Theo Tal Inbar, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu vũ trụ của Viện Nghiên cứu Chiến lược Không gian và Vũ trụ Fisher, động thái mới này của Triều Tiên trên đất Nhật giống như một điểm tựa Archimedes.
"Nếu không bên nào đưa ra phản ứng rõ ràng, chúng ta sẽ sớm phải chứng kiến thêm những vụ thử nghiệm mới", ông Tal khẳng định.
Cùng quan điểm với nhà phân tích này, giới quan sát cho rằng Triều Tiên qua vụ thử nghiệm mới đây đã gửi đi một thông điệp hết sức rõ ràng.
"Họ muốn cho chúng ta thấy rằng họ vẫn sẽ tiếp tục chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân bất chấp sức ép từ cộng đồng quốc tế", chuyên gia thuộc tổ chức Carnegie Endowment for International Peace cho hay. Triều Tiên theo đó cũng đang muốn chứng minh rằng việc dùng Trung Quốc hay sử dụng các biện pháp ngoại giao với họ đều không có tác dụng.
Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là Triều Tiên vì sao lại chọn Nhật Bản chứ không phải là đảo Guam của Mỹ như từng đe dọa cách đây vài tuần?
Video: Hành động này của ông Kim Jong-un suýt khiến tên lửa nổ tung trước khi rời bệ phóng
Kim Yong-hyun, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Dongguk, Seoul nhận định: "Đó là một quyết định khó khăn cho Bình Nhưỡng khi phải lựa chọn bắn tên lửa về Nhật Bản hay đảo Guam. Cuối cùng, họ chọn Nhật Bản bởi họ muốn chứng minh có đủ sức phóng tên lửa tới Guam nhưng đã không làm vậy".
Ông Kim cho rằng Bình Nhưỡng thừa hiểu hệ quả khủng khiếp nếu họ chọn Guam, phương án có thể gây ra một sự khiêu khích chưa từng thấy với Mỹ.
Trong khi đó, Robert Kelly, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Pusan cho rằng: "Nếu Triều Tiên bắn tên lửa về gần đảo Guam như họ nói, Tổng thống Trump chắc chắn sẽ có rất nhiều việc phải làm. Nhưng bởi đó là Nhật Bản, Tokyo đã vô tình tạo cho ông Trump một lối thoát".
Bình luận