• Zalo

Vì sao eo biển Malacca thành 'thánh địa' cướp biển

Thế giớiThứ Năm, 09/10/2014 11:58:00 +07:00Google News

(VTC News) - Tờ Global Post nói đấng sáng tạo đã mắc một sai lầm nhỏ ở eo biển Malacca và biến đây trở thành 'thiên đường' cho những tên cướp biển hoành hành.

(VTC News) - Có lẽ đấng sáng tạo đã mắc một sai lầm nhỏ ở eo biển Malacca và biến đây trở thành 'thiên đường' cho những tên cướp biển hoành hành.

Hãy tưởng tượng, dòng hải lưu nằm giữa 2 vùng duyên hải lầy lội của Malaysia và Indonesia. Mỗi bên có những mê cung cây cối, rừng rậm là địa điểm lý tưởng cho cướp biển ẩn nấp, rình rập những con mồi là tàu chở dầu to lớn và chậm chạp.

Tàu tuần tra của đặc nhiệm hải quân Malaysia trong một vụ tấn công cướp biển ở eo Malacca năm 2004 

Với chiều rộng gần 900km, nút cổ chai này tiếp nhận 1/3 số lượng vận tải biển trên toàn thế giới. Hàng năm, có khoảng 50.000 tàu di chuyển qua eo Malacca, chờ từ iPad cho đến quần áo, giày dép hay một nửa lượng dầu thô xuất khẩu của cả hành tinh.

Thế nhưng, trên thế giới hiện nay nhiều người chỉ biết đến cướp biển Somali, nhất là khi có rất nhiều bộ phim nổi tiếng nói về nạn cướp bóc của những kẻ máu lạnh trên vùng biển châu Phi này.

Sự thật là, trong 3 năm trở lại đây, số lượng các vụ cướp biển ở Somali đã giảm đến 95%, trong đó năm 2013 chỉ có 7 vụ cướp và tất cả đều thất bại, tờ Global Post của Mỹ cho biết.

Video hải quân các nước tuần tra chung ở eo biển Malacca


Trong khi đó, các vụ cướp ở khu vực Đông Nam Á đang ngày càng gia tăng. Trong năm 2013, đã có 107 vụ tấn công của cướp biển nhằm vào các tàu hàng trong vùng biển Indonesia - quốc gia kiểm soát phần lớn eo Malacca.

Theo Global Post, con số này cho thấy các vụ cướp ở Malacca đã tăng đến 700% chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây.

Đa số các cuộc tấn công ở khu vực này được thực hiện bởi các nhóm cướp biển nhỏ, tuy nhiên công ty bảo hiểm Allianz của Đức đã đưa ra lời cảnh báo có khả năng leo thang thành một loại cướp biển có tổ chức với quy mô lớn hơn.

Ở đâu nguy hiểm hơn?

Trong cuốn sách 'Eo biển Malacca: Cánh cửa hay nắm đấm' xuất bản năm 2003 của mình, sử gia Donald B. Freeman cho biết 'nạn cướp bóc trên biển xuất phát từ những người dân bản địa vốn sinh ra trong nghèo khó và cuộc sống ngư dân ảm đạm'.

Đặc nhiệm hải quân Indonesia tập kích cướp biển ở Malacca 

Với những người dân ở đây, cướp biển như là chìa khóa để họ đến với những cuộc phiêu lưu, giàu có và danh vọng chứ không phải là tội phạm hình sự.

Bên cạnh đó, nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên với các bờ biển lầy lội, mê cung Malacca dần trở thành nỗi ám ảnh với những người đi biển, họ run sợ mỗi khi đưa tàu di chuyển qua nút thắt này,  Freeman viết trong cuốn sách của mình.

Trong thời đại hiện nay, để tránh cướp biển, thuyền trước các tàu hàng phải liên hệ với hải quân bản địa để nhận được hướng dẫn, chỉ đường tránh khỏi các toán cướp biển, hoặc không tránh được thì tìm cách chống đỡ và thoát khỏi chúng.

Hải quân là lực lượng chính giúp đỡ các tàu hàng tránh cướp biển 

Lời khuyên tốt nhất dành cho các thuyền trưởng đó là hãy đi thật nhanh, nhanh nhất có thể. Đơn giản là vì cướp biển không có trong tay các tàu công suất lớn, số liệu của Global Post cho thấy chưa có vụ cướp nào mà chúng di chuyển nhanh hơn 18 hải lý/giờ.

Tuy nhiên, điều đó là không thể ở eo biển Malacca.

Ở đây, có quá nhiều tàu và mực nước biển không sâu, vì thế các tàu hàng cỡ lớn di chuyển chậm, biến mình thành miếng mồi ngon cho những tên cướp biển cưỡi xuồng cao tốc. Hiện nay, để tiết kiệm nhiên liệu các tàu chỉ đi với tốc độ 22km/giờ - chậm hơn so với thuyền buồm của thế kỷ 19.

Bên cạnh đó, cướp biển Malacca cũng hoạt động theo cách khác so với Somali. Ở Somali, những tên cướp biển thường tiếp cận tàu sau đó gửi thông điệp đòi tiền chuộc hàng triệu USD.

Video: Hải quân Nga nổ súng tiêu diệt cướp biển Somali

Trong khi đó, cướp biển Indonesia chỉ đơn giản là 'vào rồi ra', chúng chỉ cướp hàng hóa và các tài sản có giá trị của thủy thủ đoàn.

Năm 2005, tỉ lệ các vụ cướp biển ở Malacca tăng đột biến, đến nỗi công ty bảo hiểm có tiếng Lloyd của Anh phải gọi đây là 'vùng chiến sự'. Quân đội các nước Singapore, Indonesia và Malaysia liên tục tăng cường lượng tàu chiến tuần tra.

Tuy nhiên, theo Global Post nạn cướp biển ở Malacca có thể dễ đối phó hơn so với Somali bằng cách các quốc gia trong khu vực tăng cường hợp tác tuần tra, sẵn sàng trợ giúp cho các tàu hàng nước ngoài.

Tùng Đinh (Theo Global Post)
Bình luận
vtcnews.vn