(VTC News) – Quan chức Hàn Quốc nói vụ phóng tên lửa Nora mang vệ tinh của nước này sẽ được hoãn đến giữa tháng 11 do “một số yếu tố kỹ thuật”.
Theo hãng tin Chinanews của Trung Quốc, vụ phóng tên lửa có thể phải hoãn lại đến giữa tháng 11 tới và trong tuần này sẽ có cuộc họp báo công bố những chi tiết liên quan vụ phóng.
Theo thông lệ, khi một quốc gia muốn phóng tên lửa mang vệ tinh sẽ phải báo trước với cơ quan hàng không các nước trước 10 ngày. Chinanews cho rằng Seoul sẽ phải mất ít nhất 3 ngày để hoàn thiện khâu chuẩn bị phóng tên lửa, vì thế, khả năng Hàn Quốc phóng tên lửa như dự kiến (khoảng từ 26 – 31/10) là khó có khả năng xảy ra.
Trước đó, hôm 26/10, truyền thông Seoul nói nhóm chuyên gia của Hàn Quốc và Nga đã phát hiện lỗi kỹ thuật ở khâu cấp nhiên liệu cho tên lửa giai đoạn cuối, cụ thể là bộ phận cung cấp khí heli bị hư hại.
Yonhap dẫn lời chuyên gia Nga, Hàn Quốc nói lỗi này “không phải là vấn đề lớn” và nguyên nhân chủ yếu do quá trình bảo quản không tốt.
Bộ phận được xác định không đảm bảo kỹ thuật là chi tiết khớp nối trong bộ phận cung cấp nhiên liệu của tên lửa Naro-1. Chi tiết này sẽ được gửi sang Nga để kiểm tra và hoàn thiện, theo Yonhap.
Theo thống kê, đây là nỗ lực thứ ba của Seoul trong việc phóng tên lửa Naro. Hai lần phóng trước đó vào năm 2009 và 2010 đã bị thất bại. Truyền thông Hàn Quốc nói trong lần phóng thứ nhất, tầng thứ hai của tên lửa gặp sự cố, trong khi nguyên nhân thất bại của vụ phóng thứ ba chưa được nói rõ.
Vụ phóng tên lửa lần này được cho là nỗ lực của Hàn Quốc trong việc gia nhập câu lạc bộ những nước có thể phóng tên lửa mang vệ tinh vào vũ trụ ở châu Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại rằng các kỹ sư Hàn Quốc có thể “rút ra nhiều điều” trong vụ thử tên lửa mang vệ tinh này để áp dụng vào công nghệ sử dụng tên lửa đạn đạo.
“Nếu xét đến sự gần gũi giữa công nghệ tên lửa quân sự và dân sự, chúng ta không thể loại trừ một thực tế rằng những kinh nghiệm mà kỹ sư Hàn Quốc có được trong quá trình chế tạo tên lửa mang "Naro" sẽ được sử dụng trong chế tạo tên lửa đạn đạo quân sự. Thực tế như vậy khó có thể khiến những người hàng xóm của Hàn Quốc, bao gồm cả Nga, cảm thấy hài lòng”, báo Tiếng nói nước Nga viết.
Hiện nay, do hiệp ước quân sự với Mỹ, Seoul chỉ có thể thử các tên lửa tầm ngắn do Mỹ e ngại cuộc chạy đua công nghệ tên lửa đạn đạo trên bán đảo Triều Tiên.
Mới đây nhất, Hàn Quốc đã thông qua điều luật cho phép nước này nâng tầm bắn tên lửa lên 800km, đủ khả năng bao trùm lãnh thổ Triều Tiên.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời quan chức thuộc Học viện khoa học và hàng không vũ trụ nước này nói vụ phóng tên lửa Nora lần thứ 3 sẽ phải hoãn lại sau khi “một số bất ổn kỹ thuật được phát hiện”.
Tên lửa Naro-1 của Hàn Quốc - Ảnh: Chinanews |
Theo hãng tin Chinanews của Trung Quốc, vụ phóng tên lửa có thể phải hoãn lại đến giữa tháng 11 tới và trong tuần này sẽ có cuộc họp báo công bố những chi tiết liên quan vụ phóng.
Theo thông lệ, khi một quốc gia muốn phóng tên lửa mang vệ tinh sẽ phải báo trước với cơ quan hàng không các nước trước 10 ngày. Chinanews cho rằng Seoul sẽ phải mất ít nhất 3 ngày để hoàn thiện khâu chuẩn bị phóng tên lửa, vì thế, khả năng Hàn Quốc phóng tên lửa như dự kiến (khoảng từ 26 – 31/10) là khó có khả năng xảy ra.
Trước đó, hôm 26/10, truyền thông Seoul nói nhóm chuyên gia của Hàn Quốc và Nga đã phát hiện lỗi kỹ thuật ở khâu cấp nhiên liệu cho tên lửa giai đoạn cuối, cụ thể là bộ phận cung cấp khí heli bị hư hại.
Yonhap dẫn lời chuyên gia Nga, Hàn Quốc nói lỗi này “không phải là vấn đề lớn” và nguyên nhân chủ yếu do quá trình bảo quản không tốt.
Tên lửa Naro-1 của Hàn Quốc có nhiều phần được sử dụng công nghệ Nga - Ảnh: Chinanews |
Bộ phận được xác định không đảm bảo kỹ thuật là chi tiết khớp nối trong bộ phận cung cấp nhiên liệu của tên lửa Naro-1. Chi tiết này sẽ được gửi sang Nga để kiểm tra và hoàn thiện, theo Yonhap.
Theo thống kê, đây là nỗ lực thứ ba của Seoul trong việc phóng tên lửa Naro. Hai lần phóng trước đó vào năm 2009 và 2010 đã bị thất bại. Truyền thông Hàn Quốc nói trong lần phóng thứ nhất, tầng thứ hai của tên lửa gặp sự cố, trong khi nguyên nhân thất bại của vụ phóng thứ ba chưa được nói rõ.
Vụ phóng tên lửa lần này được cho là nỗ lực của Hàn Quốc trong việc gia nhập câu lạc bộ những nước có thể phóng tên lửa mang vệ tinh vào vũ trụ ở châu Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại rằng các kỹ sư Hàn Quốc có thể “rút ra nhiều điều” trong vụ thử tên lửa mang vệ tinh này để áp dụng vào công nghệ sử dụng tên lửa đạn đạo.
“Nếu xét đến sự gần gũi giữa công nghệ tên lửa quân sự và dân sự, chúng ta không thể loại trừ một thực tế rằng những kinh nghiệm mà kỹ sư Hàn Quốc có được trong quá trình chế tạo tên lửa mang "Naro" sẽ được sử dụng trong chế tạo tên lửa đạn đạo quân sự. Thực tế như vậy khó có thể khiến những người hàng xóm của Hàn Quốc, bao gồm cả Nga, cảm thấy hài lòng”, báo Tiếng nói nước Nga viết.
Hiện nay, do hiệp ước quân sự với Mỹ, Seoul chỉ có thể thử các tên lửa tầm ngắn do Mỹ e ngại cuộc chạy đua công nghệ tên lửa đạn đạo trên bán đảo Triều Tiên.
Mới đây nhất, Hàn Quốc đã thông qua điều luật cho phép nước này nâng tầm bắn tên lửa lên 800km, đủ khả năng bao trùm lãnh thổ Triều Tiên.
Nguyên Vũ
Bình luận