(VTC News) – Lãnh đạo Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) vừa tiết lộ lý do khiến các ca sĩ, người mẫu thu nhập hàng nghìn USD/tháng vẫn bán dâm.
Trong đó, người bán dâm là 872 người, số khách mua dâm là 486 người và 342 đối tượng là chủ chứa, môi giới.
Tại các tuyến biên giới, bờ biển, Bộ đội Biên phòng cũng bắt giữ, tiếp nhận và xử lý 133 vụ hoạt động mại dâm và mua bán người vì mục đích mại dâm với 158 đối tượng, giải cứu 177 nạn nhân trong đó có 16 nạn nhân là trẻ em.
Ngoài ra, họ còn triệt phá được 7 tụ điểm, xử lý 124 cơ sở kinh doanh 232 nhà nghỉ và cơ sở mát xa có liên quan đến hoạt động mại dâm.
Tuy nhiên, Cục phòng chống tệ nạn xã hội nhận định, tình hình tệ nạn mại dâm vẫn diễn ra phức tạp, tồn tại ở cả các tụ điểm mại dâm cộng cộng và trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Đối tượng hành nghề mại dâm đang ngày càng trẻ hóa. Đáng chú ý, ngay cả những người có việc làm, có thu nhập ổn định như ca sĩ, người mẫu cũng tham gia bán dâm.
Lý giải về nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, Phó Trưởng phòng Chính sách 05 (Cục Phòng chống tệ nạn xã hội) Phạm Ngọc Dũng cho biết, tại Việt Nam, lượng người mẫu, hoa hậu ngày nay đang gia tăng rất nhiều. Có thể nói, hiện giờ không biết chính xác Việt Nam có bao nhiêu hoa hậu, bao nhiêu người mẫu nữa.
Họ là những người có việc làm, có thu nhập ổn định, thậm chí có danh tiếng trong xã hội, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng “thù lao” dành cho những người như vậy nếu “chịu” bán dâm là quá cao, quá hấp dẫn, lên tới cả nghìn USD/lần.
Ông Dũng cũng cho rằng, với mức “thù lao” như vậy, một số người đã không thể vượt qua được cám dỗ nhất là trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế đang đà phát triển, nhiều doanh nhân giàu có sẵn sàng chi nhiều tiền để mua vui, thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình.
Cũng theo ông Dũng, tình trạng quan hệ tình dục đồng tính nam hiện đang là một vấn đề xã hội nhức nhối, gây khó khăn rất lớn cho phong trào phòng chống HIV /AIDS ở nước ta.
Nhóm đối tượng này có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn gấp 20 lần so với các nhóm đối tượng tiêm chích ma túy và mại dâm nữ.
Tuy nhiên, ông Dũng cho hay: “Hiện tại, chưa hề có văn bản pháp luật nào đưa ra những quy định cụ thể với người bán dâm là nam giới. Nói cách khác, vấn đề đồng tính nam chưa được đưa vào văn bản pháp luật cụ thể nào. Mới chỉ có quy định với hành vi giao cấu mà chúng ta vẫn ngầm hiểu là giữa nam và nữ mà thôi”.
Theo Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003: “Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm”, trong đó “Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác” và “Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”.
Căn cứ quy định trên thì chỉ coi là “mại dâm” khi có hành vi “giao cấu” (hoặc chưa thực hiện được hành vi nhưng có mục đích “giao cấu”) giữa người mua dâm với người bán dâm và để thực hiện mục đích giao cấu người mua dâm phải trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người bán dâm.
Phía Cục phòng chống tệ nạn xã hội khẳng định hiện vẫn chưa hợp thức hóa bằng văn bản pháp luật loại hình đồng tính nam.
Đây được xem là một trong những kẻ hở lớn khiến tệ nạn mại dâm, đặc biệt là mại dâm đồng giới ngày càng “phát triển”.
Ông Dũng cho biết thêm: “Ngoài những loại hình mại dâm cũ đang tồn tại, gần đây đã xuất hiện loại hình mới như thành lập nhóm và trực tiếp “đi khách” chứ không thông qua môi giới, mại dâm cho người già, mại dâm đồng giới, khiêu dâm, kích dục, hay tình trạng mua dâm trẻ em…
"Đối với đồng tính nam việc có công nhận đối tượng này và cho kết hôn với nhau hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi” - Phó Trưởng phòng Chính sách 05 (Cục Phòng chống tệ nạn xã hội) nói.
Minh Quân
Thông tin từ Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), tại
60/63 tỉnh thành, lực lượng công an các cấp đã đấu tranh, triệt phá 528 vụ hoạt động mại dâm, bắt giữ 1.897 đối tượng, cao hơn 49 vụ so với 6 tháng đầu năm 2011.Trong đó, người bán dâm là 872 người, số khách mua dâm là 486 người và 342 đối tượng là chủ chứa, môi giới.
Tại các tuyến biên giới, bờ biển, Bộ đội Biên phòng cũng bắt giữ, tiếp nhận và xử lý 133 vụ hoạt động mại dâm và mua bán người vì mục đích mại dâm với 158 đối tượng, giải cứu 177 nạn nhân trong đó có 16 nạn nhân là trẻ em.
Ngoài ra, họ còn triệt phá được 7 tụ điểm, xử lý 124 cơ sở kinh doanh 232 nhà nghỉ và cơ sở mát xa có liên quan đến hoạt động mại dâm.
Tuy nhiên, Cục phòng chống tệ nạn xã hội nhận định, tình hình tệ nạn mại dâm vẫn diễn ra phức tạp, tồn tại ở cả các tụ điểm mại dâm cộng cộng và trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Đối tượng hành nghề mại dâm đang ngày càng trẻ hóa. Đáng chú ý, ngay cả những người có việc làm, có thu nhập ổn định như ca sĩ, người mẫu cũng tham gia bán dâm.
Lý giải về nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, Phó Trưởng phòng Chính sách 05 (Cục Phòng chống tệ nạn xã hội) Phạm Ngọc Dũng cho biết, tại Việt Nam, lượng người mẫu, hoa hậu ngày nay đang gia tăng rất nhiều. Có thể nói, hiện giờ không biết chính xác Việt Nam có bao nhiêu hoa hậu, bao nhiêu người mẫu nữa.
Họ là những người có việc làm, có thu nhập ổn định, thậm chí có danh tiếng trong xã hội, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng “thù lao” dành cho những người như vậy nếu “chịu” bán dâm là quá cao, quá hấp dẫn, lên tới cả nghìn USD/lần.
Ông Dũng cũng cho rằng, với mức “thù lao” như vậy, một số người đã không thể vượt qua được cám dỗ nhất là trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế đang đà phát triển, nhiều doanh nhân giàu có sẵn sàng chi nhiều tiền để mua vui, thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình.
Cũng theo ông Dũng, tình trạng quan hệ tình dục đồng tính nam hiện đang là một vấn đề xã hội nhức nhối, gây khó khăn rất lớn cho phong trào phòng chống HIV /AIDS ở nước ta.
Nhóm đối tượng này có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn gấp 20 lần so với các nhóm đối tượng tiêm chích ma túy và mại dâm nữ.
Tuy nhiên, ông Dũng cho hay: “Hiện tại, chưa hề có văn bản pháp luật nào đưa ra những quy định cụ thể với người bán dâm là nam giới. Nói cách khác, vấn đề đồng tính nam chưa được đưa vào văn bản pháp luật cụ thể nào. Mới chỉ có quy định với hành vi giao cấu mà chúng ta vẫn ngầm hiểu là giữa nam và nữ mà thôi”.
Theo Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003: “Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm”, trong đó “Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác” và “Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”.
Căn cứ quy định trên thì chỉ coi là “mại dâm” khi có hành vi “giao cấu” (hoặc chưa thực hiện được hành vi nhưng có mục đích “giao cấu”) giữa người mua dâm với người bán dâm và để thực hiện mục đích giao cấu người mua dâm phải trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người bán dâm.
Phía Cục phòng chống tệ nạn xã hội khẳng định hiện vẫn chưa hợp thức hóa bằng văn bản pháp luật loại hình đồng tính nam.
Đây được xem là một trong những kẻ hở lớn khiến tệ nạn mại dâm, đặc biệt là mại dâm đồng giới ngày càng “phát triển”.
Ông Dũng cho biết thêm: “Ngoài những loại hình mại dâm cũ đang tồn tại, gần đây đã xuất hiện loại hình mới như thành lập nhóm và trực tiếp “đi khách” chứ không thông qua môi giới, mại dâm cho người già, mại dâm đồng giới, khiêu dâm, kích dục, hay tình trạng mua dâm trẻ em…
"Đối với đồng tính nam việc có công nhận đối tượng này và cho kết hôn với nhau hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi” - Phó Trưởng phòng Chính sách 05 (Cục Phòng chống tệ nạn xã hội) nói.
Minh Quân
Bình luận