Việc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xếp hạng Việt Nam đứng thứ 12 dựa trên kết quả môn Toán và Khoa học đang được tranh luận sôi nổi. Phái hoài nghi cho rằng cần xem xét lại phương pháp luận của bản báo cáo. Phái hồ hởi thì nhấn mạnh đây là khẳng định chắc chắn về chất lượng giáo dục Việt Nam.
Tại sao việc nhìn nhận hệ thống giáo dục lại gây nhiều tranh cãi như vậy? Điều đơn giản vì chúng ta đã và đang nhìn giáo dục như là một thực thể đồng nhất mà chưa đánh giá chi tiết từng mặt của giáo dục để biết điểm yếu nhất là gì và cần khắc phục tại đâu.
Tháng 12/2013, OECD đưa ra đánh giá về chất lượng giáo dục ở độ tuổi 15, Việt Nam đạt ở mức độ khá cao với các mức tương ứng là 17/65; 19/65 và 8/65 cho ba môn Toán, Đọc hiểu và Khoa học.
Trong khi đó tại cùng danh sách đánh giá gồm 70 quốc gia, Việt Nam đứng ở vị trí 69/70 về GDP đầu người và 70/70 về chỉ số phát triển con người (HDI).
Mở rộng hơn theo kết quả báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội mới công bố, tỷ lệ thất nghiệp đối với sinh viên ra trường đã tăng hơn gấp đôi sau 4 năm từ 2010 đến 2014.
Những kết quả đầy mâu thuẫn đó cho thấy với việc đánh giá chất lượng giáo dục, chúng ta không thể phiến diện.
Nhìn nhận khách quan đánh giá của OECD cho thấy ở bậc THCS trở xuống, nền giáo dục hiện tại của Việt Nam đã làm khá tốt tại các môn Toán, Đọc hiểu và Khoa học. Sở dĩ vậy vì các môn này ở Việt Nam được coi là môn chính, được giảng dạy với thời lượng lớn hơn.
Nếu đánh giá thêm các môn Nghệ thuật, Lịch sử, Địa lý, Phát triển cá nhân thì kết quả chắc cũng sẽ khác. Các quốc gia OECD đang có các môn Khoa học xã hội phát triển nên thiếu quan tâm đến các môn Toán - Khoa học.
Chính vì vậy, những năm gần đây các quốc gia này đánh giá rất cao về các môn Toán - Khoa học. Nói cách khác đây là điểm yếu cần khắc phục của các quốc gia OECD.
Theo tâm lý học giáo dục độ tuổi dưới 15, sự chuyên biệt hóa chưa cao nên cách tổ chức giáo dục theo hướng đồng nhất của Việt Nam đáp ứng được khá tốt việc dạy và học.
Trong khi đó ở độ tuổi 16-19, phương thức tổ chức giáo dục ở Việt Nam hoàn toàn giống với nền giáo dục dưới 15 tuổi. Và tệ hại hơn, giáo dục đại học vẫn được lặp lại phương pháp này hay nhiều nhà giáo dục vẫn gọi là cấp 4.
Chính vì vậy khi đặt vấn đề cải cách giáo dục, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần xác định rõ ràng điểm yếu nhất của giáo dục nằm ở đâu và cần tập trung nguồn lực để giải quyết.
Trong nền giáo dục hiện tại có nhiều điểm tốt như hệ thống các trường chuyên như THPT Lê Hồng Phong tại TP HCM, THPT Hà Nội - Amsterdam Hà Nội hay các trường chuyên cấp tỉnh. Kể cả hệ thống chuyên từ cấp THCS cũng có những điểm tốt mà hiện nay còn rất ít do đã bị vội vã xóa bỏ.
Trong khi đó các điểm yếu nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ở bậc THPT lại ít được đề cập như một vấn đề riêng lẻ.
Kết quả đánh giá của OECD có tính khoa học và chính xác. Điều đó nói lên một điều là Việt Nam đang có hệ thống giáo dục trước 15 tuổi cho các môn Toán và Khoa học khá tốt.
Nhưng để phát triển toàn diện thì kết quả đó chưa phải là nền tảng vững chắc cho Việt Nam phát triển. Những môn về nhân văn rất cần thiết và khó đo đếm hơn như Nghệ thuật, Tư duy phản biện, Tư duy giải quyết vấn đề, Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm còn khá lạ lẫm trong các trường lớp Việt Nam.
Những môn học kỹ năng này được coi là nền tảng cho sự phát triển tương lai và còn được gọi là hệ kỹ năng thiết yếu thế kỷ 21.
Điểm yếu đó bộc lộ rõ khi ở cấp học THPT, đa phần học sinh Việt Nam vẫn có tư duy học tập thụ động bên cạnh một chương trình học cứng nhắc. Điều này không phù hợp cho việc phát triển nhân cách và là nền tảng bền vững để phát triển những công dân có khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Hay nói một cách khác, chúng ta đang có một ngôi nhà giáo dục. Trong ngôi nhà đó có bức tường THCS và nền móng tiểu học khá tốt, nhưng mái nhà THPT và đại học không được như vậy.
Các điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà cũng không được coi trọng. Vì vậy nếu nói rằng đó là ngôi nhà kém chất lượng và không có hồn thì cũng đúng. Nếu chúng ta chỉ đánh giá bức tường mà cho rằng đó là ngôi nhà tốt thì chưa toàn diện. Nhưng cho rẳng toàn bộ ngôi nhà cần phá bỏ vì quá tệ thì cũng chưa công bằng.
Điều cuối cùng, vượt trên mọi bảng đánh giá, cho dù có xếp hạng bao nhiêu thì nền giáo dục Việt Nam cũng vẫn là chính nền giáo dục Việt Nam ngày hôm qua cho dù hôm nay có được đánh giá thế nào? Vấn đề hệ quả của một nền giáo dục thiếu sức sống thế nào thì mọi người đều thấy rõ và Việt Nam vẫn cần nhanh chóng thay đổi để giáo dục thực sự là động lực của sự phát triển.
Đàm Quang Minh
Hiệu trưởng Đại học FPT
Nguồn: VnExpress
Tại sao việc nhìn nhận hệ thống giáo dục lại gây nhiều tranh cãi như vậy? Điều đơn giản vì chúng ta đã và đang nhìn giáo dục như là một thực thể đồng nhất mà chưa đánh giá chi tiết từng mặt của giáo dục để biết điểm yếu nhất là gì và cần khắc phục tại đâu.
TS Đàm Quang Minh. |
Tháng 12/2013, OECD đưa ra đánh giá về chất lượng giáo dục ở độ tuổi 15, Việt Nam đạt ở mức độ khá cao với các mức tương ứng là 17/65; 19/65 và 8/65 cho ba môn Toán, Đọc hiểu và Khoa học.
Trong khi đó tại cùng danh sách đánh giá gồm 70 quốc gia, Việt Nam đứng ở vị trí 69/70 về GDP đầu người và 70/70 về chỉ số phát triển con người (HDI).
Mở rộng hơn theo kết quả báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội mới công bố, tỷ lệ thất nghiệp đối với sinh viên ra trường đã tăng hơn gấp đôi sau 4 năm từ 2010 đến 2014.
Những kết quả đầy mâu thuẫn đó cho thấy với việc đánh giá chất lượng giáo dục, chúng ta không thể phiến diện.
Nhìn nhận khách quan đánh giá của OECD cho thấy ở bậc THCS trở xuống, nền giáo dục hiện tại của Việt Nam đã làm khá tốt tại các môn Toán, Đọc hiểu và Khoa học. Sở dĩ vậy vì các môn này ở Việt Nam được coi là môn chính, được giảng dạy với thời lượng lớn hơn.
Nếu đánh giá thêm các môn Nghệ thuật, Lịch sử, Địa lý, Phát triển cá nhân thì kết quả chắc cũng sẽ khác. Các quốc gia OECD đang có các môn Khoa học xã hội phát triển nên thiếu quan tâm đến các môn Toán - Khoa học.
Chính vì vậy, những năm gần đây các quốc gia này đánh giá rất cao về các môn Toán - Khoa học. Nói cách khác đây là điểm yếu cần khắc phục của các quốc gia OECD.
Theo tâm lý học giáo dục độ tuổi dưới 15, sự chuyên biệt hóa chưa cao nên cách tổ chức giáo dục theo hướng đồng nhất của Việt Nam đáp ứng được khá tốt việc dạy và học.
Trong khi đó ở độ tuổi 16-19, phương thức tổ chức giáo dục ở Việt Nam hoàn toàn giống với nền giáo dục dưới 15 tuổi. Và tệ hại hơn, giáo dục đại học vẫn được lặp lại phương pháp này hay nhiều nhà giáo dục vẫn gọi là cấp 4.
Chính vì vậy khi đặt vấn đề cải cách giáo dục, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần xác định rõ ràng điểm yếu nhất của giáo dục nằm ở đâu và cần tập trung nguồn lực để giải quyết.
Trong nền giáo dục hiện tại có nhiều điểm tốt như hệ thống các trường chuyên như THPT Lê Hồng Phong tại TP HCM, THPT Hà Nội - Amsterdam Hà Nội hay các trường chuyên cấp tỉnh. Kể cả hệ thống chuyên từ cấp THCS cũng có những điểm tốt mà hiện nay còn rất ít do đã bị vội vã xóa bỏ.
Trong khi đó các điểm yếu nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ở bậc THPT lại ít được đề cập như một vấn đề riêng lẻ.
Kết quả đánh giá của OECD có tính khoa học và chính xác. Điều đó nói lên một điều là Việt Nam đang có hệ thống giáo dục trước 15 tuổi cho các môn Toán và Khoa học khá tốt.
Nhưng để phát triển toàn diện thì kết quả đó chưa phải là nền tảng vững chắc cho Việt Nam phát triển. Những môn về nhân văn rất cần thiết và khó đo đếm hơn như Nghệ thuật, Tư duy phản biện, Tư duy giải quyết vấn đề, Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm còn khá lạ lẫm trong các trường lớp Việt Nam.
Những môn học kỹ năng này được coi là nền tảng cho sự phát triển tương lai và còn được gọi là hệ kỹ năng thiết yếu thế kỷ 21.
Điểm yếu đó bộc lộ rõ khi ở cấp học THPT, đa phần học sinh Việt Nam vẫn có tư duy học tập thụ động bên cạnh một chương trình học cứng nhắc. Điều này không phù hợp cho việc phát triển nhân cách và là nền tảng bền vững để phát triển những công dân có khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Hay nói một cách khác, chúng ta đang có một ngôi nhà giáo dục. Trong ngôi nhà đó có bức tường THCS và nền móng tiểu học khá tốt, nhưng mái nhà THPT và đại học không được như vậy.
Các điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà cũng không được coi trọng. Vì vậy nếu nói rằng đó là ngôi nhà kém chất lượng và không có hồn thì cũng đúng. Nếu chúng ta chỉ đánh giá bức tường mà cho rằng đó là ngôi nhà tốt thì chưa toàn diện. Nhưng cho rẳng toàn bộ ngôi nhà cần phá bỏ vì quá tệ thì cũng chưa công bằng.
Điều cuối cùng, vượt trên mọi bảng đánh giá, cho dù có xếp hạng bao nhiêu thì nền giáo dục Việt Nam cũng vẫn là chính nền giáo dục Việt Nam ngày hôm qua cho dù hôm nay có được đánh giá thế nào? Vấn đề hệ quả của một nền giáo dục thiếu sức sống thế nào thì mọi người đều thấy rõ và Việt Nam vẫn cần nhanh chóng thay đổi để giáo dục thực sự là động lực của sự phát triển.
Đàm Quang Minh
Hiệu trưởng Đại học FPT
Nguồn: VnExpress
Bình luận