Mặc dù vẫn có tên trong danh sách các ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) nhưng tại Việt Nam, Viber được sử dụng cho gọi điện quốc tế nhiều hơn chứ không thuộc phân khúc thiên về SMS.
Trước khi khái niệm về OTT được phổ biến tại Việt Nam, những người có người thân, bạn bè, đồng nghiệp ở nước ngoài và thường xuyên liên lạc qua mạng quen thuộc với Viber bởi tính năng gọi quốc tế miễn phí. Ứng dụng này cũng ít được sử dụng để nhắn tin bởi người ta dùng Skype hoặc Yahoo Messenger phổ biến hơn.
Cũng vì thế, khi khái niệm OTT được phổ biến thì Viber có tên trong danh sách nhưng vẫn được hiểu là một ứng dụng gọi điện thoại quốc tế miễn phí trên nền Interntet.
Mặc dù có số lượng người dùng đăng ký khá đông nhưng lượng SMS chuyển qua Viber tại Việt Nam không cao. Trong lần công bố số liệu hiếm hoi vào hồi đầu năm, đại diện Viber cho biết có 8,5 triệu SMS chuyển qua ứng dụng này mỗi ngày khi số lượng người dùng là 3,5 triệu.
Như vậy một người dùng Viber chỉ gửi có hơn 2 tin nhắn mỗi ngày, mức độ tương tác rất thấp khi so với các OTT khác từ 8-10 tin nhắn mỗi ngày.
Tuy nhiên, do tập trung vào phân khúc gọi điện thoại quốc tế miễn phí nên Viber không có mức độ sử dụng thường xuyên như các OTT khác là Line, Zalo, Kakao Talk. Với tính năng SMS, người dùng có thể thấy rõ sự chênh lệch về đẳng cấp giữa các OTT như Line, Kakao Talk, Zalo và Viber.
Nếu như các OTT khác có thể nhắn tin thoại, dùng hình động, chat nhóm, chơi game qua SMS, vẽ hình khi gửi tin… thì Viber gần như chỉ dùng để nhắn text giống dịch vụ SMS của mạng di động. Chưa hết, tốc độ nhắn tin của Viber cũng chậm hơn khá nhiều so với các OTT khác bởi 2 lý do. Thứ nhất, do tập trung vào thoại nên tính năng SMS không được đầu tư phát triển mạnh. Thứ hai, không có đại diện ở Việt Nam, máy chủ đặt ở nước ngoài và không được tối ưu hóa với hạ tầng viễn thông Việt Nam khiến cho ứng dụng này không thể có tốc độ nhắn tin nhanh và ổn định.
Khác với các OTT như Zalo, Line, Kakao có đại diện ở VN và đặt máy chủ ở VN thì Viber hoàn toàn hoạt động từ nước ngoài. Rất nhiều người dùng nhận thấy sự chậm trễ đáng kể khi dùng SMS của Viber so với các OTT khác. Đây là chưa kể đến việc gọi điện thoại của Viber trong thời gian gần đây hay bị vang tiếng và đứt quãng “bất tử”.
Cũng vì thế, dù có số lượng người đăng ký cao hơn so với Zalo, Line, Kakao Talk nhưng Viber không được coi là ứng dụng đứng số 1 trong số các OTT đang cạnh tranh tại Việt Nam. Viber được định nghĩa đúng là một ứng dụng gọi điện thoại quốc tế miễn phí trên di động số 1 tại Việt Nam.
Tuy nhiên, dù là một ứng dụng OTT ở hàng top của thế giới nhưng tương lai của ứng dụng này tại Việt Nam ra sao vẫn còn là một dấu hỏi khi mà công ty sở hữu Viber không đầu tư vào đây, cũng không có những tùy biến sản phẩm phù hợp đủ mức cho việc sử dụng của người Việt Nam. Hơn hết, họ chưa có kế hoạch kinh doanh gì đáng kể để tìm nguồn tái đầu tư cho sản phẩm.
Những người đã quen thuộc dùng Viber vẫn có thể tiếp tục yêu thích ứng dụng này. Tuy nhiên, nếu chất lượng cuộc gọi và SMS tiếp tục bị chậm, rớt thường xuyên, lại không có những đổi mới về tính năng thì người dùng rất có thể sẽ chuyển qua những sự lựa chọn khác như Line, Kakao Talk hay Zalo.
Trước khi khái niệm về OTT được phổ biến tại Việt Nam, những người có người thân, bạn bè, đồng nghiệp ở nước ngoài và thường xuyên liên lạc qua mạng quen thuộc với Viber bởi tính năng gọi quốc tế miễn phí. Ứng dụng này cũng ít được sử dụng để nhắn tin bởi người ta dùng Skype hoặc Yahoo Messenger phổ biến hơn.
Mặc dù có số lượng người dùng đăng ký khá đông nhưng lượng SMS chuyển qua Viber tại Việt Nam không cao. Trong lần công bố số liệu hiếm hoi vào hồi đầu năm, đại diện Viber cho biết có 8,5 triệu SMS chuyển qua ứng dụng này mỗi ngày khi số lượng người dùng là 3,5 triệu.
Như vậy một người dùng Viber chỉ gửi có hơn 2 tin nhắn mỗi ngày, mức độ tương tác rất thấp khi so với các OTT khác từ 8-10 tin nhắn mỗi ngày.
Tuy nhiên, do tập trung vào phân khúc gọi điện thoại quốc tế miễn phí nên Viber không có mức độ sử dụng thường xuyên như các OTT khác là Line, Zalo, Kakao Talk. Với tính năng SMS, người dùng có thể thấy rõ sự chênh lệch về đẳng cấp giữa các OTT như Line, Kakao Talk, Zalo và Viber.
Nếu như các OTT khác có thể nhắn tin thoại, dùng hình động, chat nhóm, chơi game qua SMS, vẽ hình khi gửi tin… thì Viber gần như chỉ dùng để nhắn text giống dịch vụ SMS của mạng di động. Chưa hết, tốc độ nhắn tin của Viber cũng chậm hơn khá nhiều so với các OTT khác bởi 2 lý do. Thứ nhất, do tập trung vào thoại nên tính năng SMS không được đầu tư phát triển mạnh. Thứ hai, không có đại diện ở Việt Nam, máy chủ đặt ở nước ngoài và không được tối ưu hóa với hạ tầng viễn thông Việt Nam khiến cho ứng dụng này không thể có tốc độ nhắn tin nhanh và ổn định.
Khác với các OTT như Zalo, Line, Kakao có đại diện ở VN và đặt máy chủ ở VN thì Viber hoàn toàn hoạt động từ nước ngoài. Rất nhiều người dùng nhận thấy sự chậm trễ đáng kể khi dùng SMS của Viber so với các OTT khác. Đây là chưa kể đến việc gọi điện thoại của Viber trong thời gian gần đây hay bị vang tiếng và đứt quãng “bất tử”.
Cũng vì thế, dù có số lượng người đăng ký cao hơn so với Zalo, Line, Kakao Talk nhưng Viber không được coi là ứng dụng đứng số 1 trong số các OTT đang cạnh tranh tại Việt Nam. Viber được định nghĩa đúng là một ứng dụng gọi điện thoại quốc tế miễn phí trên di động số 1 tại Việt Nam.
Tuy nhiên, dù là một ứng dụng OTT ở hàng top của thế giới nhưng tương lai của ứng dụng này tại Việt Nam ra sao vẫn còn là một dấu hỏi khi mà công ty sở hữu Viber không đầu tư vào đây, cũng không có những tùy biến sản phẩm phù hợp đủ mức cho việc sử dụng của người Việt Nam. Hơn hết, họ chưa có kế hoạch kinh doanh gì đáng kể để tìm nguồn tái đầu tư cho sản phẩm.
Những người đã quen thuộc dùng Viber vẫn có thể tiếp tục yêu thích ứng dụng này. Tuy nhiên, nếu chất lượng cuộc gọi và SMS tiếp tục bị chậm, rớt thường xuyên, lại không có những đổi mới về tính năng thì người dùng rất có thể sẽ chuyển qua những sự lựa chọn khác như Line, Kakao Talk hay Zalo.
Theo Dân Việt
Bình luận