(VTC News) – Tính đến nay, còn 4,72ha diện tích Khu di tích Thành cố Hà Nội chưa được UBND TP Hà Nội tiếp nhận bàn giao, quản lý.
Tuy nhiên, khi trao đổi với PV về công tác quản lý, bảo tồn khu di sản Hoàng Thành Thăng Long này, ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội cho biết, đến nay, khoảng 4.72ha diện tích Khu di tích Thành cổ Hà Nội chưa được UBND TP Hà Nội tiếp nhận, quản lý.
Trong đó bao gồm: Nhà khách Bộ Quốc phòng (Trạm 66), Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Khu biệt thự song lập của 2 gia đình cán bộ lão thành cách mạng là bà Nguyễn Thị Nguyệt Tú (vợ đồng chí Lê Quang Đạo) và Bà Nguyễn Thị Phương (vợ đồng chí Song Hào) cùng 12 người con, cháu.
Nói về Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, ông Sơn cho hay, đến nay, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà nội đã tiếp nhận, quản lý trụ sở của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới), Phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 5 (thuộc bệnh viện Hữu Nghị)…
“Dự án khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu đã thực hiện từ năm 2002, nhưng đến nay mới bàn giao cơ bản khu A – B, toàn bộ hồ sơ, kết quả nghiên cứu, hiện vật tại khu A – B và khu C- D chưa bàn giao cho Trung tâm nên việc quản lý, nghiên cứu, trưng bày, bảo tốn phát huy giá trị khu di tích gặp rất nhiều khó khăn” - ông Sơn nêu.
Theo ông Sơn, nguyên nhân là bởi chưa có sự thống nhất quản lý di sản.
Ông Sơn đề xuất, muốn thực hiện được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu thì Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) phải hoàn tất báo cáo khoa học và phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội kiểm kê toàn bộ hồ sơ, di tích, di vật Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu cho Trung tâm quản lý.
Sau khi tiếp nhận, Trung tâm sẽ di chuyển số di vật tại kho bảo quản tạm thời đi nơi khác, tiến hành giải phóng mặt bằng khu 18 Hoàng Diệu, phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc, lập thiết kế chi tiết để trình phê duyệt và tổ chức đầu tư xây dựng việc bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị khu di sản.
"Còn nếu kéo dài tình trạng bàn giao chậm trễ như hiện nay, việc thực hiện sẽ không thể đảm bảo theo tiến độ mà Chính phủ đã chỉ đạo" - ông Sơn khẳng định.
Minh Quân
Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với diện tích 18,395ha gồm: Khu di tích Thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.
Tuy nhiên, khi trao đổi với PV về công tác quản lý, bảo tồn khu di sản Hoàng Thành Thăng Long này, ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội cho biết, đến nay, khoảng 4.72ha diện tích Khu di tích Thành cổ Hà Nội chưa được UBND TP Hà Nội tiếp nhận, quản lý.
Trong đó bao gồm: Nhà khách Bộ Quốc phòng (Trạm 66), Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Khu biệt thự song lập của 2 gia đình cán bộ lão thành cách mạng là bà Nguyễn Thị Nguyệt Tú (vợ đồng chí Lê Quang Đạo) và Bà Nguyễn Thị Phương (vợ đồng chí Song Hào) cùng 12 người con, cháu.
Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với diện tích 18,395ha |
Nói về Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, ông Sơn cho hay, đến nay, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà nội đã tiếp nhận, quản lý trụ sở của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới), Phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 5 (thuộc bệnh viện Hữu Nghị)…
“Dự án khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu đã thực hiện từ năm 2002, nhưng đến nay mới bàn giao cơ bản khu A – B, toàn bộ hồ sơ, kết quả nghiên cứu, hiện vật tại khu A – B và khu C- D chưa bàn giao cho Trung tâm nên việc quản lý, nghiên cứu, trưng bày, bảo tốn phát huy giá trị khu di tích gặp rất nhiều khó khăn” - ông Sơn nêu.
Theo ông Sơn, nguyên nhân là bởi chưa có sự thống nhất quản lý di sản.
Ông Sơn đề xuất, muốn thực hiện được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu thì Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) phải hoàn tất báo cáo khoa học và phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội kiểm kê toàn bộ hồ sơ, di tích, di vật Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu cho Trung tâm quản lý.
Sau khi tiếp nhận, Trung tâm sẽ di chuyển số di vật tại kho bảo quản tạm thời đi nơi khác, tiến hành giải phóng mặt bằng khu 18 Hoàng Diệu, phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc, lập thiết kế chi tiết để trình phê duyệt và tổ chức đầu tư xây dựng việc bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị khu di sản.
"Còn nếu kéo dài tình trạng bàn giao chậm trễ như hiện nay, việc thực hiện sẽ không thể đảm bảo theo tiến độ mà Chính phủ đã chỉ đạo" - ông Sơn khẳng định.
Minh Quân
Bình luận