(VTC News) - Liên quán đến việc công ty Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: "Những lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ chắc chắn sẽ có biện pháp bảo vệ chủ quyền".
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công thương diễn ra chiều 5/5, Thứ trưởng Bộ Công thương - Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công thương đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có ý kiến chính thức gửi Công ty Dầu khí hải dương (Trung Quốc), yêu cầu đưa giàn khoan ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Phía Bộ Ngoại giao cũng có ý kiến chính thức phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan bất hợp pháp vào vùng lãnh thổ, tài phán của Việt Nam.
"Sự kiện này không chỉ mới xảy ra ngày hôm nay, mà sau này rất có thể còn tiếp diễn. Đây là việc liên quan đến rất nhiều bộ ngành chứ không chỉ riêng Bộ Công thương hay Tập đoàn Dầu khí.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công thương diễn ra chiều 5/5, Thứ trưởng Bộ Công thương - Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công thương đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có ý kiến chính thức gửi Công ty Dầu khí hải dương (Trung Quốc), yêu cầu đưa giàn khoan ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Phía Bộ Ngoại giao cũng có ý kiến chính thức phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan bất hợp pháp vào vùng lãnh thổ, tài phán của Việt Nam.
981 được cho là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc |
Những lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam chắc chắc sẽ có những biện pháp để đảm bảo quyền lãnh thổ, quyền tài phán của Việt Nam, cũng như quyền kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp Việt trên lãnh thổ quốc gia", Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định.
>> Cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ: Trung Quốc đã tính toán kỹ
Trước đó, ngày 2/5 Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15 độ 29 phút vĩ độ bắc, 111 độ 12 phút kinh độ đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Ngày 4/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thư gửi chủ tịch và tổng giám đốc của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Châu Anh
Ngày 4/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thư gửi chủ tịch và tổng giám đốc của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Châu Anh
Bình luận