Tới đây, hơn 2.000 taxi biển Hà Nội đang hoạt động trên địa bàn nhưng không đăng ký kinh doanh ở Hà Nội sẽ bị cấm hoạt động.
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về công tác đảm bảo an toàn giao thông sáng 14/8, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, hiện trên địa bàn Hà Nội có trên 17 nghìn taxi. Hà Nội hiện đã có đề án quy hoạch phát triển cho phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông, và góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên địa bàn thủ đô.
Theo kế hoạch tới đây, Hà Nội sẽ cấp đổi phù hiệu cho taxi, lúc đó taxi hoạt động trên địa bàn sẽ có phù hiệu riêng để phân biệt với taxi các vùng khác. Qua đó những taxi không đảm bảo tiêu chuẩn, không được cấp phù hiệu sẽ không được phép hoạt động thường xuyên trên địa bàn thủ đô.
Tuy nhiên một thực tế đang tồn tại là nhiều DN taxi ở Hà Nội lại đăng ký ô tô lấy biển Hà Nội, nhưng lại đăng ký kinh doanh tại địa phương lân cận. Ông Hùng cho biết, hiện trên địa bàn thủ đô có khoảng hơn 2000 xe đăng ký kinh doanh tại địa phương nhưng lại đưa về Hà Nội hoạt động.
“Taxi không đăng ký ở Hà Nội nên không có bến bãi, điểm đỗ điểm dừng, không kiểm soát được lái xe, không biết được đạo đức cũng như không kiểm soát được lái xe có nghiện hút không” - ông Hùng nêu lý do cần phải quản lý chặt chẽ.
Phó Chủ tịch cũng cho biết thêm, Hà Nội đã phát hiện hơn 50 lái xe taxi nghiện hút và đã loại ra. Hà Nội cũng đã thống nhất với Bộ GTVT đổi phù hiệu cho taxi trên địa bàn theo thông tư 23. Việc đổi phù hiệu sẽ miễn lệ phí, tạo điều kiện cho DN và không gây ảnh hương đến hoạt động của DN.
Theo chủ trương này, chỉ các taxi có phù hiệu, đảm bảo đủ điều kiện mới được phép hoạt động, còn taxi ngoại tỉnh sẽ bị cấm hoạt động cố định trên địa bàn Hà Nội.
“Taxi ở các vùng miền khác vẫn được đưa đón khách từ Hà Nội về các tỉnh thành khác bình thường. Nhưng anh không được hoạt động cố định trên địa bàn thành phố như các hãng taxi được cấp phù hiệu. Muốn làm được vậy chúng ta phải có điều kiện đăng ký như quy định” – Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng khẳng định.
Khi triển khai kế hoạch này, các DN kinh doanh taxi không có điều kiện kinh doanh ở Hà Nội thì phải trở về địa phương. Ông Hùng cũng khẳng định, Hà Nội sẽ cương quyết xử lý nghiêm taxi dù, taxi không đủ điều kiện kinh doanh tại Hà Nội để đảm bảo hoạt động nghiêm.
Liên quan đến quản lý taxi trên địa bàn, Giám đốc CA TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, tới đây sẽ cho tổ chức tập huấn với 17 nghìn lái xe taxi trên địa bàn. Ngoài vấn đề ý thức chung, lần tập huấn này tuyên truyền làm sao mỗi khi khách quên đồ trên taxi thì lái xe sẽ trả lại cho khách.
Về vấn đề ATGT, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết, thời gian gần đây đã nổi lên một vấn đề nhức nhối đó là ý thức của người tham gia giao thông. Trong 6 tháng đầu năm 2014, số người đội mũ bảo hiểm đã tăng lên, biểu hiện là tổng số tiền phạt so với năm ngoái giảm 54 tỷ.
Tuy nhiên theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, để giải quyết được vấn đề giao thông, quan trọng vẫn phải từ ý thức người tham gia giao thông, nếu taxi bắt khách bừa bãi, người tham gia vô ý thức là gây tắc đường ngay.
Lãnh đạo Công an Hà Nội cũng đề xuất thay vì phân làn tới đây sẽ tiếp tục áp dụng phạt nguội là lắp camera, chụp ảnh lại những phương tiện vi phạm giao thông. Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết, nếu công bố công khai và áp dụng chỉ riêng với ô tô thì ý thức của người tham gia giao thông sẽ được tốt hơn.
Đồng tình với chủ trương Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa đưa ra, Phó Chủ tịch UBATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, vấn đề quản lý taxi trên mỗi địa bàn đã được quy hoạch rất rõ. Hà Nội và các địa phương khác phải quản lý theo đúng quy hoạch đã đề ra, không để taxi hoạt động sang địa bàn khác và không để taxi địa bàn khác hoạt động trên địa phương mình.
Theo Infonet
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về công tác đảm bảo an toàn giao thông sáng 14/8, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, hiện trên địa bàn Hà Nội có trên 17 nghìn taxi. Hà Nội hiện đã có đề án quy hoạch phát triển cho phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông, và góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên địa bàn thủ đô.
Theo kế hoạch tới đây, Hà Nội sẽ cấp đổi phù hiệu cho taxi, lúc đó taxi hoạt động trên địa bàn sẽ có phù hiệu riêng để phân biệt với taxi các vùng khác. Qua đó những taxi không đảm bảo tiêu chuẩn, không được cấp phù hiệu sẽ không được phép hoạt động thường xuyên trên địa bàn thủ đô.
Hà Nội sẽ loại 2000 taxi không đảm bảo tiêu chuẩn hoạt động trên địa bàn thủ đô |
“Taxi không đăng ký ở Hà Nội nên không có bến bãi, điểm đỗ điểm dừng, không kiểm soát được lái xe, không biết được đạo đức cũng như không kiểm soát được lái xe có nghiện hút không” - ông Hùng nêu lý do cần phải quản lý chặt chẽ.
Phó Chủ tịch cũng cho biết thêm, Hà Nội đã phát hiện hơn 50 lái xe taxi nghiện hút và đã loại ra. Hà Nội cũng đã thống nhất với Bộ GTVT đổi phù hiệu cho taxi trên địa bàn theo thông tư 23. Việc đổi phù hiệu sẽ miễn lệ phí, tạo điều kiện cho DN và không gây ảnh hương đến hoạt động của DN.
Theo chủ trương này, chỉ các taxi có phù hiệu, đảm bảo đủ điều kiện mới được phép hoạt động, còn taxi ngoại tỉnh sẽ bị cấm hoạt động cố định trên địa bàn Hà Nội.
“Taxi ở các vùng miền khác vẫn được đưa đón khách từ Hà Nội về các tỉnh thành khác bình thường. Nhưng anh không được hoạt động cố định trên địa bàn thành phố như các hãng taxi được cấp phù hiệu. Muốn làm được vậy chúng ta phải có điều kiện đăng ký như quy định” – Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng khẳng định.
Khi triển khai kế hoạch này, các DN kinh doanh taxi không có điều kiện kinh doanh ở Hà Nội thì phải trở về địa phương. Ông Hùng cũng khẳng định, Hà Nội sẽ cương quyết xử lý nghiêm taxi dù, taxi không đủ điều kiện kinh doanh tại Hà Nội để đảm bảo hoạt động nghiêm.
Liên quan đến quản lý taxi trên địa bàn, Giám đốc CA TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, tới đây sẽ cho tổ chức tập huấn với 17 nghìn lái xe taxi trên địa bàn. Ngoài vấn đề ý thức chung, lần tập huấn này tuyên truyền làm sao mỗi khi khách quên đồ trên taxi thì lái xe sẽ trả lại cho khách.
Về vấn đề ATGT, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết, thời gian gần đây đã nổi lên một vấn đề nhức nhối đó là ý thức của người tham gia giao thông. Trong 6 tháng đầu năm 2014, số người đội mũ bảo hiểm đã tăng lên, biểu hiện là tổng số tiền phạt so với năm ngoái giảm 54 tỷ.
Tuy nhiên theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, để giải quyết được vấn đề giao thông, quan trọng vẫn phải từ ý thức người tham gia giao thông, nếu taxi bắt khách bừa bãi, người tham gia vô ý thức là gây tắc đường ngay.
Lãnh đạo Công an Hà Nội cũng đề xuất thay vì phân làn tới đây sẽ tiếp tục áp dụng phạt nguội là lắp camera, chụp ảnh lại những phương tiện vi phạm giao thông. Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết, nếu công bố công khai và áp dụng chỉ riêng với ô tô thì ý thức của người tham gia giao thông sẽ được tốt hơn.
Đồng tình với chủ trương Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa đưa ra, Phó Chủ tịch UBATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, vấn đề quản lý taxi trên mỗi địa bàn đã được quy hoạch rất rõ. Hà Nội và các địa phương khác phải quản lý theo đúng quy hoạch đã đề ra, không để taxi hoạt động sang địa bàn khác và không để taxi địa bàn khác hoạt động trên địa phương mình.
Theo Infonet
Bình luận