Video: Người mẹ nhổ móng tay ra khỏi miệng của con mình
Sara Guidry, người mẹ hai con ở Larose, Louisiana, Mỹ này đã lấy một cái nhíp để nhổ nó ra và phát hiện rằng thứ nhỏ bẻ này thật ra là một mẩu mỏng tay.
Đoạn video ghi lại hình ảnh cô gắp ra khỏi miệng và trong các khoảng trống giữa răng của Kale 30 mẩu móng tay. Cô đã chia sẻ đoạn video này lên Facebook nhằm cảnh báo các bậc phụ huynh không để con của họ cắn móng tay, vì các nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể dẫn tới những vẫn đề về nha khoa.
Cô ấy viết rằng: “Các bác sĩ chưa từng thấy thứ gì tương tự như vậy. Họ nhận ra rằng Kale đã cắn móng tay và chơi với chúng bằng cách đẩy nó lên xuống trong miệng của mình. Móng tay sẽ đâm xuyên qua da và kẹt lại ở nơi nằm giữa răng sữa và răng vĩnh cửu. Đừng để con bạn cắn móng tay”.
Ngoài việc móng tay có thể bị kẹt lại trong lợi, cắn móng tay không là một hành động lành mạnh cho lắm.
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, thói quen xấu này có thể dẫn tới việc tổn hại mô nướu, khiến chúng bị rách, hư hỏng bởi các cạnh sắc nhọn của móng tay.
Nếu có vết bẩn hay vi khuẩn trên móng tay, nó còn làm làn truyền, phát tát sự lây lan của vi khuẩn trong miệng và ngược lại với nền móng tay.
Một tình trạng y học gọi là bruxism, là trạng thái nghiến răng được tìm thấy ở những người hay cắn móng tay.
Nhiều người cho rằng việc cắn móng tay không phải là quá ghê gớm cho tới khi họ cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ để điều trị cho việc nứt răng hay bị đau đầu một cách kinh khủng.
Một nghiên cứu về Tâm lý học thanh thiếu niên năm 2008 đã phát hiện ră rằng, trong số trẻ em cắn móng tay có tới 75% có vấn đề với chứng rối loạn hiếu động thái quá ở trẻ em. Trong đó 36% là rối loạn chống đối.
Mỗi người đều đưa ra một lý do khác nhau cho việc cắn móng tay. Một nhà tâm lý học đã nói rằng thói quen này có thể xuất phát bởi những cảm giác tiêu cực, stress và sự lo lắng.
Một số người chỉ coi việc cắn móng tay là thói quen, trong khi có những người lại coi nó là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoàn toàn. Tuy nhiên, không phải tất cả chuyên gia đều cho rằng cắn móng tay luôn là do tâm lý căng thẳng.
Một nghiên cứu của Canada năm 2015, thói quen cau mày trên thực tế lại là dấu hiệu của chủ nghĩa cầu toàn chứ không phải là sự lo lắng.
Trong các thử nghiệm, việc cắn móng tay bắt đầu khi người đó cảm thấy nản lòng và buồn chán, cả hai cảm xúc này đều gắn liền với những người theo chủ nghĩa cầu toàn.
Đối với hầu hết mọi người, cắn móng tay để lại hậu quả về vấn đề thẩm mỹ khi nó khiến móng tay trông không được đẹp và có thể gây chảy máu da.
Nó được coi là nghiệm trong khi thói quen này trở nên phá hoại, làm suy yếu việc sử dụng tay và lặp đi lặp lại sự nhiễm trùng.
Các bác sĩ khuyên rằng, những người có thói quen cắn móng tay, dựt tóc, nặn mụn trứng cá tới mức gây ảnh hưởng hư hại tới cơ thể cần được có sự trợ giúp về chuyên môn ngay lập tức.
Bình luận