Khi BT trở thành xu hướng
Thời gian vừa qua, hàng loạt dự án được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao, hay còn gọi là đổi đất lấy hạ tầng) không ngừng xuất hiện từ Nam ra Bắc, từ những thành phố trọng điểm đến các địa phương xa xôi.
Thống kê cho thấy, tại TP. HCM, chỉ từ tháng 4/2015 tới tháng 3/2016, UBND thành phố đã phê duyệt 11 dự án BT do các nhà đầu tư đề xuất. Tại Hà Nội, chỉ với 16 dự án đã và đang triển khai từ năm 2015 về trước, tổng mức đầu tư đã lên tới 28.874 tỷ đồng.
Theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu đầu tư về hạ tầng cơ sở tại Việt Nam hiên nay là rất lớn trong khi khả năng bố trí vốn ngân sách hạn chế nên việc áp dụng hình thức BT là điều tất yếu. Trong khi đó, với doanh nghiệp, sự hấp dẫn của BT chính là quỹ đất đối ứng sau khi hoàn thành dự án. Từ đó, BT trở thành xu hướng hấp dẫn với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn trên thị trường.
Tại Hà Nội và TP. HCM, không ít doanh nghiệp đua nhau đầu tư hàng loạt dự án theo hình thức này như Công ty CP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh với Dự án 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) với Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình hay Công ty CP Him Lam với Dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên, Hà Nội hay Công ty cổ phần Tasco với Dự án Xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương - Huyện Từ Liêm - TP Hà Nội…Cái tên Văn Phú – Invest cũng được nhắc đến nhiều bởi đã và đang thực hiện khá nhiều dự án BT tại TP HN và HCM. Không chỉ nổi tiếng với các dự án bất động sản mà còn với rất nhiều dự án hạ tầng đối ứng BT trên khắp cả nước.
Trong năm 2010, Văn Phú - Invest từng gây xôn xao thị trường khi ký hợp đồng xây mới Trường đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân của Bộ Công an tại Thuận Thành, Bắc Ninh theo hình thức BT. Chưa dừng lại tại đó, năm 2015, “ông lớn” này tiếp tục khiến nhiều người ngỡ ngàng với dự án xây dựng Trường Đại học Y tế cộng đồng với Bộ Y tế hay 5 tuyến đường kết nối các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông thuộc địa bàn các phường Văn Quán, Phúc La, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Dương Nội (quận Hà Đông) và 2 xã Đông La, La Phù (huyện Hoài Đức). (hậu cần trc y tế).
Trong khi tại Hà Nội, công ty này đang chuẩn bị thực hiện Dự án BT kết nối các khu đô thị quận Hà Đông thì tại TP.HCM, cái tên Văn Phú - Invest cũng góp mặt tại dự án đường kết nối Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa – Quốc lộ 1 (quận Thủ Đức) dài hơn 2,7 km, mặt đường rộng 67m cho 14 làn xe lưu thông.
Video: Sẽ đấu giá bất động sản của bầu Kiên
Ngoài ra, theo tìm hiểu của phóng viên, sắp tới, đơn vị này còn triển khai rất nhiều dự án BT khác, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Chẳng biết rằng các “đại gia” này thực sự đang toan tính điều gì nhưng theo phân tích của một số chuyên gia BĐS, không thể phủ nhận những tác động to lớn theo hướng “đôi bên cùng có lợi” mà các chủ đầu tư cùng với những dự án BT của mình mang lại.
Những cái “được” không thể phủ nhận
Lợi ích lớn nhất của các dự án BT có lẽ là những đóng góp quan trọng cho xã hội và cộng đồng, mà nếu không BT thì không dễ dàng để có thể thực hiện, đặc biệt là với những dự án phục vụ mục đích công.
Đơn cử như dự án trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân - một trong những dự án trọng điểm được thực hiện theo hình thức BT của Bộ Công an do Văn Phú – Invest làm chủ đầu tư. Khi đó, Văn Phú - Invest đã bỏ ra số vốn không hề nhỏ để xây dựng ngôi trường trên khuôn viên đất khoảng 26,3 ha tại Thuận Thành, Bắc Ninh.
Trường đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân là một trong những công trình xây dựng theo hình thứ BT rất thành công của Văn Phú - Invest
“Dự án được khởi công từ năm 2010 và bàn giao đi vào sử dụng từ năm 2012 đã giải quyết mối lo lắng rất lớn của nhà trường về hạ tầng cũng như cơ sở vật chất phục vụ việc đào tạo”, đại diện trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân cho biết.
Theo lãnh đạo Văn Phú – Invest, trong tương lai, đơn vị này sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án BT tương tự và chắc chắn rằng với bất kỳ dự án nào, Văn Phú – Invest cũng luôn đăt mục tiêu cân đối hài hoà lợi ích các bên lên hàng đầu.
Trong khi đó, với những dự án BT giao thông, hiệu quả dễ nhận thấy nhất khi mỗi dự án hoàn thành, đưa vào khai thác là đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, kết nối nhanh chóng, lưu thông hàng hóa thuận tiện, giảm ùn tắc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Công trình Cầu Thủ Thiêm 2 (TP.HCM) của “ông lớn” Đại Quang Minh là một trong những ví dụ điển hình. Theo đó, giới chuyên gia nhận định rằng dự án sau khi đưa vào sử dụng sẽ hình thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh cho khu Thủ Thiêm, không chỉ mang lại yếu tố giao thông thuận lợi mà còn góp phần thu hút các nhà đầu tư khác vào khu vực này.
Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ là một phần sức hấp dẫn của hình thức BT.
Trao đổi với TBKTSG xung quanh câu chuyện nhiều “đại gia” BĐS đổ xô sang làm các dự án BT, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cho biết hình thức đầu tư BT khiến nhà đầu tư quan tâm ở thời điểm này là do hình thức này ít rủi ro khi Nhà nước thay đổi cơ chế.
Hơn nữa, khi thực hiện dự án theo hình thức này, nhà đầu tư được nhà nước thanh toán ngay bằng quỹ đất rõ ràng về mặt pháp lý, do đó quá trình triển khai dự án của chủ đầu tư được đẩy nhanh, chi phí được giảm xuống, mang lại hiệu quả tối đa.
“Trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện BT thể hiện sự nhanh nhạy của doanh nghiệp. Kết quả là không ít doanh nghiệp đã trở nên lớn mạnh hơn nhờ BT. Tôi từng biết không ít doanh nghiệp nhờ việc thực hiện dự án theo hình thức BT này mà mấy năm trở lại đây doanh thu liên tục báo lãi. Không chỉ từ những giá trị gia tăng của các khu đất đổi lại mà còn bằng lợi nhuận của các dự án mà họ thực hiện được hưởng lợi từ chính các công trình BT ấy”, một chuyên gia hàng đầu nhận định.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, không khó để nhận thấy rằng, với hình thức BT, chính quyền cũng là người hưởng lợi khi có thể giảm bớt chi phí không nhỏ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng… Thay vào đó số tiền này sẽ được sử dụng vào các hoạt động phát triển kinh tế-văn hóa- xã hội khác.
Khi BT trở thành xu hướng
Thời gian vừa qua, hàng loạt dự án được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao, hay còn gọi là đổi đất lấy hạ tầng) không ngừng xuất hiện từ Nam ra Bắc, từ những thành phố trọng điểm đến các địa phương xa xôi.
Thống kê cho thấy, tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ từ tháng 4/2015 tới tháng 3/2016, UBND thành phố đã phê duyệt 11 dự án BT do các nhà đầu tư đề xuất. Tại Hà Nội, chỉ với 16 dự án đã và đang triển khai từ năm 2015 về trước, tổng mức đầu tư đã lên tới 28.874 tỷ đồng.
Theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu đầu tư về hạ tầng cơ sở tại Việt Nam hiên nay là rất lớn trong khi khả năng bố trí vốn ngân sách hạn chế nên việc áp dụng hình thức BT là điều tất yếu. Trong khi đó, với doanh nghiệp, sự hấp dẫn của BT chính là quỹ đất đối ứng sau khi hoàn thành dự án. Từ đó, BT trở thành xu hướng hấp dẫn với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn trên thị trường.
Tại Hà Nội và TP. HCM, không ít doanh nghiệp đua nhau đầu tư hàng loạt dự án theo hình thức này như Công ty CP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh với Dự án 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) với Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình hay Công ty CP Him Lam với Dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên, Hà Nội hay Công ty cổ phần Tasco với Dự án Xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương - Huyện Từ Liêm - TP Hà Nội…Cái tên Văn Phú – Invest cũng được nhắc đến nhiều bởi đã và đang thực hiện khá nhiều dự án BT tại TP HN và HCM. Không chỉ nổi tiếng với các dự án bất động sản mà còn với rất nhiều dự án hạ tầng đối ứng BT trên khắp cả nước.
Trong năm 2010, Văn Phú - Invest từng gây xôn xao thị trường khi ký hợp đồng xây mới Trường đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân của Bộ Công an tại Thuận Thành, Bắc Ninh theo hình thức BT. Chưa dừng lại tại đó, năm 2015, “ông lớn” này tiếp tục khiến nhiều người ngỡ ngàng với dự án xây dựng Trường Đại học Y tế cộng đồng với Bộ Y tế hay 5 tuyến đường kết nối các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông thuộc địa bàn các phường Văn Quán, Phúc La, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Dương Nội (quận Hà Đông) và 2 xã Đông La, La Phù (huyện Hoài Đức). (hậu cần trc y tế).
Trong khi tại Hà Nội, công ty này đang chuẩn bị thực hiện Dự án BT kết nối các khu đô thị quận Hà Đông thì tại TP.HCM, cái tên Văn Phú - Invest cũng góp mặt tại dự án đường kết nối Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa – Quốc lộ 1 (quận Thủ Đức) dài hơn 2,7 km, mặt đường rộng 67m cho 14 làn xe lưu thông.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của phóng viên, sắp tới, đơn vị này còn triển khai rất nhiều dự án BT khác, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Chẳng biết rằng các “đại gia” này thực sự đang toan tính điều gì nhưng theo phân tích của một số chuyên gia BĐS, không thể phủ nhận những tác động to lớn theo hướng “đôi bên cùng có lợi” mà các chủ đầu tư cùng với những dự án BT của mình mang lại.
Những cái “được” không thể phủ nhận
Lợi ích lớn nhất của các dự án BT có lẽ là những đóng góp quan trọng cho xã hội và cộng đồng, mà nếu không BT thì không dễ dàng để có thể thực hiện, đặc biệt là với những dự án phục vụ mục đích công.
Đơn cử như dự án trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân - một trong những dự án trọng điểm được thực hiện theo hình thức BT của Bộ Công an do Văn Phú – Invest làm chủ đầu tư. Khi đó, Văn Phú - Invest đã bỏ ra số vốn không hề nhỏ để xây dựng ngôi trường trên khuôn viên đất khoảng 26,3 ha tại Thuận Thành, Bắc Ninh.
Trường đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân là một trong những công trình xây dựng theo hình thứ BT rất thành công của Văn Phú - Invest
“Dự án được khởi công từ năm 2010 và bàn giao đi vào sử dụng từ năm 2012 đã giải quyết mối lo lắng rất lớn của nhà trường về hạ tầng cũng như cơ sở vật chất phục vụ việc đào tạo”, đại diện trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân cho biết.
Theo lãnh đạo Văn Phú – Invest, trong tương lai, đơn vị này sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án BT tương tự và chắc chắn rằng với bất kỳ dự án nào, Văn Phú – Invest cũng luôn đăt mục tiêu cân đối hài hoà lợi ích các bên lên hàng đầu.
Trong khi đó, với những dự án BT giao thông, hiệu quả dễ nhận thấy nhất khi mỗi dự án hoàn thành, đưa vào khai thác là đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, kết nối nhanh chóng, lưu thông hàng hóa thuận tiện, giảm ùn tắc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Công trình Cầu Thủ Thiêm 2 (TP.HCM) của “ông lớn” Đại Quang Minh là một trong những ví dụ điển hình. Theo đó, giới chuyên gia nhận định rằng dự án sau khi đưa vào sử dụng sẽ hình thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh cho khu Thủ Thiêm, không chỉ mang lại yếu tố giao thông thuận lợi mà còn góp phần thu hút các nhà đầu tư khác vào khu vực này.
Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ là một phần sức hấp dẫn của hình thức BT.
Dự án đường kết nối Phạm Văn Đồng - Gò Dưa – Quốc lộ 1 (quận Thủ Đức) được Văn Phú – Invest thực hiện theo hình thức BT
Trao đổi với TBKTSG xung quanh câu chuyện nhiều “đại gia” BĐS đổ xô sang làm các dự án BT, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cho biết hình thức đầu tư BT khiến nhà đầu tư quan tâm ở thời điểm này là do hình thức này ít rủi ro khi Nhà nước thay đổi cơ chế.
Hơn nữa, khi thực hiện dự án theo hình thức này, nhà đầu tư được nhà nước thanh toán ngay bằng quỹ đất rõ ràng về mặt pháp lý, do đó quá trình triển khai dự án của chủ đầu tư được đẩy nhanh, chi phí được giảm xuống, mang lại hiệu quả tối đa.
“Trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện BT thể hiện sự nhanh nhạy của doanh nghiệp. Kết quả là không ít doanh nghiệp đã trở nên lớn mạnh hơn nhờ BT. Tôi từng biết không ít doanh nghiệp nhờ việc thực hiện dự án theo hình thức BT này mà mấy năm trở lại đây doanh thu liên tục báo lãi. Không chỉ từ những giá trị gia tăng của các khu đất đổi lại mà còn bằng lợi nhuận của các dự án mà họ thực hiện được hưởng lợi từ chính các công trình BT ấy”, một chuyên gia hàng đầu nhận định.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, không khó để nhận thấy rằng, với hình thức BT, chính quyền cũng là người hưởng lợi khi có thể giảm bớt chi phí không nhỏ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng… Thay vào đó số tiền này sẽ được sử dụng vào các hoạt động phát triển kinh tế-văn hóa- xã hội khác.
Bình luận