Theo cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 17/3 đến ngày 5/6/2014, trong khi nhiều nước phát triển đang lo lắng cho thế hệ sau, thì các nền kinh tế đang nổi lên tỏ ra rất lạc quan. Và trong số này, Việt Nam chính là nước lạc quan nhất.
Pew Research cho hay, 94% số người được hỏi tại Việt Nam cho rằng lũ trẻ sẽ lớn lên trong điều kiện tốt hơn hiện nay. Trung Quốc, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới, cũng chỉ xếp thứ 2 với tỷ lệ 85%.
Trong khi đó, có tới quá nửa người Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Anh và Ý tin rằng những đứa trẻ hiện nay tại quốc gia của họ sẽ nghèo đi so với cha mẹ của chúng. Nước bi quan nhất là Pháp, với 86% người được hỏi khẳng định rằng thế hệ sau sẽ sống trong điều kiện khó khăn hơn hiện nay.
Hàn Quốc, một quốc gia vẫn đang không ngừng phát triển, cũng tỏ ra không mấy lạc quan khi chỉ có 52% người dân tại đây tin rằng thế hệ sau sẽ sống khá hơn.
Cũng trong cuộc khảo sát quy mô này, Việt Nam còn gây chú ý ở một tỷ lệ khác: chỉ có 34% người Việt Nam được hỏi cho rằng khoảng cách giàu-nghèo là một thách thức của xã hội, thấp nhất trong số các nền kinh tế đang lên. Trong khi đó, phần lớn các quốc gia khác đều cho rằng đây là một thách thức và là trở lực với nền kinh tế. Đơn cử như Ấn Độ, quốc gia có tới 70% trả lời rằng họ quan ngại về khoảng cách giàu nghèo.
Ngoài ra, nhiều người Việt cũng cho rằng cơ hội kiếm tiền ở trong nước tốt hơn là ở nước ngoài. 88% số người được hỏi khẳng định rằng họ sẽ khuyên con mình ở lại trong nước để phát triển, đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Thái Lan.
Sự lạc quan tột bậc của người Việt thông qua cuộc khảo sát nói trên có lẽ chính là lý do giải thích vì sao người Việt hạnh phúc bậc nhất thế giới.
Từ nhiều năm nay, nhiều cuộc khảo sát của các tổ chức uy tín thuộc Anh, Mỹ luôn đánh giá Việt Nam là quốc gia hạnh phúc tốp đầu trên thế giới.
Cụ thể, Quỹ Kinh tế mới (NEF) - một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở tại Anh đưa ra báo cáo, Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của năm 2012.
Theo đó, chỉ số HPI của Việt Nam là 60,4. Chỉ số này được đánh giá dựa trên ba tiêu chí gồm mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh thái.
Trong khi đó, báo cáo về mức độ hạnh phúc thế giới 2013 do Viện Trái đất, Đại học Columbia, Mỹ, công bố hồi tháng 9/2013 cho thấy Việt Nam được xếp thứ 63, sau nhiều quốc gia khác của thế giới, nhưng vẫn ở trên Nga, cường quốc chỉ đứng thứ 68.
Trong khu vực châu Á, mức điểm trên trung bình này giúp Việt Nam vượt mặt nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Indonesia, Philippines hay Lào. Trung Quốc kém Việt Nam đến 30 bậc và đứng thứ 93.
Ở khu vực Đông Nam Á, người dân Việt Nam có mức điểm hạnh phúc cao thứ tư, chỉ kém hạnh phúc hơn so với người Singapore ở vị trí 30, Thái Lan ở vị trí 36 và người Malaysia đứng thứ 56.
Theo ĐVO
Pew Research cho hay, 94% số người được hỏi tại Việt Nam cho rằng lũ trẻ sẽ lớn lên trong điều kiện tốt hơn hiện nay. Trung Quốc, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới, cũng chỉ xếp thứ 2 với tỷ lệ 85%.
Trong khi đó, có tới quá nửa người Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Anh và Ý tin rằng những đứa trẻ hiện nay tại quốc gia của họ sẽ nghèo đi so với cha mẹ của chúng. Nước bi quan nhất là Pháp, với 86% người được hỏi khẳng định rằng thế hệ sau sẽ sống trong điều kiện khó khăn hơn hiện nay.
Hàn Quốc, một quốc gia vẫn đang không ngừng phát triển, cũng tỏ ra không mấy lạc quan khi chỉ có 52% người dân tại đây tin rằng thế hệ sau sẽ sống khá hơn.
Cũng trong cuộc khảo sát quy mô này, Việt Nam còn gây chú ý ở một tỷ lệ khác: chỉ có 34% người Việt Nam được hỏi cho rằng khoảng cách giàu-nghèo là một thách thức của xã hội, thấp nhất trong số các nền kinh tế đang lên. Trong khi đó, phần lớn các quốc gia khác đều cho rằng đây là một thách thức và là trở lực với nền kinh tế. Đơn cử như Ấn Độ, quốc gia có tới 70% trả lời rằng họ quan ngại về khoảng cách giàu nghèo.
Ngoài ra, nhiều người Việt cũng cho rằng cơ hội kiếm tiền ở trong nước tốt hơn là ở nước ngoài. 88% số người được hỏi khẳng định rằng họ sẽ khuyên con mình ở lại trong nước để phát triển, đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Thái Lan.
Sự lạc quan tột bậc của người Việt thông qua cuộc khảo sát nói trên có lẽ chính là lý do giải thích vì sao người Việt hạnh phúc bậc nhất thế giới.
Từ nhiều năm nay, nhiều cuộc khảo sát của các tổ chức uy tín thuộc Anh, Mỹ luôn đánh giá Việt Nam là quốc gia hạnh phúc tốp đầu trên thế giới.
Người Việt Nam lạc quan về tương lai bậc nhất thế giới |
Theo đó, chỉ số HPI của Việt Nam là 60,4. Chỉ số này được đánh giá dựa trên ba tiêu chí gồm mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh thái.
Trong khi đó, báo cáo về mức độ hạnh phúc thế giới 2013 do Viện Trái đất, Đại học Columbia, Mỹ, công bố hồi tháng 9/2013 cho thấy Việt Nam được xếp thứ 63, sau nhiều quốc gia khác của thế giới, nhưng vẫn ở trên Nga, cường quốc chỉ đứng thứ 68.
Trong khu vực châu Á, mức điểm trên trung bình này giúp Việt Nam vượt mặt nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Indonesia, Philippines hay Lào. Trung Quốc kém Việt Nam đến 30 bậc và đứng thứ 93.
Ở khu vực Đông Nam Á, người dân Việt Nam có mức điểm hạnh phúc cao thứ tư, chỉ kém hạnh phúc hơn so với người Singapore ở vị trí 30, Thái Lan ở vị trí 36 và người Malaysia đứng thứ 56.
Theo ĐVO
Bình luận