Một số trang fanpage bị sập sáng 18/3 bao gồm "Câu chuyện cuộc sống", "Góc ẩm thực", thậm chí, trang ẩm thực foody với số lượng đăng ký lên tới 3 triệu người cũng biến mất không rõ nguyên nhân.
Do vi phạm bàn quyền?
Trả lời phóng viên báo điện tửVTC News, anh Phan Bá Mạnh, một chuyên gia trong lĩnh vực IT bật mí cách thức để đánh sập 1 fanpage trên facebook.
Anh Mạnh cho biết, nếu không tính khả năng can thiệp từ các hacker thì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các fanpape facebook bị sập là do vi phạm bản quyền, hoặc đăng tải nội dung không lành mạnh.
Một số nội quy vi phạm các điều luật của facebook bao gồm: Vi phạm bản quyền, phân biệt chủng tộc, đăng tải các nội dung khủng bố, xúc phạm cá nhân,....
"Có thể bạn không biết những facebook có một đội ngũ quản trị nội dung rất mạnh và thông thạo hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Vì vậy, việc kiểm soát nội dung của facebook rất mạnh và có bài bản. Lực lượng quản trị này như một anh thanh tra, họ có quyền đóng cửa một fanpage nếu họ nhận ra nội dung đăng tải không phù hợp với các điều luật, quy tắc mà facebook đưa ra. Song, nội dung quy tắc của mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau để phù hợp với địa lý", anh Mạnh nói.
Có một nguyên nhân gián tiếp khiến một fanpage bị đóng cửa là nút "report". Nút "report" là một cơ chế báo cáo sai phạm dành riêng cho người sử dụng facebook dùng báo cáo những cá nhân, fanpage đăng tải nội dung không phù hợp, có ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng chung.
Khi facebook nhận được đủ số lượng report cần thiết, mạng xã hội này sẽ tiến hành xem xét và sau đó tùy thuộc vào mức độ vi phạm, fanpage đó sẽ bị khóa tạm hoặc bị xóa vĩnh viễn.
Một lý do khác dẫn tới việc một fanpage bị sập là do hacker. Đội ngũ hacker này có những phần mềm riêng biệt để đột nhập vào tài khoản của quản trị viên fanpage.
Việc này sẽ bớt lo ngại nếu hacker chỉ đóng cửa một fanpage. Trường hợp xấu nhất khi hacker lợi dung các fanpage để tuyên truyền vô vàn thông tin độc hại, hoặc dùng để lừa đảo người sử dụng nhẹ dạ cả tin.
Trong trường hợp này, tài khoản quản trị viên fanpage có thời gian 2 tuần để thay đổi quyết định có nên xóa hay không. Nếu xác nhận, fanpage lúc này sẽ bị xóa vĩnh viễn và không có cách nào khôi phục được.
"Trước đây, nhiều fanpage có lượng follow lớn là do sử dụng các phần mềm auto like nhằm tăng lượt like ảo. Đây cũng là một lý do khiến các fanpage sẽ bị đóng cửa nếu đội ngũ quản trị viên facebook phát hiện ra", anh Mạnh nói.
Do cạnh tranh không lành mạnh?
Khoảng năm 2015, người sử dụng Facebook "sốc" khi một trong những fanpage có lượng truy cập lớn nhất thời bấy giờ là "beat.vn" bị sập. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do số lượng report của người sử dụng tăng cao và diễn ra trong một thời gian dài, khiến cho đội quản trị viên của Facebook đóng cửa vĩnh viễn.
Một fanpage khác chuyên viết các tiểu thuyết ngôn tình cũng đã bị một lực lượng đến từ một trang web công nghệ đánh sập chỉ trong vài ngày vì lý do cổ xúy cho phong trào "soái ca - soái muội".
Được biết, các trang fanpage có số lượng follow khủng có nguồn thu rất lớn từ quảng cáo. Chỉ cần một nội dung đăng tải, rất có thể chủ tài khoản kiếm về cả trăm triệu đồng.
Đơn cử, phóng viên báo điện tử VTC News đã thử liên hệ quảng cáo với một blogger khá có tiếng tại TP.HCM để đăng bài PR. Vị blogger này hét giá 15 triệu đồng cho nội dung PR với dung lượng khoảng 500 chữ.
"Đây là giá rẻ nhất rồi. Nếu anh đăng quảng cáo với người nổi tiếng khác, có lẽ anh sẽ phải mất cả trăm triệu", vị blogger này nói.
Một quản trị viên của fanpage chuyên viết các tiểu thuyết ngôn tình đưa ra nhận định: "Không loại trừ khả năng là do lòng đố kỵ của cư dân mạng hoặc do cạnh tranh không lành mạnh. Đối thủ có một đội ngũ chỉ ngồi report".
Video: facebook có thể xác định được người muốn tử tử
>>> Đọc thêm: CSGT Đà Nẵng xử phạt xe biển xanh bị 'bêu' trên facebook
Bình luận