• Zalo

Vi khuẩn 'sát thủ' từ Việt Nam lấy đi mạng người trong 24 giờ thế nào?

Thời sự quốc tếThứ Hai, 11/07/2016 17:30:00 +07:00Google News

Các chuyên gia miễn dịch học phát hiện ra chế kích hoạt tác nhân gây nên Melioidosis, căn bệnh có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ kể từ thời điểm nhiễm bệnh.

Melioidosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Burkholderia pseudomallei được tìm thấy ở trong nước bẩn, đất; chúng lây nhiễm sang người và các loại động vật qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn nước bẩn, đất bị ô nhiễm.

085302_500-quai-bi-3

  Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ ngay lập tức tấn công não bộ và khiến người bệnh tủ vong chỉ sau một ngày lây nhiễm.

Khám phá này giúp các nhà khoa học điều chế được loại vaccine chống lại căn bệnh mỗi năm cướp đi mạng sống của hàng triệu người ở khu vực Đông Nam Á, theo thống kê trên tạp chí Immunity.

Melioidosis đứng thứ 3 trong những căn bệnh gây tử vong ở Nam Á và Đông Nam Á, chỉ sau bệnh lao và HIV. Căn bệnh nguy hiểm này có những triệu chứng khá giống với bệnh lao cấp tính, thậm chí là bệnh quai bị, nên người ta thường nó là “kẻ mạo danh nguy hiểm”.

Melioidosis có thể xảy ra dưới hai hình thức là cấp tính chiếm 40% số ca tử vong và mãn tính. Chính vì điều này mà người ta vẫn gọi căn bệnh này là  "bom Việt Nam hẹn giờ".

Nhiều cựu chiến binh Việt Nam từng nhiễm loại vi khuẩn này trong thời gian tham chiến vào những năm 1970, nhưng những triệu chứng đầu tiên của melioidosis lại chỉ xuất hiện ở lính Mỹ khi họ trở về quê hương từ 10 đến 20 năm sau.

Qua thí nghiệm trên chuột, Chuyên gia James St John từ Đại học Tổng hợp Griffith ở Brisbane (Australia) và các đồng nghiệp của ông khám phá ra cơ chế xâm nhập khác thường của Burkholderia pseudomallei vào tất cả các mô cơ thể, kể cả não bộ và tủy sống, các bộ phận vốn thường rất khó bị xâm nhập.

Video: Vi khuẩn "ăn thịt người" tấn công phiến quân IS

Theo đó, loại vi khuẩn này “luồn lách” vào cơ thể người và động vật bằng cách sử dụng các dây thần kinh khứu giác trong khoang mũi của đối tượng như là một dạng "xa lộ", sau đó di chuyển lên não trước khi xâm nhập vào tủy sống và lan đi khắp cơ thể.

“Hãy tưởng tượng, bạn ở ngoài trời và hít phải thứ vi khuẩn có bào tử ẩn trong đất. Ngay ngày hôm sau, nó cư trú trong não bạn và gây tổn thương cho tủy sống. Dù rất nhỏ bé nhưng nó không khác nào một “sát thủ” đang ẩn nấp trong cơ thể bạn.

Burkholderia pseudomallei có thể  giấu mình trong nhiều năm, rình rập chờ đội thời cơ thích hợp để tấn công hoặc đơn giản hơn, nó gây tổn thương não bộ một cách chậm chạp khiến người bệnh chết một cách từ từ”, chuyên gia St. John giải thích.

Song Hy (Nguồn: Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn