(VTC News) - Nhiều người tự hỏi, vì đâu những show nhảm nhí, dung tục tràn lan lên sóng truyền hình?
Từ khi bán sóng cho các đơn vị sản xuất chương trình, dường như VTV chỉ còn quan tâm tới doanh thu quảng cáo và mức lợi nhuận khổng lồ từ những “cỗ máy kiếm tiền” là các show truyền hình thực tế mang lại, mà quên mất việc các kênh sóng đang bị phá nát bởi sự nhảm nhí và vô bổ như thế nào.
Truyền hình thực tế không còn xa lạ với bất cứ ai, nếu không muốn nói nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của một bộ phận khán giả.
Nhưng món ngon cũng không ăn được mãi, huống hồ món ngon ấy ngày càng được thêm mắm thêm muối cho khác lạ giữa một “rừng” những món ăn ngon tương đương thì càng ăn càng khó cảm nhận.
Clip: Thí sinh Vietnam's Got Talent uống nhầm axit:
Tiết mục Lấy khăn Piêu của người Thái làm khố của người Tây Nguyên gây bức xúc của F Band tại Nhân tố bí ẩn:
Từ khi bán sóng cho các đơn vị sản xuất chương trình, dường như VTV chỉ còn quan tâm tới doanh thu quảng cáo và mức lợi nhuận khổng lồ từ những “cỗ máy kiếm tiền” là các show truyền hình thực tế mang lại, mà quên mất việc các kênh sóng đang bị phá nát bởi sự nhảm nhí và vô bổ như thế nào.
Truyền hình thực tế không còn xa lạ với bất cứ ai, nếu không muốn nói nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của một bộ phận khán giả.
Nhưng món ngon cũng không ăn được mãi, huống hồ món ngon ấy ngày càng được thêm mắm thêm muối cho khác lạ giữa một “rừng” những món ăn ngon tương đương thì càng ăn càng khó cảm nhận.
Clip: Thí sinh Vietnam's Got Talent uống nhầm axit:
Tiết mục Lấy khăn Piêu của người Thái làm khố của người Tây Nguyên gây bức xúc của F Band tại Nhân tố bí ẩn:
Dễ thông cảm cho nhà đài, bởi không gì dễ dàng hơn việc “bán sóng”, để các đơn vị liên kết sản xuất chương trình sau đó chia lợi nhuận. Và cũng không gì dễ hơn cho các đơn vị liên kết, là mua y nguyên ý tưởng sáng tạo đã được kiểm chứng thành công trên thế giới về chế biến thành “phiên bản Việt”.
Vô số các chương trình truyền hình thực tế đã tạo được hiệu ứng khán giả với cách làm như thế. Từ Vietnam Idol – Thần tượng âm nhạc Việt Nam, The Voice - Giọng hát Việt, X Factor – Nhân tố bí ẩn, Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, The Remix – Hòa âm và ánh sáng…đó là chưa kể tương đương chừng ấy chương trình được sản xuất phiên bản “nhí” dành cho thiếu nhi.
Nhưng cũng như bản gốc, scandal là một yếu tố không thể thiếu của các chương trình truyền hình thực tế. Vấn đề chỉ nằm ở liều lượng của những scandal ấy đến đâu.
Các đơn vị liên kết sản xuất “phiên bản Việt” dường như đôi khi hơi vội vàng “gặt lúa non”, nên thường mạnh tay “gia vị” scandal, khiến hiếm có chương trình nào không ngập trong ồn ào dư luận.
Vietnam Idol – Thần tượng âm nhạc – cuộc thi có thâm niên trong lĩnh vực truyền hình thực tế từ cách đây 5 năm đã mang đến cho làng nhạc những gương mặt mới, cùng với những scandal rúng động làng giải trí khi ấy.
Khi mùa giải sắp kết thúc, là lúc thí sinh Đăng Khoa tung ra đoạn ghi âm bạn cùng thi Đức Anh chửi thề thiếu văn hóa. Đoạn băng khiến không ít người bàng hoàng vì sự ăn thua của chàng trai trẻ Đức Anh, và không hỏi bất ngờ vì sự khôn ngoan của Đăng Khoa.
Scandal đó đã vén màn nhiều sự thật trần trụi phía sau các chương trình truyền hình thực tế. Không có chiêu trò và đôi khi là thủ đoạn, khó có thể đạt tới thành công.
Nếu như trước thời điểm thí sinh cởi đồ xuất hiện trong Big Brother - Người giấu mặt, hiếm có người nào biết đến chương trình này, thì sau scandal, hiệu quả thật rõ ràng.
Những hình ảnh trần trụi của thí sinh nữ khi cởi áo, không được che chắn hay làm mờ xuất hiện tràn lan, thu hút sự chú ý của người xem. Sự cố này khiến khán giả thấy phản cảm, nhất là khi nó được phát trên VTV6 - kênh giáo dục, giải trí dành cho thanh thiếu niên của Đài truyền hình Việt Nam.
The Voice – Giọng hát Việt mùa “ra quân” đầu tiên rầm rộ, hấp dẫn bởi ban giám khảo là những tên tuổi “hot” nhất nhì showbiz Việt, số lượng thí sinh đăng ký tham gia cũng là những gương mặt đầy triển vọng, hứa hẹn tạo dấu ấn trong tương lai gần.
Vốn dĩ bản gốc đã rất hấp dẫn, ở phiên bản Việt còn kèm theo những pha tung hứng lên mây của giám khảo dành cho các thí sinh khiến cho The Voice – Giọng hát Việt mùa đầu tiên luôn được ngóng chờ dịp cuối tuần.
Đang sôi sùng sục như một chương trình “hot” nhất thời điểm ấy, The Voice dính phải nghi án dàn xếp kết quả khi hàng loạt bằng chứng được đưa ra khiến người xem sửng sốt. Hóa ra bấy lâu nay khán giả được xem một màn kịch được dàn dựng với nhiều toan tính phía sau.
Cát Tiên Sa – đơn vị sản xuất The Voice đã phải tổ chức khẩn một cuộc họp báo, Phương Uyên khóc, thí sinh cũng nức nở xin rời cuộc chơi. Scandal đã khiến truyền hình thực tế thêm một vết nhơ.
Mới đây nhất, chương trình X-Factor – Nhân tố bí ẩn đã cho thí sinh mượn khăn đội đầu của người dân tộc Thái làm khố cho người Tây Nguyên khiến dư luận dậy sóng.
Người Thái Tây Bắc muốn một lời xin lỗi vì sự xúc phạm giá trị văn hóa, còn người xem bức xúc vì sự lai căng phản văn hóa.
Đó là một vài trong vô số những sai phạm được Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Bộ Thông tin và truyền thông tổng kết, thống kê trong những chương trình truyền hình thực tế được VTV bán sóng cho đơn vị liên kết.
Câu hỏi dư luận vẫn băn khoăn là vai trò kiểm duyệt của VTV ở đâu khi những sự cố nhảm nhí ấy làm nát sóng truyền hình? Trách nhiệm và khâu kiểm duyệt đến đâu hay khi sự cố xảy ra rồi thì đi “chữa cháy” bằng những lời xin lỗi vu vơ?
Thuần Vũ
Vô số các chương trình truyền hình thực tế đã tạo được hiệu ứng khán giả với cách làm như thế. Từ Vietnam Idol – Thần tượng âm nhạc Việt Nam, The Voice - Giọng hát Việt, X Factor – Nhân tố bí ẩn, Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, The Remix – Hòa âm và ánh sáng…đó là chưa kể tương đương chừng ấy chương trình được sản xuất phiên bản “nhí” dành cho thiếu nhi.
Nhưng cũng như bản gốc, scandal là một yếu tố không thể thiếu của các chương trình truyền hình thực tế. Vấn đề chỉ nằm ở liều lượng của những scandal ấy đến đâu.
Các đơn vị liên kết sản xuất “phiên bản Việt” dường như đôi khi hơi vội vàng “gặt lúa non”, nên thường mạnh tay “gia vị” scandal, khiến hiếm có chương trình nào không ngập trong ồn ào dư luận.
Vietnam Idol – Thần tượng âm nhạc – cuộc thi có thâm niên trong lĩnh vực truyền hình thực tế từ cách đây 5 năm đã mang đến cho làng nhạc những gương mặt mới, cùng với những scandal rúng động làng giải trí khi ấy.
Khi mùa giải sắp kết thúc, là lúc thí sinh Đăng Khoa tung ra đoạn ghi âm bạn cùng thi Đức Anh chửi thề thiếu văn hóa. Đoạn băng khiến không ít người bàng hoàng vì sự ăn thua của chàng trai trẻ Đức Anh, và không hỏi bất ngờ vì sự khôn ngoan của Đăng Khoa.
Scandal đó đã vén màn nhiều sự thật trần trụi phía sau các chương trình truyền hình thực tế. Không có chiêu trò và đôi khi là thủ đoạn, khó có thể đạt tới thành công.
Nếu như trước thời điểm thí sinh cởi đồ xuất hiện trong Big Brother - Người giấu mặt, hiếm có người nào biết đến chương trình này, thì sau scandal, hiệu quả thật rõ ràng.
Người ta biết đến "Người giấu mặt" khi những hình ảnh này tràn lan |
The Voice – Giọng hát Việt mùa “ra quân” đầu tiên rầm rộ, hấp dẫn bởi ban giám khảo là những tên tuổi “hot” nhất nhì showbiz Việt, số lượng thí sinh đăng ký tham gia cũng là những gương mặt đầy triển vọng, hứa hẹn tạo dấu ấn trong tương lai gần.
Vốn dĩ bản gốc đã rất hấp dẫn, ở phiên bản Việt còn kèm theo những pha tung hứng lên mây của giám khảo dành cho các thí sinh khiến cho The Voice – Giọng hát Việt mùa đầu tiên luôn được ngóng chờ dịp cuối tuần.
Đang sôi sùng sục như một chương trình “hot” nhất thời điểm ấy, The Voice dính phải nghi án dàn xếp kết quả khi hàng loạt bằng chứng được đưa ra khiến người xem sửng sốt. Hóa ra bấy lâu nay khán giả được xem một màn kịch được dàn dựng với nhiều toan tính phía sau.
Buổi họp báo lịch sửkhi The Voice dính phải nghi án dàn xếp kết quả, hàng loạt bằng chứng được đưa ra khiến người xem sửng sốt. |
Mới đây nhất, chương trình X-Factor – Nhân tố bí ẩn đã cho thí sinh mượn khăn đội đầu của người dân tộc Thái làm khố cho người Tây Nguyên khiến dư luận dậy sóng.
Người Thái Tây Bắc muốn một lời xin lỗi vì sự xúc phạm giá trị văn hóa, còn người xem bức xúc vì sự lai căng phản văn hóa.
Đó là một vài trong vô số những sai phạm được Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Bộ Thông tin và truyền thông tổng kết, thống kê trong những chương trình truyền hình thực tế được VTV bán sóng cho đơn vị liên kết.
Câu hỏi dư luận vẫn băn khoăn là vai trò kiểm duyệt của VTV ở đâu khi những sự cố nhảm nhí ấy làm nát sóng truyền hình? Trách nhiệm và khâu kiểm duyệt đến đâu hay khi sự cố xảy ra rồi thì đi “chữa cháy” bằng những lời xin lỗi vu vơ?
Thuần Vũ
Bình luận