• Zalo

Vì sao khó xử lý trách nhiệm Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng?

Thời sựThứ Hai, 06/01/2014 04:24:00 +07:00Google News

Việc xử lý với chức danh Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh, UBND các địa phương hiện có nhiều bất cập.

Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra nghiêm ngặt trách nhiệm của bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố nhưng việc xử lý với những chức danh này hiện có nhiều bất cập.

Trước khi Nghị định 211/2013/NĐ-CP quy định rõ, việc xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực ngày 10/2 năm 2014, Thanh tra Chính phủ đã công bố công tác trọng tâm của mình trong năm này.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra nghiêm ngặt trách nhiệm của các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước như: lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, quản lý vốn đầu tư…

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng sẽ tăng cường phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao: xây dựng, đất đai, thu ngân sách, mua sắm công…

Thanh tra Chính phủ cũng sẽ tăng cường phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao: xây dựng, đất đai, thu ngân sách, mua sắm công…
Thanh tra Chính phủ cũng sẽ tăng cường phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao: xây dựng, đất đai, thu ngân sách, mua sắm công… 
Ngoài ra, những lĩnh vực chuyên ngành mà dư luận đang quan tâm cũng sẽ được tập trung thanh tra, cụ thể là: khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh điện, xăng dầu, dược phẩm, ngoại tệ, vàng…

Bày tỏ đồng tình với quyết tâm phòng chống tham nhũng này, GS Nguyễn Đăng Dung - Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp - Hành chính - ĐH QGHN phân tích, theo quy định của Luật thanh tra, Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ không phải là một cơ quan độc lập có thẩm quyền xử lý kết luận sai phạm, mà chỉ thực hiện thanh tra theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội.

Kết luận thanh tra không được coi là kết luận cuối cùng liên quan tới những sai phạm đó, kết là cơ sở  để Thanh tra Chính phủ đưa ra kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội có biện pháp xử lý.

GS Dung thẳng thắn, việc xử lý với chức danh Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh, UBND các địa phương hiện còn gặp nhiều bất cập. Bởi Bộ trưởng, theo quy định của Hiến pháp các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam chúng ta, do Thủ tướng đề cử và Quốc hội/Nghị viện phê chuẩn. Nhưng ở Việt Nam, về khâu nhân sự Bộ trưởng không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Việc xử lý trách nhiệm đối với các bộ trưởng lại là do Quốc hội quyết định.

Với chức danh chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì lại do HĐND quyết định.

Đồng quan điểm, TS Lê Hồng Sơn (Bộ Tư pháp) dẫn điều 15, 16 Chương II của Luật Thanh tra quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra Chính phủ.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Đề nghị thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ, địa phương; Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

Đồng thời thanh tra Chính phủ có trách nhiệm kiến nghị Thủ tướng xem xét xử lý trách nhiệm; xử lý người thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.




Theo Đất Việt
Bình luận
vtcnews.vn