• Zalo

Vì đâu chênh lệch giữa người giàu kẻ nghèo trên thế giới ngày càng lớn?

Kinh tếThứ Năm, 15/10/2015 06:32:00 +07:00Google News

Lượng triệu phú Mỹ ngày càng giàu thêm do đồng USD có giá trong khi đó lượng triệu phú thế giới giảm, chênh lệch giàu nghèo tăng

(VTC News) - 1% người giàu có nhất thế giới đang nắm giữ tới một nửa tài sản toàn cầu, và khoảng cách chênh lệch giữa người giàu - người nghèo đang càng ngày càng lớn thêm.

Theo báo cáo Global Wealth cuả Cresit Suisse vừa được công bố mới đây, thế giới hiện đang có tổng cộng 33,7 triệu phú, trong đó những nước có số lượng triệu phú nhiều nhất thế giới bao gồm: Mỹ (15,7 triệu), Anh (2,4 triệu), Nhật (2,1 triệu), Pháp (1,8 triệu), Đức (1,5 triệu), Trung Quốc (1,3 triệu), Ý (1,1 triệu), Canada (984.000), Úc (961.000) và Thụy Sỹ (667.000).
1% người giàu có nhất thế giới đang nắm giữ tới một nửa tài sản toàn cầu
1% người giàu có nhất thế giới đang nắm giữ tới một nửa tài sản toàn cầu - Ảnh minh họa
Như vậy số triệu phú của Mỹ chiếm tỷ lệ là 46% trong tổng số triệu phú thế giới. Trong khi đó vào năm 2014, con số này chỉ là 41%, đồng nghĩa với việc Mỹ đã tăng thêm 903.000 triệu phú chỉ trong vòng 1 năm - tốc độ tăng nhanh nhất thế giới.

Bất ngờ hơn là Trung Quốc lại là quốc gia có tốc độ tăng nhanh thứ 2, với mức tăng 152.000 triệu phú trong vòng một năm. Hiện tại con số 1,3 triệu tỷ phú của Trung Quốc bị đánh giá là còn khá "khiêm tốn" so với tổng dân số hơn 1,3 tỷ người và chỉ chiếm tỷ lệ ít ỏi khoảng 4% lượng tỷ phú của cả thế giới.

Anh và Nhật lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 trên thế giới về số lượng triệu phú, chỉ sau Mỹ, trong đó Anh hiện có 2,4 triệu triệu phú còn tại Nhật là 2,1 triệu triệu phú.

Tuy nhiên, trong báo cáo của Cresit Suisse cho thấy, lượng triệu phú thế giới đã giảm xuống rõ rệt, từ 36,1 triệu người của năm 2014 xuống còn 33,7 triệu người trong năm nay.

Ngoài ra, khối tài sản toàn cầu lần đầu tiên đã có chiều hướng giảm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2008 đến nay. Theo đánh giá của CNBC dựa vào báo cáo trên, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là do sự biến động lớn trên thị trường tiền tệ.

Đặc biệt là trong năm nay, việc đồng USD đang mạnh dần lên đã trở thành màu mực mới làm thay đổi bức tranh tài sản của cả thế giới, khi hầu hết các loại giá cả chuyển sáng USD của các khu vực đều bị giảm xuống. Theo đó, tổng tài sản toàn cầu đã giảm thêm 12.400 tỷ USD xuống còn 250.100 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo đánh giá thì khi loại bỏ biến động tỷ giá, tài sản thế giới vẫn có xu hướng chung là tăng theo mỗi năm, và so với năm 2000 thì đến nay đã tăng gấp đôi. Mỹ đứng dầu danh sách các nước về số tài sản tăng thêm, với 4.600 tỷ USD, kém hơn so với năm ngoái, nhưng vẫn là đáng kể so với toàn cầu. Trong khi đó, tài sản tại Trung Quốc tăng 1.500 tỷ USD và Anh là 360 tỷ USD.

Đáng chú ý hơn là 1% những người giàu có nhất thế giới hiện đang sở hữu tới một nửa khối tài sản toàn cầu, cùng với đó khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo lại tăng lên, người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo.

"Rất khó để nhận ra những tác động gây ra sự bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, các tài sản tài chính giá trị - đặc biệt là cổ phiếu - đang được người giàu sở hữu đáng kể có thể là một yếu tố quan trọng dẫn tới hiện tượng này", báo cáo nhận xét.

Huyền Trân
Bình luận
vtcnews.vn