Phần lớn mọi người ngừng đọc to khi họ đã trải qua giai đoạn phát âm các chữ cái. Tuy nhiên, một nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng, làm như vậy sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn. Dưới đây là lý do tại sao.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Memory, các nhà khoa học đã ghi âm lại việc 75 sinh viên đọc to 160 từ.
Hai tuần sau, họ học 80 từ này bằng nhiều cách khác nhau như nghe ghi âm riêng của mình, nghe một đoạn ghi âm của một người khác đọc từ đó, đọc bằng mắt, đọc to ra bên ngoài. Để đảm bảo thứ tự không quan trọng, nhiều sinh viên đã sử dụng các kỹ thuật theo nhiều thứ tự khác nhau.
Tiếp theo, họ được cho nhìn thấy một từ và trả lời xem mình đã học thuộc nó chưa. Phương pháp học thuộc hiệu quả nhất là đọc to các từ (77% câu trả lời đúng), tiếp theo là nghe một bản ghi âm, nghe người khác đọc to và đọc bằng mắt.
Vì các nhà khoa học tách quá trình này ra thành các phần riêng biệt, kết quả cho thấy lợi ích không chỉ đến từ việc đọc và nghe từ người khác, mà còn đến từ việc đọc và nghe chính mình nói.
Các nhà khoa học cho rằng, việc đọc to mọi thứ khiến cho hoạt động này trở nên sinh động và thu hút chúng ta nhiều hơn là đọc bằng mắt.
Video: Nghiên cứu mới - Mất trí nhớ nếu ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi đêm
Mặc dù đây chỉ là một nghiên cứu rất nhỏ, tuy nhiên, nó cũng góp phần khẳng định những gì chúng ta đã biết: Việc sử dụng nhiều giác quan cùng lúc sẽ khiến cho việc học tập cũng như ghi nhớ trở nên tốt hơn.
Bình luận