• Zalo

Vì sao Hà Văn Thắm lại 'đánh bài chuồn' khỏi thương vụ mua Ngân hàng Đại Tín?

Kinh tếThứ Bảy, 18/02/2017 07:43:00 +07:00Google News

Trước khi TrustBank được bán cho Phạm Công Danh thì Hà Văn Thắm cũng từng ký hợp đồng mua gần 85% cổ phần ngân hàng này từ phía bà Phấn với giá trị hơn 4.468 tỷ.

Ngày 27/2 tới đây, vụ án Hà Văn Thắm, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cùng gần 50 đồng phạm sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm tại Hà Nội. Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 20 ngày.

ha-van-tham

Ông Hà Văn Thắm, nguyên chủ tịch OceanBank. 

Theo cáo trạng, đầu năm 2012, NHNN có chủ trương tái cơ cấu và sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Do muốn thâu tóm một số ngân hàng về OceanBank nên Hà Văn Thắm đến gặp bà Hứa Thị Phấn là cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) để đặt vấn đề chuyển giao lại TrustBank cho Thắm.

Sau đó, nhóm bà Hứa Thị Phấn đã ký hợp đồng kinh tế với Hà Văn Thắm để bán hơn 254 triệu cổ phần, tương đương 84,92% vốn của TrustBank với tổng giá trị hơn 4.468 tỷ đồng, kèm theo việc kế thừa toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và quyền được sở hữu toàn bộ các tài sản đảm bảo từ các khoản vay khoảng 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư 920 tỷ đồng và một số nghĩa vụ khác của bà Phấn tại TrustBank.

Video: Súng đồ chơi dùng cướp ngân hàng BIDV ở Huế bán tràn lan trên mạng

Sau khi cho người vào điều hành, tiếp quản TrustBank, phát hiện có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi, cũng như nhiều mối quan hệ phức tạp giữa bà Phấn và các nhóm khách hàng này nên Hà Văn Thắm nảy sinh ý định chuyển nhượng lại TrustBank.

Thông qua giới thiệu của ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc của OceanBank, Hà Văn Thắm đã quen với Phạm Công Danh, chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Thiên Thanh.

Khi Thắm không muốn tiếp nhận TrustBank, Thắm đã gặp Danh để đặt vấn đề và Danh đồng ý mua lại TrustBank từ Thắm. Bà Phấn đã ký lại hợp đồng vào ngày 9/10/2012 với nội dung chuyển nhượng hơn 252 triệu cổ phần TrustBank cho Danh với tổng giá trị hơn 4.619 tỷ đồng. Và sau khi tiếp quản TrustBank, Phạm Công Danh đã làm thủ tục đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng.

Theo kết luận thanh tra ngày 10/7/2012 của NHNN thì tại thời điểm thanh tra, vốn chủ sở hữu của ngân hàng Đại Tín bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỷ đồng. Nhưng đến cuối năm, theo BCTC ngân hàng Xây dựng năm 2012 đã kiểm toán thì kết quả kinh doanh lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng.

(Nguồn: CAFEF)
Bình luận
vtcnews.vn