Một đoạn video thú vị cho thấy toàn bộ quá trình mang thai và sự phát triển của bé trong bụng mẹ được tạo ra bởi Bảo tàng Khoa học và Công nghiệp Chicago.
Đoạn video đã miêu tả lại sự thay đổi trong cơ thể của một người phụ nữ. Theo đó, quá trình mang thai diễn ra trong khoảng 40 tuần với những sự thay đổi khác nhau.
Video: 25 giây tả quá trình mang thai và sự phát triển của bé trong bụng mẹ
Những tuần đầu, nhiều bà mẹ vẫn chưa thấy sự khác biệt nhưng mang thai tuần 5-8, bắt đầu lúc này người phụ nữ sẽ thấy dấu hiệu đau, căng tức ngực và đi tiểu thường xuyên hơn. Thai nhi đang phái triển.
Đến tuần thứ 8 của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi biểu hiện qua các bộ phận chính trong cơ thể bé cơ bản đã hình thành. Tình trạng ốm nghén và mệt mỏi có xu hướng gia tăng dần lên khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Tuần 9-12, thời gian này bé đã có thể chuyển động và thay đổi tư thế liên tục, tuy nhiên mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được. Thân hình của bé cũng duỗi thẳng ra hơn các bộ phận cũng đã hoàn chỉnh hơn, một số bộ phận đã đi vào hoạt động. Đến tuần thứ 11-12, bé đã bắt đầu biết học nuốt, đá chân, bộ phận sinh dục hình thành. Kết thúc tuần thứ 12 cũng là thời điểm đánh dấu sự phát triển của thai nhi.
Tuần 13-20: Vân tay, xương của bé dần cứng cáp, bé cũng cần nhiều canxi hơn, vì thế mẹ bầu cần chú ý tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi có chứa trong các thực phẩm như: cá ngừ, đậu nành, các loại hạt ngũ cốc, sữa chua, cam…. để bé yêu phát triển toàn diện hơn.
Tuần 20-24: Qua hình ảnh siêu âm có thể thấy hình dáng của bé giống như ở ngoài đời. Lúc này, chiều dài của bé sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng bù lại cân nặng của bé sẽ tăng mạnh. Não bộ của bé đã tương đối phát triển, bé có thể nhận biết được âm thanh và tiếng động bên ngoài. Lúc này nên nói chuyện hoặc cho bé nghe nhạc.
Tuần thứ 25-35: Sự phát triển thể chất của bé dần được hoàn thiện và chờ ngày ra đời. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 35 quan trọng và được chú ý nhất là bé bắt đầu xoay ngược, hướng đầu xuống dưới, một số bé gặp khó khăn trong quá trình này, bạn nên nhờ sự trợ giúp từ các bác sĩ.
Tuần 36-40: Đến giai đoạn này, hoạt động đáng chú ý nhất là đầu của bé đã hoàn toàn quay xuống dưới sẵn sàng cùng mẹ qua cơn vượt cạn. Nếu thấy các đốm máu, hoặc chảy máu thì nên lập tức đến bệnh viện, bởi đây là các dấu hiệu sắp sinh, rất có thể em bé sắp chào đời.
Bình luận