coi là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất ở khu vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1991-2010 bình quân đạt 7,5%/năm mặc dù gặp nhiều thách thức trong khoảng thời gian 2011-2013 do chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thứ hai, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với 60% dân số trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, Việt Nam còn nằm ở vị trí trung tâm của Đông Á, là nơi hội tụ của nhiều nền kinh tế lớn và phát triển sôi động.
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO và là một đối tác tích cực trong các cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế đa phương, bao gồm các hiệp định tự do thương mại với các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam hiện cũng đang tích cực tham gia tiến trình đàm phán để gia nhập TPP. Những yếu tố này chắc chắn sẽ khuyến khích các nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam.
Thứ ba, để kêu gọi nguồn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Trước đây, Việt Nam là một một quốc gia có nền kinh tế tập trung nhưng đến nay đã chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chính sách mở cửa năm 1986 là một điểm khởi đầu của sự thay đổi trên khi Chính phủ mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn. Kể từ đó, Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi tích cực nhằm theo kịp với môi trường kinh doanh toàn cầu đang biến động.
Ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài và nội địa được đối xử khá bình đẳng vì Chính phủ chỉ áp dụng một Luật đầu tư cho cả hai đối tượng này. Đây cũng là một trong những lý do mà Hội thảo về Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc năm 2011 đánh giá Việt Nam là một trong 15 nền kinh tế hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Philippines xếp thứ 17 trong số các nước có FDI vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 300 triệu đô la Mỹ, trong đó chủ yếu là các công ty Manila Water, United Laboratories, Oishi, San Miguel…
Việt Nam sẽ tiếp tục là một môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Philippines và các nước ASEAN khác. Chắc chắn các doanh nghiệp Philippines sẽ xem xét đến nhu cầu của Việt Nam trong các lĩnh vực khai thác mỏ, du lịch, sản xuất, giáo dục và cơ sở hạ tầng…
Hiện Việt Nam và Philippines đang có nhiều tiềm năng hợp tác về giáo dục. Manila là điểm đến lý tưởng mới để học tiếng Anh đối với sinh viên Việt Nam. Trong khi đó, lĩnh vực du lịch cũng phát triển ấn tượng.
Năm ngoái, hơn 100.000 người Philippines sang thăm quan, nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
Trần Minh
Bình luận