Hiện tại có đến 5 “đại gia” muốn mua lại Big C VN. Như vậy rõ ràng Big C là “miếng bánh ngon”. Vậy tại sao Tập đoàn Casino lại muốn từ bỏ?
Mới đây Massan và Saigon Co.op tham gia vào cuộc đua mua lại Big C VN bên cạnh các tập đoàn lớn của nước ngoài là Lotte Group (Hàn Quốc), Central Group, TCC Holding (cùng của Thái Lan).
Đóng thuế nhiều
Ngày 17/3, Hệ thống siêu thị Big C tổ chức lễ ra mắt Trung tâm thương mại Big C Thăng Long. Big C Thăng Long ra mắt trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới sau một thời gian đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc Quan hệ Công chúng Big C VN cho biết: Tổng diện tích Big C Thăng Long gần 30.000 m2, trong đó hơn 9.000 m2 để kinh doanh siêu thị, phần còn lại cho các dịch vụ tiện ích, vui chơi giải trí khác. “Đây là một siêu thị hiện đại kiểu mẫu của hệ thống Big C hiện nay”, ông Nguyên nói.
Ngoài Big C Thăng Long mới được đưa vào khai thác trở lại, Big C VN đang làm việc với các cơ quan quản lý thành phố Đà Nẵng, để chuẩn bị ra mắt Trung tâm thương mại và Đại siêu thị Big C thứ hai tại đây vào năm 2017.
Big C hiện là một trong số các hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam với tổng cộng 32 siêu thị, trong đó có đến 8 siêu thị tại TP.HCM.
Hệ thống siêu thị Big C tại VN thật sự làm ăn hiệu quả khi nhiều đơn vị thành viên của hệ thống này nhiều năm liền lọt vào danh sách V1000 - Top 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất VN do Tổng cục Thuế công bố như: Big C Thăng Long (EBT) và Big C An Lạc (EBA). Năm 2015, 2 siêu thị trên cùng với Big C Đồng Nai lần lượt đứng ở các vị trí 5, 7 và 8 trên bảng xếp hạng V1000.
Năm 2015, Big C An Lạc được UBND TP.HCM vinh danh trong Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố; có thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp cũng như có những đóng góp tích cực cho cộng đồng thông qua các chương trình thiện nguyện xã hội.
Cắt cành, cứu cây
Những dẫn chứng trên cho thấy hệ thống siêu thị Big C tại VN đang “ăn nên làm ra”. Thị trường bán lẻ VN được đánh giá là rất tiềm năng với tổng doanh số khoảng 110 tỉ USD và nhiều đại gia hàng đầu thế giới muốn vào VN chia phần. Vậy tại sao Casino lại muốn bán đi “con gà đẻ trứng vàng”?
Trong thông cáo của mình, Casino cho biết muốn bán một phần tài sản để trả nợ.
Một số chuyên gia phân tích: Thông thường rơi vào hoàn cảnh như Casino người ta sẽ bán những “nhánh” làm ăn không hiệu quả hoặc đóng góp ít vào tổng doanh thu của công ty mẹ. Trường hợp của Big C VN nhiều khả năng rơi vào giả thuyết thứ hai.
Thực tế dù đang phát triển tốt nhưng doanh thu mà Big C VN mang về cho Casino chỉ trong khoảng 2% tổng doanh thu của tập đoàn này. Chính vì vậy Big C VN là một “cành cây” mà Casino buộc phải “cắt tỉa”.
Bán Big C VN vào lúc này cũng là lựa chọn khôn ngoan vì thị trường bán lẻ hiện đại VN đang phát triển tốt và giá trị vô hình, giá trị thương hiệu của Big C là rất lớn.
Nguồn: Thanh niên
Mới đây Massan và Saigon Co.op tham gia vào cuộc đua mua lại Big C VN bên cạnh các tập đoàn lớn của nước ngoài là Lotte Group (Hàn Quốc), Central Group, TCC Holding (cùng của Thái Lan).
Đóng thuế nhiều
Ngày 17/3, Hệ thống siêu thị Big C tổ chức lễ ra mắt Trung tâm thương mại Big C Thăng Long. Big C Thăng Long ra mắt trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới sau một thời gian đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Tại sao Tập đoàn Casino lại muốn từ bỏ?- Ảnh: Chí Nhân |
Ngoài Big C Thăng Long mới được đưa vào khai thác trở lại, Big C VN đang làm việc với các cơ quan quản lý thành phố Đà Nẵng, để chuẩn bị ra mắt Trung tâm thương mại và Đại siêu thị Big C thứ hai tại đây vào năm 2017.
Big C hiện là một trong số các hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam với tổng cộng 32 siêu thị, trong đó có đến 8 siêu thị tại TP.HCM.
Hệ thống siêu thị Big C tại VN thật sự làm ăn hiệu quả khi nhiều đơn vị thành viên của hệ thống này nhiều năm liền lọt vào danh sách V1000 - Top 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất VN do Tổng cục Thuế công bố như: Big C Thăng Long (EBT) và Big C An Lạc (EBA). Năm 2015, 2 siêu thị trên cùng với Big C Đồng Nai lần lượt đứng ở các vị trí 5, 7 và 8 trên bảng xếp hạng V1000.
Năm 2015, Big C An Lạc được UBND TP.HCM vinh danh trong Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố; có thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp cũng như có những đóng góp tích cực cho cộng đồng thông qua các chương trình thiện nguyện xã hội.
Cắt cành, cứu cây
Những dẫn chứng trên cho thấy hệ thống siêu thị Big C tại VN đang “ăn nên làm ra”. Thị trường bán lẻ VN được đánh giá là rất tiềm năng với tổng doanh số khoảng 110 tỉ USD và nhiều đại gia hàng đầu thế giới muốn vào VN chia phần. Vậy tại sao Casino lại muốn bán đi “con gà đẻ trứng vàng”?
Trong thông cáo của mình, Casino cho biết muốn bán một phần tài sản để trả nợ.
Một số chuyên gia phân tích: Thông thường rơi vào hoàn cảnh như Casino người ta sẽ bán những “nhánh” làm ăn không hiệu quả hoặc đóng góp ít vào tổng doanh thu của công ty mẹ. Trường hợp của Big C VN nhiều khả năng rơi vào giả thuyết thứ hai.
Thực tế dù đang phát triển tốt nhưng doanh thu mà Big C VN mang về cho Casino chỉ trong khoảng 2% tổng doanh thu của tập đoàn này. Chính vì vậy Big C VN là một “cành cây” mà Casino buộc phải “cắt tỉa”.
Bán Big C VN vào lúc này cũng là lựa chọn khôn ngoan vì thị trường bán lẻ hiện đại VN đang phát triển tốt và giá trị vô hình, giá trị thương hiệu của Big C là rất lớn.
Nguồn: Thanh niên
Bình luận