Với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, 4 lần được gặp Lãnh tụ Cuba Fidel Castro, được vinh dự chụp ảnh cùng Fidel và bản thân ông cũng đã nhiều lần được chụp ảnh Fidel, là những kỷ niệm không thể nào quên.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son kể lại, ông không được tận mắt chứng kiến chuyến thăm tuyến lửa Khu 4 lịch sử của Chủ tịch Fidel Castro mà chỉ nhìn thấy hình ảnh của Fidel trong chuyến thăm Quảng Trị: “Đó là thời gian tôi vừa từ Quảng Trị ra Bắc về Trường sĩ quan Lục quân 2 học tập, nên chỉ được nhìn thấy hình ảnh của Fidel trong chuyến thăm Quảng Trị qua báo chí.
Thời kỳ đó, tôi đặc biệt ấn tượng hình ảnh Fidel một bàn chân đặt trên nòng pháo 175 ly được mệnh danh là “Vua chiến trường” của Mỹ đang ở tư thế gục sát mặt đất. Hình ảnh này cho thấy một loại vũ khí được coi là bất khả chiến bại của giặc Mỹ đã phải quy phục trước sức mạnh của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam – chủ nhân của chiến thắng.
Bên cạnh đó còn có hình ảnh ông phất cao cờ giải phóng và nói: "Các đồng chí hãy phất cao lá cờ này tại sào huyệt Sài Gòn". Thủ tướng Phạm Văn Đồng bước tới đã ôm hôn thắm thiết và hứa sẽ làm đúng lời chúc của Chủ tịch Fidel”.
“Từ phương trời rất xa, tới nửa vòng Trái đất, Cuba đã đến với Việt Nam và đến với vùng đất còn đang khói lửa bằng tình cảm rất đỗi chân tình. Sự xuất hiện của Fidel tại Quảng Trị là niềm động viên rất lớn cho toàn dân, toàn quân ta, như tiếp thêm sức mạnh để chúng ta, sau khi thực hiện lời hiệu triệu của Bác “Đánh cho Mỹ cút”, chuyển sang giai đoạn mới sau khi Hiệp định Paris 27/1/1973 để “Đánh cho Ngụy nhào”, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhớ lại.
4 lần được gặp Fidel
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã 4 lần được gặp Fidel. Ông cho biết: “Riêng trong năm 1995, tôi đã được gặp ông 3 lần. Đó là lần tôi tháp tùng Chủ tịch nước Lê Đức Anh sang thăm chính thức Cuba và lần dự Hội nghị Không liên kết lần thứ 11 ở Colombia. Lần thứ 3 vào tháng 12/1995, Fidel sang Việt Nam và tôi đã chụp được một bức ảnh đặc biệt: Chủ tịch Fidel Castro đứng cùng Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son giờ đã là vị Tư lệnh của ngành Thông tin và Truyền thông của đất nước, rất bận bịu, nhưng niềm đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh của ông vẫn không nguội đi chút nào. Trong phòng làm việc, ông bày rất nhiều tác phẩm ảnh mà ông là tác giả và bức ảnh “để đời” ghi lại chuyến thăm cấp Nhà nước của vị lãnh đạo Cuba tới Việt Nam năm 1995 được treo ở vị trí trang trọng.
Năm 2003, Fidel sang thăm Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son một lần nữa được gặp ông. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, ông nhắc đi nhắc lại với niềm tự hào rằng: “Trong cuộc đời, ít người có may mắn được gặp Fidel tới 4 lần như thế”.
Ông nói: “Tôi còn có vinh dự được chụp ảnh cùng Fidel. Đó là sau cuộc hội đàm cấp Nhà nước Việt Nam-Cuba, lãnh đạo hai nước đang nói chuyện thân tình, tôi liền xin phép được chụp ảnh các thành viên trong đoàn Việt Nam với Fidel.
Được Fidel đồng ý, tôi đã chụp Fidel với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Việt Dũng, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương. Trong quá trình chụp ảnh tôi nhận thấy Fidel rất vui, gần gũi và thân thiện với phái đoàn Việt Nam.
Sau đó đến lượt tôi được vinh dự chụp ảnh cùng Fidel. Fidel tươi cười ôm tôi rất tình cảm, làm cho tôi trong lòng trào dâng sự sung sướng vô bờ. Tôi cảm thấy đây là một đặc ân to lớn đã được Người dành cho. Bức ảnh này không phải chỉ ghi lại kỷ niệm mà tôi coi như vật báu của mình”.
Bộ trưởng dành rất nhiều tình cảm cho vị nguyên thủ đặc biệt ấy: “Ông là một vị lãnh tụ vĩ đại của Cuba, đồng thời là một tấm gương tiêu biểu, một biểu tượng cho tinh thần đấu tranh vì tự do của châu Mỹ La tinh”.
Trách nhiệm vun đắp tình hữu nghị hai nước
“Cuba đã vượt qua khoảng cách nửa bán cầu để đến với Việt Nam hoàn toàn bằng tình cảm của những người cộng sản. Tình cảm Việt Nam-Cuba rất đặc biệt, là tình đoàn kết chiến đấu, hữu nghị được xây dựng trong những năm tháng rất khó khăn”, Bộ trưởng nhận định.
Chủ tịch Fidel Castro đã quyết định việc giúp đỡ Việt Nam nhiều công trình như: Khách sạn Thắng Lợi (Hồ Tây, Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam-Cuba tại Đồng Hới (Quảng Bình), trại bò Mộc Châu, trại gà Lương Mỹ và đường cao tốc Xuân Mai; tặng bò giống, gà giống và chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại, đồng thời cử chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh; giúp đào tạo trên 1.000 sinh viên Việt Nam ở trình độ đại học và cao học và vận động ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc… Những công trình đó bây giờ vẫn là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Cuba.
“Tuy nhiên, những công trình trong tư tưởng, trong tình cảm là không gì so sánh được. Dù rằng trong thời kỳ hội nhập quốc tế, chúng ta có nhiều người bạn mới, nhưng với người bạn Cuba thân tình, tình cảm đã quá sâu sắc, nhân dân Việt Nam giờ đây càng có điều kiện thể hiện tình cảm, trách nhiệm vun đắp tình hữu nghị ấy”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, 3 chân kiềng: ngoại giao chính trị - ngoại giao kinh tế - ngoại giao văn hóa đối với bạn bè quốc tế, Việt Nam đều coi trọng, nhưng chắc chắn đối với Cuba phải làm tốt hơn. Hiện nay, hai nước đã trao đổi các đoàn để cùng nhau nghiên cứu chia sẻ các kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là kinh nghiệm trồng lúa của Việt Nam. Việt Nam và Cuba đã có nhiều thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí, văn hóa, thể thao, đồng thời mở rộng hợp tác nhiều bên với sự tham gia của các nước trong khu vực và bên thứ ba, nhất là trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, Bộ luôn khuyến khích các cơ quan, các ngành: Công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, đặc biệt là viễn thông, đẩy mạnh hợp tác với Cuba.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã có một số lần sang Cuba để khảo sát tình hình. Trong chuyến gần đây nhất, ngày 21/2/2013, Tập đoàn Viettel đã ký Biên bản hợp tác với Tập đoàn Viễn thông ETECSA của Cuba về việc đầu tư nâng cấp hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Cuba.
Về mặt truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông hằng năm đều đón khoảng 10 phóng viên Cuba sang Việt Nam làm việc trong thời gian 10 ngày. “Chúng tôi đưa phóng viên nước bạn tới một số tỉnh, thành trên cả nước. Giới thiệu những công trình, thành quả phát triển kinh tế, văn hóa của Việt Nam để các phóng viên Cuba có điều kiện viết bài, quay phim, chụp ảnh để có tư liệu, thông tin về Việt Nam”.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã duy trì việc hợp tác trong lĩnh vực xuất bản với Cuba. Từ năm 2007 đến nay, hằng năm Cuba có hội chợ sách thì Việt Nam lại có một gian hàng giới thiệu sách với độc giả Cuba. Cục Xuất bản thường xuyên trao đổi những tác phẩm Việt Nam đã được dịch sang tiếng Tây Ban Nha. “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” vừa mới được dịch để gửi sang Cuba. Ngược lại, Cuba cũng đã chuyển những tác phẩm của mình sang Cục Xuất bản để dịch ra tiếng Việt.
“Mỗi bộ, mỗi ngành đều phải coi việc duy trì, thúc đẩy và mở rộng hơn nữa sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Cuba là trách nhiệm của mình để góp phần làm cho mối quan hệ đặc biệt hữu nghị đoàn kết giữa hai nước được tăng cường và đời đời bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.
Theo VGP News
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son kể lại, ông không được tận mắt chứng kiến chuyến thăm tuyến lửa Khu 4 lịch sử của Chủ tịch Fidel Castro mà chỉ nhìn thấy hình ảnh của Fidel trong chuyến thăm Quảng Trị: “Đó là thời gian tôi vừa từ Quảng Trị ra Bắc về Trường sĩ quan Lục quân 2 học tập, nên chỉ được nhìn thấy hình ảnh của Fidel trong chuyến thăm Quảng Trị qua báo chí.
Thời kỳ đó, tôi đặc biệt ấn tượng hình ảnh Fidel một bàn chân đặt trên nòng pháo 175 ly được mệnh danh là “Vua chiến trường” của Mỹ đang ở tư thế gục sát mặt đất. Hình ảnh này cho thấy một loại vũ khí được coi là bất khả chiến bại của giặc Mỹ đã phải quy phục trước sức mạnh của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam – chủ nhân của chiến thắng.
Chủ tịch Fidel Castro bắt tay những nữ du kích Gio Linh, Quảng Trị. |
Bên cạnh đó còn có hình ảnh ông phất cao cờ giải phóng và nói: "Các đồng chí hãy phất cao lá cờ này tại sào huyệt Sài Gòn". Thủ tướng Phạm Văn Đồng bước tới đã ôm hôn thắm thiết và hứa sẽ làm đúng lời chúc của Chủ tịch Fidel”.
“Từ phương trời rất xa, tới nửa vòng Trái đất, Cuba đã đến với Việt Nam và đến với vùng đất còn đang khói lửa bằng tình cảm rất đỗi chân tình. Sự xuất hiện của Fidel tại Quảng Trị là niềm động viên rất lớn cho toàn dân, toàn quân ta, như tiếp thêm sức mạnh để chúng ta, sau khi thực hiện lời hiệu triệu của Bác “Đánh cho Mỹ cút”, chuyển sang giai đoạn mới sau khi Hiệp định Paris 27/1/1973 để “Đánh cho Ngụy nhào”, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhớ lại.
4 lần được gặp Fidel
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã 4 lần được gặp Fidel. Ông cho biết: “Riêng trong năm 1995, tôi đã được gặp ông 3 lần. Đó là lần tôi tháp tùng Chủ tịch nước Lê Đức Anh sang thăm chính thức Cuba và lần dự Hội nghị Không liên kết lần thứ 11 ở Colombia. Lần thứ 3 vào tháng 12/1995, Fidel sang Việt Nam và tôi đã chụp được một bức ảnh đặc biệt: Chủ tịch Fidel Castro đứng cùng Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son giờ đã là vị Tư lệnh của ngành Thông tin và Truyền thông của đất nước, rất bận bịu, nhưng niềm đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh của ông vẫn không nguội đi chút nào. Trong phòng làm việc, ông bày rất nhiều tác phẩm ảnh mà ông là tác giả và bức ảnh “để đời” ghi lại chuyến thăm cấp Nhà nước của vị lãnh đạo Cuba tới Việt Nam năm 1995 được treo ở vị trí trang trọng.
Năm 2003, Fidel sang thăm Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son một lần nữa được gặp ông. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, ông nhắc đi nhắc lại với niềm tự hào rằng: “Trong cuộc đời, ít người có may mắn được gặp Fidel tới 4 lần như thế”.
Ông nói: “Tôi còn có vinh dự được chụp ảnh cùng Fidel. Đó là sau cuộc hội đàm cấp Nhà nước Việt Nam-Cuba, lãnh đạo hai nước đang nói chuyện thân tình, tôi liền xin phép được chụp ảnh các thành viên trong đoàn Việt Nam với Fidel.
Bức ảnh quý được treo trang trọng trong phòng làm việc của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. |
Sau đó đến lượt tôi được vinh dự chụp ảnh cùng Fidel. Fidel tươi cười ôm tôi rất tình cảm, làm cho tôi trong lòng trào dâng sự sung sướng vô bờ. Tôi cảm thấy đây là một đặc ân to lớn đã được Người dành cho. Bức ảnh này không phải chỉ ghi lại kỷ niệm mà tôi coi như vật báu của mình”.
Bộ trưởng dành rất nhiều tình cảm cho vị nguyên thủ đặc biệt ấy: “Ông là một vị lãnh tụ vĩ đại của Cuba, đồng thời là một tấm gương tiêu biểu, một biểu tượng cho tinh thần đấu tranh vì tự do của châu Mỹ La tinh”.
Trách nhiệm vun đắp tình hữu nghị hai nước
“Cuba đã vượt qua khoảng cách nửa bán cầu để đến với Việt Nam hoàn toàn bằng tình cảm của những người cộng sản. Tình cảm Việt Nam-Cuba rất đặc biệt, là tình đoàn kết chiến đấu, hữu nghị được xây dựng trong những năm tháng rất khó khăn”, Bộ trưởng nhận định.
Chủ tịch Fidel Castro đã quyết định việc giúp đỡ Việt Nam nhiều công trình như: Khách sạn Thắng Lợi (Hồ Tây, Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam-Cuba tại Đồng Hới (Quảng Bình), trại bò Mộc Châu, trại gà Lương Mỹ và đường cao tốc Xuân Mai; tặng bò giống, gà giống và chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại, đồng thời cử chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh; giúp đào tạo trên 1.000 sinh viên Việt Nam ở trình độ đại học và cao học và vận động ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc… Những công trình đó bây giờ vẫn là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Cuba.
Chủ tịch Fidel Castro chụp ảnh thân mật cùng Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son (khi đó là Thư ký của Chủ tịch nước Lê Đức Anh). |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, 3 chân kiềng: ngoại giao chính trị - ngoại giao kinh tế - ngoại giao văn hóa đối với bạn bè quốc tế, Việt Nam đều coi trọng, nhưng chắc chắn đối với Cuba phải làm tốt hơn. Hiện nay, hai nước đã trao đổi các đoàn để cùng nhau nghiên cứu chia sẻ các kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là kinh nghiệm trồng lúa của Việt Nam. Việt Nam và Cuba đã có nhiều thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí, văn hóa, thể thao, đồng thời mở rộng hợp tác nhiều bên với sự tham gia của các nước trong khu vực và bên thứ ba, nhất là trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, Bộ luôn khuyến khích các cơ quan, các ngành: Công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, đặc biệt là viễn thông, đẩy mạnh hợp tác với Cuba.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã có một số lần sang Cuba để khảo sát tình hình. Trong chuyến gần đây nhất, ngày 21/2/2013, Tập đoàn Viettel đã ký Biên bản hợp tác với Tập đoàn Viễn thông ETECSA của Cuba về việc đầu tư nâng cấp hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Cuba.
Về mặt truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông hằng năm đều đón khoảng 10 phóng viên Cuba sang Việt Nam làm việc trong thời gian 10 ngày. “Chúng tôi đưa phóng viên nước bạn tới một số tỉnh, thành trên cả nước. Giới thiệu những công trình, thành quả phát triển kinh tế, văn hóa của Việt Nam để các phóng viên Cuba có điều kiện viết bài, quay phim, chụp ảnh để có tư liệu, thông tin về Việt Nam”.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã duy trì việc hợp tác trong lĩnh vực xuất bản với Cuba. Từ năm 2007 đến nay, hằng năm Cuba có hội chợ sách thì Việt Nam lại có một gian hàng giới thiệu sách với độc giả Cuba. Cục Xuất bản thường xuyên trao đổi những tác phẩm Việt Nam đã được dịch sang tiếng Tây Ban Nha. “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” vừa mới được dịch để gửi sang Cuba. Ngược lại, Cuba cũng đã chuyển những tác phẩm của mình sang Cục Xuất bản để dịch ra tiếng Việt.
“Mỗi bộ, mỗi ngành đều phải coi việc duy trì, thúc đẩy và mở rộng hơn nữa sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Cuba là trách nhiệm của mình để góp phần làm cho mối quan hệ đặc biệt hữu nghị đoàn kết giữa hai nước được tăng cường và đời đời bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.
Theo VGP News
Bình luận