Trong hậu cung của các hoàng đế Trung Hoa xưa có tới hàng trăm, hàng nghìn cung tần mỹ nữ. Họ cũng sinh ra rất nhiều hoàng tử và công chúa. Thế nhưng, chưa từng có cặp sinh đôi nào được ghi nhận trong các ghi chép lịch sử triều đại, phải chăng các phi tần không thể sinh đôi. Sự thực phía sau khiến hậu thế cảm thấy vô cùng ngỡ ngàng.
Thứ nhất, ở thời phong kiến, do kiến thức khoa học chưa nhiều, người xưa thường rất mê tín. Đặc biệt, những người ở hoàng tộc có địa vị cao thì càng mê tín. Ở thời đó, các gia đình hoàng tộc cho rằng sinh đôi là điềm không may.
Các phi tần sinh đôi được coi là mang đến vận xui. Họ thường bị chỉ trích, trách phạt thậm chí không giữ được tính mạng. Do đó, họ đã giải quyết chuyện này vô cùng tàn nhẫn. Một số phi tần không thể chịu được cảnh này nên đã lén lút gửi một trong hai trẻ song sinh đến nơi khác.
Thứ hai, trong hoàng gia thời phong kiến, quyền lực và địa vị được quy định rất nghiêm ngặt. Con trai cả là con do người vợ cả sinh ra. Nếu có cặp song sinh thì việc củng cố địa vị sẽ không được đảm bảo. Vì thế, để hệ thống thừa kế quyền lực này giữ được sự uy nghiêm, các cặp sinh đôi sẽ không được phép tồn tại. Người trong hoàng tộc rất sợ nếu có anh em sinh đôi thì rất có thể sau này sẽ bị người kia cướp ngôi.
Thứ ba, do điều kiện y tế thời xưa lạc hậu nên những cặp sinh đôi thường có sức khỏe yếu, dễ bị chết yểu. Để tránh không cho người ngoài biết, hoàng cung sẽ không ghi chép lại những thông tin này.
Thứ tư, do sức khỏe của người mẹ quá kém. Mặc dù các phi tần được sống trong hoàng tộc nhưng sức khỏe của người xưa vẫn không thể được như hiện tại. Vì vậy, nhiều cặp song sinh không thể hạ sinh bởi sức khỏe của người mẹ quá yếu.
Trong một số ghi chép dân gian, cũng có một số cặp song sinh hoàng gia thoát khỏi số phận nghiệt ngã này. Vào thời nhà Minh, Hồ Thị - vợ của Sở Cung Vương (vị vua thứ 26 của nước Sở) sinh được hai hoàng tử sinh đôi là Hoa Khuê và Hoa Bích. Cả hai người đều không có cơ hội trở thành hoàng đế, họ vẫn sống sót và được xem là hạnh phúc nhất trong các cặp song sinh hoàng gia của Trung Quốc thời phong kiến.
Ngoài ra, cũng có một trường hợp sinh đôi nam - nữ khác, được gọi là thai long phượng. Theo "Bắc Tề thư", hoàng hậu Lâu Thị đã hạ sinh cho vua Cao Hoan một cặp sinh đôi hoàng tử và công chúa, cả hai đều được vua nuôi dưỡng và hết mực yêu chiều.
Bình luận