(VTC News) – Đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, đại diện Viện Kiểm sát đã giữ nguyên quan điểm truy tố, khẳng định các bị cáo phạm tội.
Sáng 30/5, phiên xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên tiếp tục diễn ra với phần đối đáp lại quan điểm luật sư bào chữa cho các bị cáo của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa.
Về hành vi kinh doanh trái phép thông qua 5 doanh nghiệp của bị cáo Kiên, Viện Kiểm sát căn cứ điều 3 luật đầu tư 2005 về định nghĩa đầu tư trái phép và điều 4 Luật Doanh nghiệp việc mua cổ phần cổ phiếu góp vốn vào doanh nghiệp khác là hoạt động kinh doanh. 5 doanh nghiệp của ông Kiên không đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh tài chính là mua bán cổ phần cổ phiếu, góp vốn vào doanh khác và cũng không đăng ký kê khai bổ sung. Trong khi đó, ngành này đã được mã hóa xếp vào nhóm ngành đầu 4, mã 64449, mã chức năng 644490.
Theo Nghị định 88 ngày 29/8, đối với những ngành kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân và trong hệ thống mã ngành thì cơ quan đăng ký kinh doanh ghi ngành đó vào giấy đăng ký kinh doanh và thông báo cho Tổng cục thống kê để bổ sung ngành mới. Do đó, Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo về tội kinh doanh tài chính qua 5 công ty trên.
Về việc kinh doanh trái phép của Kiên qua công ty Thiên Nam, Viện Kiểm sát cho rằng, công ty Thiên Nam không được cấp giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, do đó theo quy định tại điều 159 Bộ Luật hình sự, Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm về hành vi kinh doanh vàng trái phép thông qua Thiên Nam.
Về tội trốn thuế, Viện Kiểm sát cho rằng, công ty B&B ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với ACB. Tổng khối lượng giao dịch trạng thái vàng mua và bán, sau khi trừ chi phí vốn, phí ủy thác, thu lãi được hơn 100 tỷ.
Mặc dù có những lập luận của các Luật sư và bị cáo Kiên, Viện Kiểm sát vẫn thấy B&B không có đăng ký kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Cá nhân bà Nguyễn Thúy Hương cũng không có đăng ký kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài và không đăng ký kinh doanh vàng trong nước. Sau hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính của Hương với B&B, Hương không ký trực tiếp với ACB nhưng được hưởng 99% khoản lãi.
Hợp đồng này đúng pháp luật nhưng Viện Kiểm sát thấy theo Nghị quyết 32 đến hết tháng 6/2009, chưa có hướng dẫn thi hành nhưng B&B không kê khai đã chuyển 68 tỷ cho Hương. Hương chuyển lại số tiền này cho Kiên. Việc làm này trái quy định điều 27 Nghị định 100 quy định chi tiết 1 số điều luật thuế Thu nhập cá nhân và khấu trừ thuế.
Trong năm 2009 và 2010, B&B đã kê khai thuế nhưng không kê khai số tiền kinh doanh vàng phát sinh từ các hợp đồng trên. Giám định viên Bộ tài chính đã kết luận, thuế thu nhập doanh nghiệp của B&B là 25 tỷ. Do đó, đủ cơ sở kết luận bị cáo Kiên đã chỉ đạo Đặng Ngọc Lan ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với Hương để chuyển lợi nhuận của B&B cho Hương rồi Hương chuyển lại cho Kiên. Viện Kiểm sát kết luận bị cáo Kiên đã phạm tội trốn thuế.
Về tội lừa đảo, Viện Kiểm sát nêu quan điểm cho rằng công ty Hòa Phát có nói khi thỏa thuận chỉ bàn bạc chuyện giá cả, không biết việc 20 triệu cổ phiếu đã bị thế chấp. Căn cứ vào lời khai của các bị cáo và ông Long, ông Dương, ông Công và tài liệu thu thập được, có đủ cơ sở kết luận Kiên, Thanh, Yến đều phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Riêng bị cáo Kiên biết 20 triệu cổ phần bị thế chấp nhưng vẫn chỉ đạo Thanh chuyển nhượng cho Hòa Phát, bị truy tố và phù hợp. Với Yến, là kế toán trưởng của ACBI thì phải chịu trách nhiệm như quy định của pháp luật, Yến là đồng phạm với Kiên trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thanh, với vai trò là giám đốc ACBI, không làm hết chức năng nhiệm vụ, là đồng phạm với Kiên trong hành vi lừa đảo.
Đối với các quan điểm của Luật sư về vấn đề tách vụ án Huyền Như hay tạm đình chỉ điều tra với ông Giá…, công tố viên đều cho rằng những việc này đều đúng pháp luật.
“Vụ Huyền Như và vụ ông Kiên có sự liên quan nhưng những hành vi có tính độc lập tương tối nên việc tách rời là đúng pháp luật. Về quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị cáo Trần Xuân Giá thì chỉ đình chỉ với hành vi cố ý làm trái, là đúng pháp luật…
Tóm lại, trước các ý kiến bào chữa của luật sư, Viện Kiểm sát cho rằng luận tội đã phản ánh đúng diễn biến thực tế, không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” – công tố viên khẳng định.
Về hành vi mua cổ phiếu của ACB, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng việc HĐQT bàn việc mua cổ phiếu đã được bàn bạc rất sâu và cụ thể, giao cho Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo thực hiện.
Trong cuộc họp này cũng đã bàn đến cả yếu tố rủi ro, hạn mức giao cho ACBS. Nguyễn Đức Kiên khi khai trước tòa về việc mua cổ phiếu là với tư cách Chủ tịch HĐQT ACI và ACI-HN thể hiện sự đan xen rất phức tạp.
Trong việc cho KienLongBank, VietBank, tiền của ACB lại trở về ACB. Cơ quan công tố cho rằng ACI mượn tiền của ACB để mua chính cổ phiếu của ACB. Hoạt động này được thể hiện trong chính văn bản của ACI. Lời khai của các bị cáo cũng thừa nhận bản chất số tiền mua cổ phiếu ACB chính là của ACB. Các bị cáo cũng khai việc đặt lệnh mua là do bị cáo Kiên chỉ đạo. Các bị cáo cũng thừa nhận hậu quả. Về việc ACB khăng khăng cho rằng ACB không thiệt hại, đại diện VKS cho rằng đó là nhằm tránh tội cho các bị cáo.
Về việc ủy thác gửi tiền, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng thời điểm đó Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực. Các bị cáo liên quan đồng ý chủ trương ủy thác cho cá nhân đem tiền đi gửi là trái phép luật, không đúng với Luật các tổ chức tín dụng, trái với giấy phép hoạt động của ACB (chỉ được tiếp nhận ủy thác chứ không được ủy thác).
Quá trình cho vay cũng có nhiều sai phạm. Các nhân viên ACB không nắm được nghĩa vụ, trách nhiệm nào ngoài việc đến ký hợp đồng gửi tiền tại VietinBank mà chỉ thông qua Huỳnh Bảo Ngọc. Như vậy, ACB đã không làm đúng trách nhiệm. Hậu quả của việc làm trái này như Huyền Như đã thừa nhận là số tiền đã bị chiếm đoạt.
Như vậy, có thể khẳng định, chủ trương ủy thức gửi tiền không đúng quy định và số tiền đó đã bị Huyền Như chiếm đoạt. Và vì vậy, việc truy tố của Viện Kiểm sát là có căn cứ. Vai trò chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên là rõ ràng. Hành vi của Huyền Như đã bị truy tố trong vụ án khác nên tại tòa, cơ quan công tố không đề cập đến việc ai phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền này.
Sau phần đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát, các luật sư bào chữa cho các bị cáo tiếp tục nêu quan điểm của mình.
Nguyễn Dũng >> ĐỌC TIẾP... Sáng 30/5, phiên xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên tiếp tục diễn ra với phần đối đáp lại quan điểm luật sư bào chữa cho các bị cáo của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa.
Về hành vi kinh doanh trái phép thông qua 5 doanh nghiệp của bị cáo Kiên, Viện Kiểm sát căn cứ điều 3 luật đầu tư 2005 về định nghĩa đầu tư trái phép và điều 4 Luật Doanh nghiệp việc mua cổ phần cổ phiếu góp vốn vào doanh nghiệp khác là hoạt động kinh doanh. 5 doanh nghiệp của ông Kiên không đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh tài chính là mua bán cổ phần cổ phiếu, góp vốn vào doanh khác và cũng không đăng ký kê khai bổ sung. Trong khi đó, ngành này đã được mã hóa xếp vào nhóm ngành đầu 4, mã 64449, mã chức năng 644490.
Theo Nghị định 88 ngày 29/8, đối với những ngành kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân và trong hệ thống mã ngành thì cơ quan đăng ký kinh doanh ghi ngành đó vào giấy đăng ký kinh doanh và thông báo cho Tổng cục thống kê để bổ sung ngành mới. Do đó, Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo về tội kinh doanh tài chính qua 5 công ty trên.
Đại diện Viện Kiểm sát đối đáp quan điểm của luật sư sáng 30/5. |
Về việc kinh doanh trái phép của Kiên qua công ty Thiên Nam, Viện Kiểm sát cho rằng, công ty Thiên Nam không được cấp giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, do đó theo quy định tại điều 159 Bộ Luật hình sự, Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm về hành vi kinh doanh vàng trái phép thông qua Thiên Nam.
Về tội trốn thuế, Viện Kiểm sát cho rằng, công ty B&B ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với ACB. Tổng khối lượng giao dịch trạng thái vàng mua và bán, sau khi trừ chi phí vốn, phí ủy thác, thu lãi được hơn 100 tỷ.
Mặc dù có những lập luận của các Luật sư và bị cáo Kiên, Viện Kiểm sát vẫn thấy B&B không có đăng ký kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Cá nhân bà Nguyễn Thúy Hương cũng không có đăng ký kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài và không đăng ký kinh doanh vàng trong nước. Sau hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính của Hương với B&B, Hương không ký trực tiếp với ACB nhưng được hưởng 99% khoản lãi.
Hợp đồng này đúng pháp luật nhưng Viện Kiểm sát thấy theo Nghị quyết 32 đến hết tháng 6/2009, chưa có hướng dẫn thi hành nhưng B&B không kê khai đã chuyển 68 tỷ cho Hương. Hương chuyển lại số tiền này cho Kiên. Việc làm này trái quy định điều 27 Nghị định 100 quy định chi tiết 1 số điều luật thuế Thu nhập cá nhân và khấu trừ thuế.
Các bị cáo trước vành móng ngựa. |
Trong năm 2009 và 2010, B&B đã kê khai thuế nhưng không kê khai số tiền kinh doanh vàng phát sinh từ các hợp đồng trên. Giám định viên Bộ tài chính đã kết luận, thuế thu nhập doanh nghiệp của B&B là 25 tỷ. Do đó, đủ cơ sở kết luận bị cáo Kiên đã chỉ đạo Đặng Ngọc Lan ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với Hương để chuyển lợi nhuận của B&B cho Hương rồi Hương chuyển lại cho Kiên. Viện Kiểm sát kết luận bị cáo Kiên đã phạm tội trốn thuế.
Về tội lừa đảo, Viện Kiểm sát nêu quan điểm cho rằng công ty Hòa Phát có nói khi thỏa thuận chỉ bàn bạc chuyện giá cả, không biết việc 20 triệu cổ phiếu đã bị thế chấp. Căn cứ vào lời khai của các bị cáo và ông Long, ông Dương, ông Công và tài liệu thu thập được, có đủ cơ sở kết luận Kiên, Thanh, Yến đều phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Riêng bị cáo Kiên biết 20 triệu cổ phần bị thế chấp nhưng vẫn chỉ đạo Thanh chuyển nhượng cho Hòa Phát, bị truy tố và phù hợp. Với Yến, là kế toán trưởng của ACBI thì phải chịu trách nhiệm như quy định của pháp luật, Yến là đồng phạm với Kiên trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thanh, với vai trò là giám đốc ACBI, không làm hết chức năng nhiệm vụ, là đồng phạm với Kiên trong hành vi lừa đảo.
Đối với các quan điểm của Luật sư về vấn đề tách vụ án Huyền Như hay tạm đình chỉ điều tra với ông Giá…, công tố viên đều cho rằng những việc này đều đúng pháp luật.
“Vụ Huyền Như và vụ ông Kiên có sự liên quan nhưng những hành vi có tính độc lập tương tối nên việc tách rời là đúng pháp luật. Về quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị cáo Trần Xuân Giá thì chỉ đình chỉ với hành vi cố ý làm trái, là đúng pháp luật…
Tóm lại, trước các ý kiến bào chữa của luật sư, Viện Kiểm sát cho rằng luận tội đã phản ánh đúng diễn biến thực tế, không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” – công tố viên khẳng định.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói trước tòa rằng mình không phạm tội. |
Về hành vi mua cổ phiếu của ACB, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng việc HĐQT bàn việc mua cổ phiếu đã được bàn bạc rất sâu và cụ thể, giao cho Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo thực hiện.
Trong cuộc họp này cũng đã bàn đến cả yếu tố rủi ro, hạn mức giao cho ACBS. Nguyễn Đức Kiên khi khai trước tòa về việc mua cổ phiếu là với tư cách Chủ tịch HĐQT ACI và ACI-HN thể hiện sự đan xen rất phức tạp.
Trong việc cho KienLongBank, VietBank, tiền của ACB lại trở về ACB. Cơ quan công tố cho rằng ACI mượn tiền của ACB để mua chính cổ phiếu của ACB. Hoạt động này được thể hiện trong chính văn bản của ACI. Lời khai của các bị cáo cũng thừa nhận bản chất số tiền mua cổ phiếu ACB chính là của ACB. Các bị cáo cũng khai việc đặt lệnh mua là do bị cáo Kiên chỉ đạo. Các bị cáo cũng thừa nhận hậu quả. Về việc ACB khăng khăng cho rằng ACB không thiệt hại, đại diện VKS cho rằng đó là nhằm tránh tội cho các bị cáo.
Về việc ủy thác gửi tiền, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng thời điểm đó Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực. Các bị cáo liên quan đồng ý chủ trương ủy thác cho cá nhân đem tiền đi gửi là trái phép luật, không đúng với Luật các tổ chức tín dụng, trái với giấy phép hoạt động của ACB (chỉ được tiếp nhận ủy thác chứ không được ủy thác).
Quá trình cho vay cũng có nhiều sai phạm. Các nhân viên ACB không nắm được nghĩa vụ, trách nhiệm nào ngoài việc đến ký hợp đồng gửi tiền tại VietinBank mà chỉ thông qua Huỳnh Bảo Ngọc. Như vậy, ACB đã không làm đúng trách nhiệm. Hậu quả của việc làm trái này như Huyền Như đã thừa nhận là số tiền đã bị chiếm đoạt.
Như vậy, có thể khẳng định, chủ trương ủy thức gửi tiền không đúng quy định và số tiền đó đã bị Huyền Như chiếm đoạt. Và vì vậy, việc truy tố của Viện Kiểm sát là có căn cứ. Vai trò chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên là rõ ràng. Hành vi của Huyền Như đã bị truy tố trong vụ án khác nên tại tòa, cơ quan công tố không đề cập đến việc ai phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền này.
Sau phần đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát, các luật sư bào chữa cho các bị cáo tiếp tục nêu quan điểm của mình.
Bình luận