(VTC News) - Người dân xã Xá Lượng (Tương Dương - Nghệ An) làm cầu tạm bằng mét để qua sông, cầu dài 78m, rộng 1m và không có lan can. Mỗi lần qua đây, những người không biết bơi đều phải "nín thở".
Bản Khe Ngậu, xã Xá Lượng (huyện Tương Dương - Nghệ An) có 154 hộ và 686 khẩu, một trường mầm non và một trường tiểu học. Cuộc sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn do kinh tế phụ thuộc vào ruộng nương. Trước đây, dân bản muốn giao thương với bên ngoài chủ yếu bằng thuyền để vượt sông Nậm Mộ.
Đến tháng 10/2006, UBND huyện trích từ nguồn ngân sách bão lụt địa phương năm 2005 để xây chiếc cầu treo, chi phí hết hơn 474 triệu. Tháng 1/2007, người dân có cầu treo qua lại, ai ai cũng phấn khởi hẳn lên.
Tuy nhiên niềm vui ngắn chẳng tày gang, tháng 5/2011, trận mưa lũ đã cuốn trôi đi chiếc cầu treo, để lại mố cầu bằng bê tông nằm trần trụi. Bà con nay phải quay trở lại đi thuyền, rồi tự lấy các cây mét ghép lại với nhau thành cây cầu tạm bắc qua sông.
Bản Khe Ngậu, xã Xá Lượng (huyện Tương Dương - Nghệ An) có 154 hộ và 686 khẩu, một trường mầm non và một trường tiểu học. Cuộc sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn do kinh tế phụ thuộc vào ruộng nương. Trước đây, dân bản muốn giao thương với bên ngoài chủ yếu bằng thuyền để vượt sông Nậm Mộ.
Đến tháng 10/2006, UBND huyện trích từ nguồn ngân sách bão lụt địa phương năm 2005 để xây chiếc cầu treo, chi phí hết hơn 474 triệu. Tháng 1/2007, người dân có cầu treo qua lại, ai ai cũng phấn khởi hẳn lên.
Tuy nhiên niềm vui ngắn chẳng tày gang, tháng 5/2011, trận mưa lũ đã cuốn trôi đi chiếc cầu treo, để lại mố cầu bằng bê tông nằm trần trụi. Bà con nay phải quay trở lại đi thuyền, rồi tự lấy các cây mét ghép lại với nhau thành cây cầu tạm bắc qua sông.
Toàn cảnh con cầu tạm nhìn từ trên cao |
Cô Lang Thị Hồng - Trú ở thị trấn Hòa Bình (Tương Dương), giáo viên dạy lớp 4 Trường tiểu học Xá Lượng 2 cho biết: Sau khi cơn lốc năm 2011 xảy ra, nước lũ dâng cao cuốn trôi đi chiếc cầu treo, dân chuyển sang đi thuyền rất vất vả. Lên đúng giờ nhưng vẫn phải chờ rất lâu mới được qua sông. Khi nước cạn dân chuyển sang làm cầu tạm qua lại. Mặc dù có nguy hiểm nhưng thời gian đi lại của giáo viên và học sinh không bị chậm trễ.
Nhưng cô Hồng cũng tỏ ra băn khoăn, đi qua cầu này rất nguy hiểm, nếu chẳng may rơi xuống sông chỉ có chìm. Thời gian tới nước lũ dâng trên thượng Lào đổ về sẽ cuốn trôi cầu. Nếu nhà nước không ủng hộ chiếc cầu treo thì cả dân và cô trò sẽ đi lại phức tạp.
Nhưng cô Hồng cũng tỏ ra băn khoăn, đi qua cầu này rất nguy hiểm, nếu chẳng may rơi xuống sông chỉ có chìm. Thời gian tới nước lũ dâng trên thượng Lào đổ về sẽ cuốn trôi cầu. Nếu nhà nước không ủng hộ chiếc cầu treo thì cả dân và cô trò sẽ đi lại phức tạp.
Mỗi ngày có hàng trăm lượt qua lại trên con cầu tạm này, trong đó có các học sinh tiểu học |
Đem điều trăn trở của người dân trao đổi với ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng phòng Công thương huyện Tương Dương, ông Hải cho hay: Trước đây đã có cầu treo, sau khi bị sập thì chính quyền cũng đã đầu tư một chiếc thuyền trị giá 110 triệu. Đồng thời cử người có bằng, chứng chỉ để lái thuyền đưa dân qua sông. Nhưng người dân bản lại muốn làm cầu tạm mỗi lúc nước xuống.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên VTC News thì người dân không ai muốn sử dụng cầu tạm này. Nhưng đi thuyền thì họ không có tiền đổ xăng. Chính quyền chỉ cấp thuyền còn ai đi phải trả phí cho mỗi lần qua sông, trong khi đó, thu nhập dân bản không thể kham nổi.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên VTC News thì người dân không ai muốn sử dụng cầu tạm này. Nhưng đi thuyền thì họ không có tiền đổ xăng. Chính quyền chỉ cấp thuyền còn ai đi phải trả phí cho mỗi lần qua sông, trong khi đó, thu nhập dân bản không thể kham nổi.
Xem video người dân qua cầu tạm:
Hồng Thắng
Bình luận