(VTC News) - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hy vọng, sau 3 năm dự án trị giá 55 triệu USD này sẽ có những sản phẩm đầu tiên.
Với số vốn 55 triệu USD vay ưu đãi trong 5 năm (2013-2018), dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp tiếp nhận, nâng cấp, phát triển, hoàn thiện và thương mại hóa các công nghệ đổi mới, trên cơ sở đó tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có mức giá phù hợp, có khả năng tiếp cận với đông đảo dân cư, đặc biệt là nhóm người nghèo, người có thu nhập thấp.
Số vốn ưu đãi này sẽ bổ sung kịp thời nguồn ngân sách còn eo hẹp hiện nay dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại các viện, trường, đồng thời kết nối viện nghiên cứu, doanh nghiệp và ngân hàng để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến và thương mại hóa kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
Dự án gồm 4 hợp phần sẽ ưu tiên cho các lĩnh vực: Y dược cổ truyền, công nghệ thông tin và truyền thông; nông nghiệp, thủy sản.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trên 1.100 USD nhưng trên thực tế, nhiều người dân ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng khó khăn của Việt Nam có thu nhập ở mức rất thấp, chỉ từ 300-400 USD/người/năm.
“Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch đầu tư xây dựng dự án này để hướng tới người nghèo. Trong đó tập trung hỗ trợ để họ có thể tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao về nông nghiệp, khoa học công nghệ và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Một trong những mũi nhọn cần quan tâm khắc phục là tập trung nâng cao chất lượng, chuẩn hóa các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống của Việt Nam theo hướng ứng dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện nhân hy vọng, sau ba năm dự án sẽ có những sản phẩm đầu tiên.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh những năm khó khăn gần đây đã cho thấy doanh nghiệp nào có công nghệ tốt, sức cạnh tranh cao vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng, còn các doanh nghiệp khác phải đối diện với những khó khăn, thậm chí dừng hoạt động.
Việc triển khai dự án này có nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khoa học công nghệ và cũng phù hợp với xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng – tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay bởi dự án được xây dựng nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa để đổi mới, vừa cải tiến khả năng ứng dụng công nghệ để phát triển.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, quy trình lựa chọn xét duyệt sẽ thực hiện công khai, minh bạch và “một cửa”, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
“Để đảm bảo dự án có hiệu quả, công tác kiểm tra sẽ được thực hiện định kỳ, thường xuyên”, ông Đông nhấn mạnh.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vừa dự lễ khởi động "Dự án đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp" sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB) vào hôm nay (7/11).
Với số vốn 55 triệu USD vay ưu đãi trong 5 năm (2013-2018), dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp tiếp nhận, nâng cấp, phát triển, hoàn thiện và thương mại hóa các công nghệ đổi mới, trên cơ sở đó tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có mức giá phù hợp, có khả năng tiếp cận với đông đảo dân cư, đặc biệt là nhóm người nghèo, người có thu nhập thấp.
Số vốn ưu đãi này sẽ bổ sung kịp thời nguồn ngân sách còn eo hẹp hiện nay dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại các viện, trường, đồng thời kết nối viện nghiên cứu, doanh nghiệp và ngân hàng để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến và thương mại hóa kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
Khởi động Dự án đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp. Ảnh VGP/Từ Lương |
Dự án gồm 4 hợp phần sẽ ưu tiên cho các lĩnh vực: Y dược cổ truyền, công nghệ thông tin và truyền thông; nông nghiệp, thủy sản.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trên 1.100 USD nhưng trên thực tế, nhiều người dân ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng khó khăn của Việt Nam có thu nhập ở mức rất thấp, chỉ từ 300-400 USD/người/năm.
“Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch đầu tư xây dựng dự án này để hướng tới người nghèo. Trong đó tập trung hỗ trợ để họ có thể tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao về nông nghiệp, khoa học công nghệ và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Một trong những mũi nhọn cần quan tâm khắc phục là tập trung nâng cao chất lượng, chuẩn hóa các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống của Việt Nam theo hướng ứng dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện nhân hy vọng, sau ba năm dự án sẽ có những sản phẩm đầu tiên.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh những năm khó khăn gần đây đã cho thấy doanh nghiệp nào có công nghệ tốt, sức cạnh tranh cao vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng, còn các doanh nghiệp khác phải đối diện với những khó khăn, thậm chí dừng hoạt động.
Việc triển khai dự án này có nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khoa học công nghệ và cũng phù hợp với xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng – tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay bởi dự án được xây dựng nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa để đổi mới, vừa cải tiến khả năng ứng dụng công nghệ để phát triển.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, quy trình lựa chọn xét duyệt sẽ thực hiện công khai, minh bạch và “một cửa”, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
“Để đảm bảo dự án có hiệu quả, công tác kiểm tra sẽ được thực hiện định kỳ, thường xuyên”, ông Đông nhấn mạnh.
Mai Lan
Bình luận