• Zalo

Vì sao kinh tế Đông Nam Bộ có nhiều cơ hội vẫn chưa phát triển tốt?

Kinh tếThứ Hai, 19/09/2016 10:17:00 +07:00Google News

Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát khẳng định: “Vùng kinh tế Đông Nam Bộ mặc dù được quy hoạch nhưng thiếu cơ chế điều phối với các tỉnh lân cận”.

Sáng 16/9, tại Hội trường Dinh Thống Nhất (TP.HCM) Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Kinh tế Trung ương và UBND 9 tỉnh Đông Nam Bộ tổ chức Diễn đàn Kinh tế với chủ đề Hội nhập Quốc Tế: Tận dụng các cơ hội mới cho liên kết và tăng trưởng.

Đông Nam Bộ là một trong những vùng kinh tế tạo động lực phát triển quan trọng hàng đầu của cả nước. TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương luôn là những tỉnh thành dẫn đầu cả nước với mức tăng GDP, thu hút FDI dẫn đầu cả nước.

Tuy nhiên, để phát huy được những tiềm năng, lợi thế của các tỉnh thành, nhất là những tỉnh “xa”, những tỉnh không thuộc vùng lõi trong khu vực như Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước… việc thúc đẩy liên kết vùng mạnh mẽ hơn nữa, hướng đến mở rộng các quan hệ kinh tế liên kết vùng và quốc tế là rất quan trọng.

Kinh tế trọng điểm của Đông Nam Bộ vẫn là ngành dệt may, ngành này hưởng lợi từ TPP nhiều nhất. Một khi TPP có hiệu lực, hàng dệt may hưởng mức thuế xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm xuống gần bằng 0% từ mức 17% như hiện nay.

DSC_0781

Ông Cao Đức Phát, Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi lễ 

Tuy nhiên, sự phát triển của Đông Nam Bộ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu bền vững, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu phát triển, kết cấu hạ tầng chưa phát triển kịp với nhu cầu, sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương còn nhiều hạn chế, vấn đề nghiên kết vùng còn yếu.

Năm 2016, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTAs) cùng với cộng đồng kinh tế ASEAN có hiệu lực sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế vùng.

DSC_0784

 Các doanh nghiệp tham dự diễn đàn kinh tế Đông Nam Bộ

Theo T.S Đoàn Duy Khương – Phó Chủ tịch VCCI, với vị thế trung tâm của khu vực phía Nam, có nhiều “cửa mở” như: cảng biển, sân bay, khu kinh tế, cửa khẩu, lợi thế về giao thông và có điểm xuất phát cao hơn các vùng khác đây cũng là điều kiện để tận dụng giao lưu với các vùng đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên với các quốc gia lân cận.

Thế nhưng Đông Nam Bộ vẫn đứng trước ba thách thức: Một là nguồn nhân lực nào sẽ động lực để phát triển kinh tế? Hai là, sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi giữa các nền kinh tế và doanh nghiệp? Ba là, sự thay đổi của thị trường cung, cầu sẽ thay đổi theo nền kinh tế?

Để thực hiện tốt ba vấn đề trên Đông Nam Bộ phải khẳng định là một khu vực thống nhất, liên kết có sức cạnh tranh cao cả trong nước và quốc tế, tạo ra nhiều công ăn việc mang lại sự giàu có của mỗi cá nhân và doanh nghiệp.

DSC_0793

 Lâm Đồng giới thiệu những sản phẩm đặc trưng tại diễn đàn

Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, cần rà soát, làm rõ hơn định hướng kinh tế của vùng này theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn, công nghiệp sạch để không cạnh tranh với các vùng khó khăn về các loại hình đầu tư dựa vào lao động gía rẻ, thúc đẩy sự năng động hơn của các khu công nghiệp theo chiến lược tăng trưởng mới của Đảng và Nhà nước.

Phát triển dịch vụ chất lượng cao và hiện đại kết nối, cạnh tranh quốc tế, làm nên một không gian kinh tế thống nhất với sức mạnh đột phá tăng trưởng phát triển kinh tế – xã hội các vùng khác trong phạm vi cả nước.

Video: Chương trình phái triển tài sản trí tuệ với phát triển doanh nghiệp

Huấn Cao
Bình luận
vtcnews.vn