Vết đen có tên gọi là AR2665 có chiều rộng lên tới 120.000 km, tức là gấp 10 lần đường kính Trái đất và có thể quan sát được từ hành tinh của chúng ta.
Các chuyên gia cảnh báo, kích thước đó đủ lớn để tạo ra những đợt lóa Mặt Trời cấp M, gây mất tín hiệu vô tuyến trên Trái Đất, làm gián đoạn liên lạc vệ tinh và gây ra các cơn bão từ mạnh.
Theo Daily Mail, vết đen này được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện vào tuần trước, nhưng thông tin này mới chỉ được tiết lộ hồi giữa tuần.
Các vết đen là những vùng tối, có nhiệt độ thấp hơn so với các khu vực khác trên bề mặt Mặt trời, được hình thành do các biến đổi từ trường mạnh.
Chúng có khuynh hướng xuất hiện ở các khu vực có hoạt động từ trường mạnh và khi năng lượng đó được giải phóng, những đợt lóa Mặt Trời và các cơn bão bức xạ lớn. Một cơn bão như vậy có thể gây ra cực quang trên Trái Đất, làm ảnh hướng tới hệ thống dây điện và gây ra nguy cơ mất điện trên diện rộng tại một số khu vực.
Video: Vết đen xuất hiện trên bề mặt Mặt trời
"'Một cụm vết đen Mặt Trời được quan sát thấy gần đây dường như đang phát triển khá nhanh. Chúng có thể sẽ là nguồn cơn gây ra những đợt lóa mặt trời, nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra các dự đoán về các tác động của no", NASA cho biết thêm.
Bình luận