• Zalo

Vì sao ngân hàng che giấu thông tin người TQ 'cuỗm' tiền?

Thời sựThứ Năm, 10/07/2014 07:39:00 +07:00Google News

Mỗi ngân hàng đều có quỹ rủi ro vì vậy với những giao dịch không quá lớn ngân hàng sẽ không báo với cơ quan điều tra.

Mỗi ngân hàng đều có quỹ rủi ro vì vậy với những giao dịch không quá lớn ngân hàng sẽ không báo với cơ quan điều tra.

Ông Vũ Việt Anh - Phó Đội trưởng Đội 3 Phòng cảnh sát chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50, CA TP Hà Nội) cho biết khi nói về vụ việc Zeng Xiao Tian Tăng Hiếu Thiên (SN 1984) mang quốc tịch Trung Quốc thuê người Việt Nam đứng tên thành lập công ty ma dùng thẻ giả để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng.

Ngoài ra, cũng theo ông Vũ Việt Anh, sự phối hợp giữa ngân hàng với cơ quan điều tra, hạn chế vì nếu rùm beng ngân hàng mất uy tín hoặc khách hàng rút tiền ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của ngân hàng.

 Tian và Chính đã sử dụng các máy POS của các ngân hàng sau đó dùng thẻ giả để rút tiền
Tian và Chính đã sử dụng các máy POS của các ngân hàng sau đó dùng thẻ giả để rút tiền 

Vì sao ngân hàng che giấu thông tin?


- Ngân hàng thay vì báo với cơ quan chức năng khi phát hiện các giao dịch giả mạo lại chỉ tiến hành việc hủy hợp đồng có thể gây khó khăn cho công tác điều tra như thế nào, thưa ông?

Việc không báo với cơ quan chức năng sẽ làm chậm trễ quá trình điều tra, các cơ quan chức năng sẽ không nắm bắt được thông tin. Trong thời gian đó, các đối tượng kéo dài thời gian để chống lại sự điều tra, xác minh, dùng nhiều biện pháp để che giấu sai phạm.

Đặc biệt, với các giao dịch không quá lớn, các ngân hàng thường che giấu vì phía ngân hàng đều có quỹ rủi ro riêng. Với giao dịch không lớn và không thường xuyên, ngân hàng không bao giờ thông báo cho cơ quan công an.

Đây là thực tế mặc dù các giao dịch này ít nhưng nhiều ngân hàng sẽ thành số lượng lớn. Đây là cách khiến việc xác định tội phạm trở nên khó khăn hơn vì không có thông tin kịp thời để tổ chức điều tra xác minh ngay được.

Các đối tượng muốn chiếm đoạt tài sản nếu lấy số lượng ít ở nhiều ngân hàng thì đương nhiên mức thiệt hại vẫn lớn nhưng các ngân hàng lại coi việc đó là việc nhỏ do mỗi ngân hàng mất ít. Tôi khẳng định, đây là điều cần phải cảnh báo lại ngân hàng.

Nhưng theo tôi ngân hàng sẽ không nêu ý kiến vì quỹ rủi ro của ngân hàng lớn. Đối tượng người nước ngoài nếu bị lấy khoảng 10-20 USD so với tổng giá trị tài khoản không là bao nhiêu nhưng nếu lấy của 100, 1000 người thì con số sẽ là con số lớn .

Người bị hại trước mắt chưa quy kết cho Master, chưa quy kết cho Visa, chưa quy kết cho các ngân hàng trong nước đương nhiên trong tài khoản của người ăn cắp người ta mất từng ấy, người ta khiếu nại các ngân hàng có thể trả lại thì tính sau còn tài sản bị mất, bị chiếm đoạt là của chủ thẻ.

Hiện chưa xác định được ngân hàng nào tại vì ngân hàng đó có thể là thẻ thật nhưng người bị mất tài khoản là người thiệt hại. Có thể ngay lập tức trong tài khoản người ta đã bị trừ khi người ta khiếu nại họ đang ở Mỹ tại sao có giao dịch tại Việt Nam thì đương nhiên ngân hàng Việt Nam phải trả lại số tiền đó.

Việc quy kết đối tượng bị hại sau quá trình điều tra cả chuỗi, cuối cùng mới ra ngân hàng Việt Nam. Như vậy, người bị hại xác định là người mất tài khoản đầu tiên còn về việc quy kết cuối cùng ai là người mất tiền sẽ tiếp tục điều tra.

- Xin ông cho biết, trong sự việc vừa qua có những ngân hàng nào liên đới?


Chưa xác định các ngân hàng có liên đới hay không nhưng tất cả các công ty mở dịch vụ thanh toán thẻ ở 6 ngân hàng là ngân hàng là ngân hàng Sacombank. BIDV, Oceanbank, Eximbank, Vietinbank và Vietcombank.


Các công ty được thành lập nên sẽ đăng ký thanh toán qua dịch vụ máy POS, thanh toán qua thẻ có thể ngân hàng nước ngoài phát hành có thể là thẻ có tiếng Trung Quốc nhưng là thẻ Master, thẻ Visa vẫn thanh toán máy POS, cổng thanh toán, không làm thẻ ở ngân hàng, không có tên tuổi gì cũng được nhưng có thông tin của người nước ngoài, thẻ của người nước ngoài là thẻ Visa thanh toán ở bất kỳ ngân hàng nào.

Việc thành lập công ty chỉ có máy POS hoạt động kinh doanh thực chất không có, thành lập công ty chỉ 10-20 ngày. Việc thành lập công ty các cá nhân có đầy đủ điều kiện xem xét của cơ quan quản lý nhà nước vẫn cho thành lập nên không thể xem xét là lỗ hổng.

Ngân hàng có thể chịu thiệt?


- Trường hợp cùa Eximbank khi phát hiện giao dịch giả mạo 6.800.000 đồng đã yêu cầu truy thu lại số tiền hủy hợp đồng để thu hồi số tiền nhưng giả thiết đặt ra trong trường hợp bộ phận rủi ro ngân hàng không tìm được, không thu được hóa đơn giao dịch, liệu ngân hàng có chịu thiệt?


Đương nhiên ngân hàng sẽ phải chịu thiệt, người ta không truy cứu nếu số lượng tiền ít, đây cũng là lỗ hổng của ngân hàng. Về quỹ rủi ro cho phép trong quá trình thành lập có quy định cụ thể.

Số tiền ít sẽ không truy cứu nhưng việc thẩm định cho cá nhân tổ chức được cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ phải khẳng định hoạt động kinh doanh thế nào nhưng việc thẩm định này theo tôi là có vấn đề vì vậy ngân hàng phải siết chặt công tác thẩm định trước khi cung cấp.

Mỗi ngân hàng đều có quỹ rủi ro vì vậy với những giao dịch không quá lớn ngân hàng sẽ không báo với cơ quan điều tra.
Mỗi ngân hàng đều có quỹ rủi ro vì vậy với những giao dịch không quá lớn ngân hàng sẽ không báo với cơ quan điều tra. 

Việc thẩm định cho vay vốn từ xưa đến nay phải có phương án kinh doanh, có mặt hàng nhưng việc này hình thức, cán bộ tín dụng lại không làm chặt việc thẩm định cho vay vốn cũng như cung cấp dịch vụ máy POS.

Theo tôi biết khi một doanh nghiệp muốn ký hợp đồng với ngân hàng để thực hiện thanh toán thẻ, ngân hàng phải đi xác minh công ty có hoạt động kinh doanh không, doanh nghiệp mở ra không hoạt động kinh doanh không bán hàng trực tiếp thì không bao giờ sử dụng thanh toán thẻ vì kinh doanh trực tiếp mới dùng máy POS.

- Trường hợp như Eximbank có nhiều không, thưa ông?


Hiện tại mới phát hiện ra một trường hợp là Eximbank, các ngân hàng khác đang xác minh và chưa có phản hồi. Đây cũng do sự phối hợp giữa ngân hàng với cơ quan điều tra, hạn chế vì nếu rùm beng ngân hàng mất uy tín hoặc khách hàng rút tiền ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của ngân hàng.

- Trong trường hợp nào có thể xử phạt hành vi không cung cấp thông tin thưa ông?


Trước đó đã có nghị định công văn về vấn đề này nhưng các ngân hàng không phải không cung cấp mà họ đưa ra lập luận máy chủ có vấn đề, chậm cung cấp, không ai không cung cấp.

Công an điều tra yêu cầu phải cung cấp thông tin, điều này không rõ ràng, chỉ mang tính đề nghị chứ không có chức năng yêu cầu. Người ta phải phối hợp sớm trong quá trình điều tra, kéo dài và chậm trễ do ngân hàng, họ có nhiều lý do như máy chủ đang bảo dưỡng bảo trì, không lấy được dữ liệu.Đây là những lý do khách quan

- Xin ông cho biết trong quá trình điều tra chuyên án này có khó khăn gì không?


Chuyên án thành lập khoảng 1 tháng, trong quá trình làm việc nhiều khó khăn do phương thức thủ đoạn mới, các đối tượng thành lập công ty này sau một thời gian rất ngắn thành lập công ty khác, liên tục chuyển chỗ ở và địa điểm.

Phương thức thủ đoạn này cũng không thể bắt quả tang trong quá trình dùng thẻ giả, đây là khó khăn nhất và liên tục mở công ty thuê những người thất nghiệp, người thu nhập thấp, xe ôm đứng tên công ty, nhân thân lý lịch ở các tỉnh khác và các khu vực ngoại thành Hà Nội.

Hiện tại, đang xác định 4 công ty, 4 người đứng tên Giám đốc, chủ yếu giao dịch qua đối tượng Chính, bản thân trước kia cũng là xe ôm mặc dù biết thẻ giả nhưng vì hám lợi, không có công ăn việc làm nên vẫn làm. Thuê mỗi người mở công ty cũng được cho vài triệu đến chục triệu. Sau khi mở công ty, đăng ký với ngân hàng công ty mở thẻ thật ở ngân hàng với tư cách thẻ của công ty, người đứng tên đại diện là chủ tài khoản, khi được chuyển tiền từ thẻ nước ngoài vào trực tiếp họ sẽ đi rút tiền để gửi cho Chính, Thiên.

Đây là trường hợp đầu tiên phát hiện đối tượng là người Trung Quốc cấu kết người Việt Nam thành lập công ty ma để chiếm đoạt tài sản của các ngân hàng theo cách này.

Khi dùng thẻ giả, chủ thẻ chứng minh đây là thẻ của họ mà không có quan hệ giao dịch thì đương nhiên ngân hàng phải hoàn trả số tiền, đây là việc quản lý bấp cập.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ngày 4/7, Đội 3 thuộc phòng cảnh sát chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) cho biết vừa phối hợp cùng phòng 3 - C50 của Bộ công an triệt phá ổ nhóm chuyên rút trộm tiền của ngân hàng bằng thẻ giả.

Lực lượng công an đã bắt giữ kẻ kẻ phạm tội là Zeng Xiao Tian Tăng Hiếu Thiên (SN 1984) mang quốc tịch Trung Quốc về hành vi Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Tang vật thu giữ của các đối tượng là 2 ô tô, 1 xe máy, 5 máy pos, 2 máy làm giả thẻ tín dụng, 21 phôi thẻ chưa có dữ liệu, 45 thẻ tín dụng ghi chữ Trung Quốc và Việt Nam đã qua sử dụng.

Sau khi thành lập 4 Công ty, Tian cùng Đinh Văn Chính đã lựa chọn Ngân hàng có cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ (các ngân hàng có cung cấp dịch vụ thanh toán quẹt thẻ qua máy POS) mở tài khoản và hợp đồng dịch vụ thanh toán thẻ, sử dụng thẻ giả quẹt qua máy POS chuyển tiền vào tài khoản các công ty đã mở để rút trực tiếp tại các ngân hàng hoặc cây ATM.

» Bắt cặp vợ chồng Trung Quốc bán 'đồ mây mưa' giả ở Sài Gòn
» Phạt hành chính người Trung Quốc 'làm xiếc' trên máy bay
» Người Trung Quốc móc túi cựu đại tá không quân trên máy bay

Theo Đất Việt
Bình luận
vtcnews.vn