Theo Sputnik, trong tình hình căng thẳng vũ khí hạt nhân trở nên đáng chú ý gần đây, các bên chủ trương không phổ biến vũ khí hạt nhân kêu gọi Thượng viện Mỹ phê chuẩn CTBT.
Có 6 trong số 9 quốc gia hạt nhân vẫn chưa thông qua CTBT là Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Pakistan và Mỹ. Chỉ có Pháp, Nga và Anh là những nước đã kí và phê chuẩn hiệp ước, trong khi đó, hiệp ước chỉ có hiệu lực khi được tất cả 44 nước đang sở hữu hoặc nghiên cứu năng lượng hạt nhân cùng phê chuẩn.
Han Blix, người từng đứng đầu Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA tỏ ra hoài nghi về việc Mỹ sẽ thông qua hiệp ước này vì Washington luôn muốn giữ sự tự do hành động. Ông Blix từng thúc đẩy Thượng viện Mỹ phê chuẩn hiệp ước sau khi cựu Tổng thống Bill Clinton đã kí tên.
Phát biểu ngày 18/10, Blix cho rằng cấm thử nghiệm hạt nhân là việc dễ nhất trong các biện pháp kiểm soát vũ khí. Dù vậy, để một hiệp ước được phê chuẩn không phải là điều dễ dàng.
Greg Mello, giám đốc tổ chức chủ trương giải trừ hạt nhân cho biết: “Cần 2/3, hay nói cách khác là 67 phiếu trong Thượng viện Mỹ". Theo ông, mỗi khi một hiệp ước kiểm soát vũ khí được đưa vào thượng viện, các bên sẽ muốn đưa ra điều kiện như lợi ích cho các nhà thầu vũ khí và phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước Cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân toàn diện CTBT nghiêm cấm tất cả cả các vụ thử hạt nhân quân sự và dân sự, được Liên Hợp Quốc đưa ra năm 1996. Đã có 183 quốc gia kí vào hiệp ước, 166 quốc gia kí và phê chuẩn.
Để có hiệu lực tại Mỹ, CTBT đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của tất cả 44 tiểu bang được liệt kê trong phụ lục của Hiệp ước.
Video: Mỹ khoe bom hạt nhân siêu thông minh, thách thức mọi vũ khí hủy diệt hàng loạt
Bình luận