Nhắc lại tình tiết một vụ án như thế: Người phụ nữ Hà Thị Ngọc đã cùng chồng dụ dỗ, lừa một bé gái đi vào hang núi rồi khống chế, trói tay. Ngọc ra ngoài hang đứng đợi còn chồng ở trong cưỡng hiếp bé gái. Sau đó giết cháu, đốt xác....
Phạm nhân Hà Thị Ngọc. |
Cơ sở nào để truy cứu và kết tội cho người phụ nữ trong vụ án là phạm tội "giết người" và "hiếp dâm trẻ em"?
Nếu theo thông tin trong vụ án thì cơ sở để truy cứu và kết tội cho người phụ nữ phạm tội "hiếp dâm trẻ em" là phạm tội với vai trò đồng phạm theo quy định tại điều 20 bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009:
Thứ nhất, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Thứ hai, người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Trong đó, người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm, người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Thứ ba, phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Trong trường hợp này Hà Thị Ngọc (người phụ nữ trong vụ án) đã giúp sức cho chồng như: Cùng lừa cháu T và cùng chồng trói cháu T để chồng thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em. Ngọc đã thống nhất với chồng để thực hiện tội phạm, có bàn bạc (phạm tội có tổ chức), kể cả cô ta bị chồng ép buộc cũng bị coi là tội phạm.
Còn hành vi đồng phạm của người phụ nữ này trong việc giết người của tên Trường (chồng cô ta) thì theo tình tiết của vụ án đã nêu, tôi không thấy có có dấu hiệu đó, còn tình tiết và lời khai thực tế của vụ án thì tôi chưa được đọc, chưa được dự phiên tòa xét xử.
Quan điểm của ông về vụ án này có gì khác? Khác như thế nào? 18 năm tù nặng hay nhẹ?
Nếu chỉ theo tình tiết vụ án thì Hà Thị Ngọc chỉ biết chồng giết người sau khi chồng đã thực hiện hành vi giết cháu T nên không phạm tội “Giết người” với vai trò đồng phạm. Người phụ nữ này cũng không phạm tội “che dấu tội phạm” theo quy định tại điều 313 bộ luật Hình sự nêu trên bởi cô ta đã ra đầu thú.
Nếu cô ta chỉ phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” với vai trò đồng phạm theo tình tiết “có tổ chức” và giả sử có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 bộ luật Hình sự như: i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; o) Người phạm tội tự thú; p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; thì mức án 18 năm tù là cao.
Cô ta chỉ phải chịu mức án 12 năm tù theo đúng quy định pháp luật. Nếu thực tế mà cô ta phạm thêm tội” Giết người” thì hình phạt 18 năm tù là quá nhẹ chưa tương xứng với hành vi phạm tội.
Tội giết người và tội hiếp dâm trẻ em trong trường hợp này (hoặc trường hợp tương tự nếu có) được quy định như thế nào trong BLHS?
Tội giết người trong trường hợp này được quy định tại điểm c, e, g, khoản 1 Điều 93 bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009:
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: c) Giết trẻ em; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác.
Tội hiếp dâm trẻ em trong trường hợp này (hoặc tương tự) quy định tại điểm a khoản 3 Điều 112 bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Có tổ chức”
Theo Thu Thanh (Người Đưa Tin).
Bình luận