Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu 11 tháng năm 2015 ước đạt 45,1 tỷ USD.
Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, tính riêng 11 tháng năm 2015 tỷ lệ này tăng 11%. Thị trường Trung Quốc có kim ngạch nhập khẩu gấp đôi so với thị trường Hàn Quốc trong khi đây là nước đứng thứ hai trong top các nước nhập khẩu nhiều vào Việt Nam với 25,6 tỷ USD (trong 11 tháng năm nay).
Các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu các mặt hàng phục vụ sản xuất, gia công, lắp ráp trong nước như máy móc thiết bị, dụng cụ điện tử, máy tính và linh kiện điện thoại các loại và linh kiện vải nguyên phụ liệu dệt may, giày dép, sợi, giấy, sắt thép các loại…
Vì sao Trung Quốc xuất khẩu nhiều vào Việt Nam?
Theo Cục phó Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) Nguyễn Phương Nam gần đây Trung Quốc có tình trạng nền kinh tế sản xuất thừa, hàng hóa trong nước cung vượt cầu, doanh nghiệp buộc phải tìm cách tiêu thụ sản phẩm ở thị trường ngoài nước. Đi cùng với tình trạng dư thừa hàng hóa ấy là chính sách giảm thuế xuất khẩu của Trung Quốc khiến doanh nghiệp có lợi trong xuất khẩu ra thế giới.
Ông Nam cho biết, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của hàng hóa Trung Quốc bởi trong khi các nước đều áp dụng các biện pháp phòng vệ khốc liệt, đặc biệt là Mỹ khiến Trung Quốc gặp khó khăn buộc phải chạy sang các thị trường dễ thở hơn, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một trong số ít các nước ít áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khiến hàng hóa trong nước gặp khó khăn trong cạnh tranh và nền kinh tế chịu nhiều thiệt thòi, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Biểu hiện điển hình của khó khăn ấy chính là việc Trung Quốc xuất khẩu thép vào Việt Nam ồ ạt vào Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp Việt lao đao.
Thép Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam được hoàn thuế giá trị gia tăng từ 9-13%, điều này khiến hàng Trung Quốc hưởng lợi về giá bán cộng với tiểu xảo thép xây dựng đội lốt thép hợp kim khiến doanh nghiệp thép Trung Quốc bán được giá rẻ (sang Việt Nam thép hợp kim được đánh thuế 0%).
Không chỉ có ngành thép, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam cũng đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc. Theo lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh, sợi, giấy, nhựa cũng gặp mối đe dọa tương tự như thép trong thời gian tới.
Đặc biệt khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc đi vào có hiệu lực, hàng Trung Quốc sẽ vào Việt Nam ồ ạt hơn, doanh nghiệp nội đứng trước nhiều nguy cơ thua trên chính thị trường của mình.
Sử dụng nhiều biện pháp tự vệ, phòng vệ thương mại là điều doanh nghiệp Việt nên làm trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Nhưng biện pháp ấy phần lớn doanh nghiệp Việt còn mơ hồ. Doanh nghiệp sẽ thua cuộc khi không trang bị cho mình "vũ khí" để đi trong thương trường.
Theo Bộ Công Thương từ năm 2004 đã có các quy định về phòng vệ thương mại, nhưng đến nay chỉ có 2 biện pháp tự vệ được áp dụng là dầu ăn và tôm nước ấm.
Nguồn: NDH
Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, tính riêng 11 tháng năm 2015 tỷ lệ này tăng 11%. Thị trường Trung Quốc có kim ngạch nhập khẩu gấp đôi so với thị trường Hàn Quốc trong khi đây là nước đứng thứ hai trong top các nước nhập khẩu nhiều vào Việt Nam với 25,6 tỷ USD (trong 11 tháng năm nay).
Các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu các mặt hàng phục vụ sản xuất, gia công, lắp ráp trong nước như máy móc thiết bị, dụng cụ điện tử, máy tính và linh kiện điện thoại các loại và linh kiện vải nguyên phụ liệu dệt may, giày dép, sợi, giấy, sắt thép các loại…
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong 11 tháng chủ yếu từ Trung Quốc |
Vì sao Trung Quốc xuất khẩu nhiều vào Việt Nam?
Theo Cục phó Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) Nguyễn Phương Nam gần đây Trung Quốc có tình trạng nền kinh tế sản xuất thừa, hàng hóa trong nước cung vượt cầu, doanh nghiệp buộc phải tìm cách tiêu thụ sản phẩm ở thị trường ngoài nước. Đi cùng với tình trạng dư thừa hàng hóa ấy là chính sách giảm thuế xuất khẩu của Trung Quốc khiến doanh nghiệp có lợi trong xuất khẩu ra thế giới.
Ông Nam cho biết, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của hàng hóa Trung Quốc bởi trong khi các nước đều áp dụng các biện pháp phòng vệ khốc liệt, đặc biệt là Mỹ khiến Trung Quốc gặp khó khăn buộc phải chạy sang các thị trường dễ thở hơn, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một trong số ít các nước ít áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khiến hàng hóa trong nước gặp khó khăn trong cạnh tranh và nền kinh tế chịu nhiều thiệt thòi, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Biểu hiện điển hình của khó khăn ấy chính là việc Trung Quốc xuất khẩu thép vào Việt Nam ồ ạt vào Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp Việt lao đao.
Thép Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam được hoàn thuế giá trị gia tăng từ 9-13%, điều này khiến hàng Trung Quốc hưởng lợi về giá bán cộng với tiểu xảo thép xây dựng đội lốt thép hợp kim khiến doanh nghiệp thép Trung Quốc bán được giá rẻ (sang Việt Nam thép hợp kim được đánh thuế 0%).
Không chỉ có ngành thép, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam cũng đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc. Theo lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh, sợi, giấy, nhựa cũng gặp mối đe dọa tương tự như thép trong thời gian tới.
Đặc biệt khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc đi vào có hiệu lực, hàng Trung Quốc sẽ vào Việt Nam ồ ạt hơn, doanh nghiệp nội đứng trước nhiều nguy cơ thua trên chính thị trường của mình.
Sử dụng nhiều biện pháp tự vệ, phòng vệ thương mại là điều doanh nghiệp Việt nên làm trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Nhưng biện pháp ấy phần lớn doanh nghiệp Việt còn mơ hồ. Doanh nghiệp sẽ thua cuộc khi không trang bị cho mình "vũ khí" để đi trong thương trường.
Theo Bộ Công Thương từ năm 2004 đã có các quy định về phòng vệ thương mại, nhưng đến nay chỉ có 2 biện pháp tự vệ được áp dụng là dầu ăn và tôm nước ấm.
Nguồn: NDH
Bình luận