(VTC News) – Dự kiến ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới sẽ diễn ra vào năm 2017, các bác sĩ thực hiện cho biết sẽ cần một con dao đặc biệt và 'thành phần ma thuật' giúp gắn kết đầu với thân.
Mới đây, ông Trịnh Hồng Sơn, PGĐ Bệnh viện Việt Đức cho biết, BV Việt Đức đang tìm những người bị liệt toàn thân nhưng não bộ hoàn toàn minh mẫn để có thể tham gia các ca ghép đầu. Các bộ não còn minh mẫn này sẽ được ghép với thân của người chết não.
Nếu có người ghép và khi thế giới đã thành công, ông Sơn cho biết có thể sẽ mời cả ê kíp thầy thuốc quốc tế tới thực hiện ca ghép tại Việt Nam.
Trước đó, Sergio Canavero, nhà giải phẫu học thần kinh Italy tuyên bố có thể thực hiện ca cấy ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. Ông cho rằng một ngày nào đó phương pháp này sẽ tạo ra sự bất tử.
Trong một bài phỏng vấn mới đây với LaPress.it, Canavero cho biết ông đã tìm được các nhà tài trợ về mặt tài chính cho dự án, nhiều bác sĩ và chuyên gia phẫu thuật sẵn sàng tham gia ca cấy ghép.
Theo Canavero, tiền được ủng hộ có nghĩa rằng có người thực sự tin tưởng dự án của ông. Ca phẫu thuật sẽ cần chi phí khoảng 10 triệu USD và 150 người, bao gồm bác sĩ và trợ lý.
Bác sĩ người Italy khẳng định phương pháp của ông sẽ là bước đi đầu tiên nhằm đạt được sự bất tử. "Chúng tôi đang tiến một bước gần hơn với mục tiêu kéo dài cuộc sống vô thời gian, vì khi có thể đưa một cơ thể mới cho người 80 tuổi, họ có thể sống thêm 40 năm", IB Times dẫn lời Canavero nói, tin tưởng rằng kỹ thuật sẽ hoàn thiện trong 5 năm, mang lại những kết quả không thể tượng tượng và thay đổi hoàn toàn câu chuyện của nhân loại.
Canavero khẳng định rằng trong vòng một năm, người được ghép đầu có thể nói và đi lại bình thường.
Theo quy trình, não của bệnh nhân được làm lạnh ở mức 10-15 độ C để kéo dài thời gian tồn tại của tế bào trong điều kiện không có oxy.
Với phẫu thuật ở người, cơ thể mới sẽ được lấy từ một người hiến tặng bị chết não nhưng thể trạng khỏe mạnh. Cả người hiến tặng và bệnh nhân cấy ghép đều sẽ bị cắt cụt đầu khỏi tủy sống cùng lúc, sử dụng một lưỡi dao siêu sắc để tạo ra vết cắt gọn ghẽ, hoàn hảo.
Đầu của bệnh nhân cấy ghép sau đó được gắn dính lên trên cơ thể người hiến tặng nhờ một chất giống keo mà bác sĩ Canavero gọi là "thành phần ma thuật". Chất có tên gọi là polyethylene glycol ấy sẽ nối liền hai đầu tủy sống với nhau.
Tiếp đó, các cơ và nguồn cung cấp máu cho bệnh nhân sẽ được khớp nối trước khi bệnh nhân được đưa vào trạng thái hôn mê khoảng 4 tuần để ngăn chúng dịch chuyển trong khi đầu và cơ thể đang liền với nhau.
Canavero tin rằng phương pháp trên sẽ thành công vì ông sử dụng một lưỡi dao rất sắc, hạn chế nguy cơ tổn thương tủy sống. (Thông thường, tổn thương này sẽ gây liệt).
Trong khi, theo lời bác sĩ người Italy, "rất khó đoán ai sẽ tài trợ. Có một yếu tố kỹ thuật bắt buộc, đó là cơ thể được ghép phải cùng chủng tộc với người được nhận".
"Nhiều cơ quan truyền thông nói chúng tôi chắc chắn sẽ thực hiện vụ này vào 2017, nhưng nó chỉ diễn ra nếu các bước trước đó suôn sẻ", bác sĩ Ren nói. Ông từ chối bình luận về việc ai tài trợ cho ca cấy ghép.
Bác sĩ Ren và đồng nghiệp người Italy Sergio Canavaro sẽ thực hiện ca cấy ghép dự kiến diễn ra ở đại học Y Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc. Trước sự chỉ trích của nhiều nhà đạo đức y khoa, Ren phản bác và trích lời một giáo sư đại học Havard rằng không có lý do nào để ngăn cản những sáng kiến táo bạo trong lĩnh vực y tế, nếu nó được chính phủ và các tổ chức pháp lý thông qua.
"Nếu một người sống với cơ thể lão hóa có thể thay mới bằng một thân thể khác, trẻ hơn và khỏe mạnh, não bộ bị thoái hóa của người đó cũng sẽ trẻ hơn nhờ thân thể mới, đồng nghĩa với việc người đó sẽ sống lâu hơn", Ren nói, khẳng định ca cấy ghép chắc chắn diễn ra.
Ngoài Valery Spiridonov, kỹ sư máy tính người Nga mắc bệnh teo cơ tủy sống, còn có ba người Trung Quốc nữa sẵn sàng làm bệnh nhân đầu tiên được cấy ghép, Ren cho biết.
Cấy ghép đầu thành công sẽ đem tới nhiều thay đổi đáng kể cho nhân loại và có thể cứu chữa nhiều bệnh nhân có cơ thể trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ Ren Xiaoping hôm qua tuyên bố với ECNS.
Nhiều bệnh nhân, những người bị ung thư giai đoạn cuối hoặc bị bệnh bẩm sinh, có cái đầu hoàn toàn khỏe mạnh nhưng lại mang một cơ thể đang chết dần. Nhiều người trong số họ qua đời vì vô phương cứu chữa, mà khoa học hiện đại không có cách nào cải thiện tình trạng của họ, Ren nói.
"Trách nhiệm và nghĩa vụ của một bác sĩ là gì? Anh cứu mạng người bệnh hay là không? Ở Mỹ, một nhóm các nhà khoa học đạo đức quan ngại về ca cấy ghép. Tuy nhiên, Spiridonov đã hỏi ngược lại rằng, liệu ông ta có phản đối không nếu như người bị bệnh teo cơ bẩm sinh là ông ta, chứ không phải Spiridonov", Ren nói.
Trả lời phỏng vấn đài tiếng nói Trung Quốc hôm 14/9, bác sĩ Ren cho biết các nhà khoa học nổi tiếng và có chuyên môn cao từ 10 trường đại học Trung Quốc và nước ngoài sẵn sàng hợp tác, bao gồm các nhà phẫu thuật của đại học Quân Y II, đại học Phúc Đán Thượng Hải, giáo sư đầu ngành về kỹ thuật cơ khí ở đại học Sư phạm Bắc Kinh, cùng nhiều đồng nghiệp Bắc Mỹ và châu Âu.
"Một ca phẫu thuật lớn như vậy không thể thành công nếu chỉ có một người. Nhiệm vụ của tôi là khởi động thật tốt cho dự án khổng lồ này, mà rất có thể thế hệ này chưa làm được", Ren nói.
"Nhưng chúng tôi xây dựng nền tảng cho những người kế cận, đẩy nhanh nó vào ứng dụng lâm sàng, đào tạo thế hệ trẻ và nâng cao uy tín của quốc gia (Trung Quốc) trên trường quốc tế".
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học còn nghi ngờ về cuộc đại phẫu này. Richard Borgens, giám đốc Trung tâm nghiên cứu bại liệt của Đại học Purdue, Mỹ, nhận định ý tưởng của Canavero không có tính đảm bảo. "Không có bằng chứng nào cho thấy sự kết nối giữa dây cột sống và não bộ sẽ khiến chức năng vận động hoặc cảm giác hoạt động hiệu quả sau khi đầu được ghép nối", ông nói.
Khi công nghệ y học chưa phát triển để có thể gắn lại một tủy sống bị cắt đứt thì nguy cơ của việc cấy ghép đầu là có thể khiến bệnh nhân bị liệt tứ chi. Hai rào cản lớn nhất là ngăn đào thải miễn dịch và giữ cho não sống khi bị cắt rời.
Hơn nữa, triển vọng về cấy ghép đầu người làm dấy lên nhiều vấn đề triết học và đạo đức. Nhân thân người đó thay đổi như thế nào, khi có một cơ thể mới? Ngay cả khi kỹ thuật cấy ghép hoàn thiện, chuyện một người có đầy đủ cơ quan khỏe mạnh hiến tặng để cứu giúp nhiều người khác là đúng hay sai?
Nam Anh (Tổng hợp)
Mới đây, ông Trịnh Hồng Sơn, PGĐ Bệnh viện Việt Đức cho biết, BV Việt Đức đang tìm những người bị liệt toàn thân nhưng não bộ hoàn toàn minh mẫn để có thể tham gia các ca ghép đầu. Các bộ não còn minh mẫn này sẽ được ghép với thân của người chết não.
Nếu có người ghép và khi thế giới đã thành công, ông Sơn cho biết có thể sẽ mời cả ê kíp thầy thuốc quốc tế tới thực hiện ca ghép tại Việt Nam.
Trước đó, Sergio Canavero, nhà giải phẫu học thần kinh Italy tuyên bố có thể thực hiện ca cấy ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. Ông cho rằng một ngày nào đó phương pháp này sẽ tạo ra sự bất tử.
Trong một bài phỏng vấn mới đây với LaPress.it, Canavero cho biết ông đã tìm được các nhà tài trợ về mặt tài chính cho dự án, nhiều bác sĩ và chuyên gia phẫu thuật sẵn sàng tham gia ca cấy ghép.
Sergio Canavero, nhà giải phẫu học thần kinh Italy tuyên bố có thể thực hiện ca cấy ghép đầu người |
Bác sĩ người Italy khẳng định phương pháp của ông sẽ là bước đi đầu tiên nhằm đạt được sự bất tử. "Chúng tôi đang tiến một bước gần hơn với mục tiêu kéo dài cuộc sống vô thời gian, vì khi có thể đưa một cơ thể mới cho người 80 tuổi, họ có thể sống thêm 40 năm", IB Times dẫn lời Canavero nói, tin tưởng rằng kỹ thuật sẽ hoàn thiện trong 5 năm, mang lại những kết quả không thể tượng tượng và thay đổi hoàn toàn câu chuyện của nhân loại.
Canavero khẳng định rằng trong vòng một năm, người được ghép đầu có thể nói và đi lại bình thường.
Theo quy trình, não của bệnh nhân được làm lạnh ở mức 10-15 độ C để kéo dài thời gian tồn tại của tế bào trong điều kiện không có oxy.
Với phẫu thuật ở người, cơ thể mới sẽ được lấy từ một người hiến tặng bị chết não nhưng thể trạng khỏe mạnh. Cả người hiến tặng và bệnh nhân cấy ghép đều sẽ bị cắt cụt đầu khỏi tủy sống cùng lúc, sử dụng một lưỡi dao siêu sắc để tạo ra vết cắt gọn ghẽ, hoàn hảo.
Đầu của bệnh nhân cấy ghép sau đó được gắn dính lên trên cơ thể người hiến tặng nhờ một chất giống keo mà bác sĩ Canavero gọi là "thành phần ma thuật". Chất có tên gọi là polyethylene glycol ấy sẽ nối liền hai đầu tủy sống với nhau.
Tiếp đó, các cơ và nguồn cung cấp máu cho bệnh nhân sẽ được khớp nối trước khi bệnh nhân được đưa vào trạng thái hôn mê khoảng 4 tuần để ngăn chúng dịch chuyển trong khi đầu và cơ thể đang liền với nhau.
Canavero tin rằng phương pháp trên sẽ thành công vì ông sử dụng một lưỡi dao rất sắc, hạn chế nguy cơ tổn thương tủy sống. (Thông thường, tổn thương này sẽ gây liệt).
Trong khi, theo lời bác sĩ người Italy, "rất khó đoán ai sẽ tài trợ. Có một yếu tố kỹ thuật bắt buộc, đó là cơ thể được ghép phải cùng chủng tộc với người được nhận".
"Nhiều cơ quan truyền thông nói chúng tôi chắc chắn sẽ thực hiện vụ này vào 2017, nhưng nó chỉ diễn ra nếu các bước trước đó suôn sẻ", bác sĩ Ren nói. Ông từ chối bình luận về việc ai tài trợ cho ca cấy ghép.
Bác sỹ Canavero và bác sỹ Ren. |
"Nếu một người sống với cơ thể lão hóa có thể thay mới bằng một thân thể khác, trẻ hơn và khỏe mạnh, não bộ bị thoái hóa của người đó cũng sẽ trẻ hơn nhờ thân thể mới, đồng nghĩa với việc người đó sẽ sống lâu hơn", Ren nói, khẳng định ca cấy ghép chắc chắn diễn ra.
Ngoài Valery Spiridonov, kỹ sư máy tính người Nga mắc bệnh teo cơ tủy sống, còn có ba người Trung Quốc nữa sẵn sàng làm bệnh nhân đầu tiên được cấy ghép, Ren cho biết.
Cấy ghép đầu thành công sẽ đem tới nhiều thay đổi đáng kể cho nhân loại và có thể cứu chữa nhiều bệnh nhân có cơ thể trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ Ren Xiaoping hôm qua tuyên bố với ECNS.
Nhiều bệnh nhân, những người bị ung thư giai đoạn cuối hoặc bị bệnh bẩm sinh, có cái đầu hoàn toàn khỏe mạnh nhưng lại mang một cơ thể đang chết dần. Nhiều người trong số họ qua đời vì vô phương cứu chữa, mà khoa học hiện đại không có cách nào cải thiện tình trạng của họ, Ren nói.
"Trách nhiệm và nghĩa vụ của một bác sĩ là gì? Anh cứu mạng người bệnh hay là không? Ở Mỹ, một nhóm các nhà khoa học đạo đức quan ngại về ca cấy ghép. Tuy nhiên, Spiridonov đã hỏi ngược lại rằng, liệu ông ta có phản đối không nếu như người bị bệnh teo cơ bẩm sinh là ông ta, chứ không phải Spiridonov", Ren nói.
Trả lời phỏng vấn đài tiếng nói Trung Quốc hôm 14/9, bác sĩ Ren cho biết các nhà khoa học nổi tiếng và có chuyên môn cao từ 10 trường đại học Trung Quốc và nước ngoài sẵn sàng hợp tác, bao gồm các nhà phẫu thuật của đại học Quân Y II, đại học Phúc Đán Thượng Hải, giáo sư đầu ngành về kỹ thuật cơ khí ở đại học Sư phạm Bắc Kinh, cùng nhiều đồng nghiệp Bắc Mỹ và châu Âu.
"Một ca phẫu thuật lớn như vậy không thể thành công nếu chỉ có một người. Nhiệm vụ của tôi là khởi động thật tốt cho dự án khổng lồ này, mà rất có thể thế hệ này chưa làm được", Ren nói.
"Nhưng chúng tôi xây dựng nền tảng cho những người kế cận, đẩy nhanh nó vào ứng dụng lâm sàng, đào tạo thế hệ trẻ và nâng cao uy tín của quốc gia (Trung Quốc) trên trường quốc tế".
Clip: Ca cấy ghép đầu người chấn động giới y khoa
Khi công nghệ y học chưa phát triển để có thể gắn lại một tủy sống bị cắt đứt thì nguy cơ của việc cấy ghép đầu là có thể khiến bệnh nhân bị liệt tứ chi. Hai rào cản lớn nhất là ngăn đào thải miễn dịch và giữ cho não sống khi bị cắt rời.
Hơn nữa, triển vọng về cấy ghép đầu người làm dấy lên nhiều vấn đề triết học và đạo đức. Nhân thân người đó thay đổi như thế nào, khi có một cơ thể mới? Ngay cả khi kỹ thuật cấy ghép hoàn thiện, chuyện một người có đầy đủ cơ quan khỏe mạnh hiến tặng để cứu giúp nhiều người khác là đúng hay sai?
Nam Anh (Tổng hợp)
Bình luận