Quy định này xuất phát từ các yêu cầu về an toàn hàng không.
Theo các chuyên gia, cất cánh và hạ cánh là giai đoạn có nhiều nguy cơ nhất trong hành trình bay; hầu hết tai nạn xảy ra trong 2 khâu này. Tấm che cửa sổ cần được mở để nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp, phi hành đoàn có thể quyết định ngay bên nào của máy bay là an toàn nhất để sử dụng cửa thoát hiểm.
Ngoài ra, việc mở màn cửa sổ khi máy bay cất và hạ cánh còn có những lợi ích sau:
Hành khách thường thích nhìn ra cửa sổ, do đó họ có thể sẽ nhanh chóng phát hiện điều bất thường bên ngoài, dấu hiệu hỏng hóc trên cánh, động cơ hay vật thể lạ để thông báo cho tổ bay.
Với các chuyến bay ban ngày, việc mở cửa sổ sẽ giúp mắt hàn khách quen với ánh sáng tốt hơn. Trong trường hợp cần thoát hiểm, độ tương phản ánh sáng không thay đổi đột ngột, làm hại thị lực của họ.
Với các chuyến bay đêm, nếu gặp sự cố, qua cửa sổ mở, nhân viên cứu hộ dưới mặt đất dễ dàng quan sát những gì xảy ra bên trong máy bay hơn.
Vì sao cần giảm ánh sáng khi máy bay hạ cánh?
Như đã nói, cất cánh và hạ cánh là hai thời điểm dễ xảy ra tai nạn nhất, nên để tăng tối đa khả năng hành khách được cứu khi sự cố xảy ra, họ cần được đảm bảo sẽ nhìn thấy đèn hiệu báo nguy hiểm cũng như đường đến cửa thoát hiểm.
Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, cabin đầy khói và điện bị cắt, hành khách sẽ khó nhìn rõ xung quanh để thoát hiểm. Việc giảm ánh sáng trước đó sẽ giúp mắt họ thích ứng tốt hơn với điều kiện ánh sáng yếu, có thể dễ dàng nhìn thấy xung quanh và di chuyển đúng hướng thay vì mất thời gian loạng choạng dò dẫm, giảm nguy cơ xảy ra tình trạng hỗn loạn vì hoảng sợ.
Ngoài ra, việc giảm ánh sáng trên máy bay cũng giúp mắt điều chỉnh và làm quen tốt hơn với ánh sáng bên ngoài.
Ngoài việc giảm ánh sáng, khi chuẩn bị cất cánh và hạ cánh, tiếp viên hàng không cũng yêu cầu hành khách mở tấm che cửa sổ. Đây cũng là một khâu trong quy trình bảo đảm an toàn bay.
Bình luận