Khách du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay vẫn tiếp tục chịu cảnh quá tải và bị “chặt, chém”.
Tại TP HCM, phải qua 12h ngày 30/4, hàng vạn khách đang kẹt cứng ở các bến xe mới được giải tỏa. Do lượng khách cùng lúc dồn về các bến xe trong buổi sáng tăng đột biến nên xe về không kịp, nhiều quầy vé phải tạm ngưng bán hoặc treo bảng “hết vé” ngay từ sáng sớm.
Bến quá tải, xe “dù” làm giá
Ghi nhận tại Bến xe Miền Đông cho thấy mới hơn 5h sáng đã có hàng vạn hành khách túc trực để mua vé về quê, đi chơi. Trong đó, phần lớn khách đến bến đều đã mua vé từ trước, riêng những tuyến ngắn như Vũng Tàu, Phan Thiết, khách đến mua và đi ngay trong ngày nên các quầy vé luôn đông kín người.
Nhiều người phải chờ cả 3-4 giờ mới có thể mua được vé. Một hành khách tên Thúy, quê Khánh Hòa, ngán ngẩm nói: “Tình hình căng hơn ngày Tết. Thật không ngờ dịp này, người ta lại về quê và đi du lịch đông như vậy”.
Tại Bến xe Miền Tây, từ 8h đã có nhiều quầy vé phải treo bảng “hết vé” do số lượng khách quá đông. Nhiều quầy vé đi các tỉnh Kiên Giang, Hà Tiên đã hết vé từ 8 giờ. Nhân viên tại quầy cho biết phải đến 17h mới có chuyến tiếp theo.
Không mua được vé, nhiều hành khách đành bấm bụng ra đường đón xe “dù” về quê. Nắm bắt được tình hình nên các tuyến xe dù đã đẩy giá vé lên từ 1,5 đến 2 lần so với giá trong bến. Chị Kim Nhi, quê Kiên Giang, cho biết: Giá vé về Kiên Giang trong bến là 180.000 đồng nhưng ở đây họ bán 270.000 đồng, trong khi xe đã chật kín nhưng cũng phải đi”.
Giải thích về tình trạng “cháy vé” sáng 30/4, ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc Bến xe Miền Tây, nói: Bến không thiếu vé, thiếu xe nhưng do hàng chục ngàn lượt khách cùng lúc dồn về trong buổi sáng, xe quay đầu không kịp, khách phải chờ đợi lâu.
Cũng trong sáng 30/4, tại các bến xe lớn của thủ đô Hà Nội, người dân ùn ùn kéo đến để xếp hàng và chen chúc mua vé về nghỉ lễ. Tại bến xe phía Nam - Bến xe Giáp Bát, trong sáng 30/4, đã phải tăng cường hơn 100 xe để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
“Chém” gấp 5 lần giá thường
Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, ngày 30/4 đã có khoảng 4.000 du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ở các khu du lịch dã ngoại Hòn Rơm - Mũi Né, TP Phan Thiết. Nhìn chung, giá phòng và dịch vụ tăng khoảng 20%-30%. Theo một số công ty du lịch, lượng phòng nghỉ dịp này phần lớn được khách hàng đặt từ đầu năm nên giá cả ổn định.
Trong khi đó, tại Nha Trang, lượng khách đông khiến giá phòng ở khu vực sát biển tăng cao đột biến, có nơi gấp 4-5 lần so với bình thường. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt trên 163 tỉ đồng.
Cùng ngày, nhiều khách sạn, nhà nghỉ từ 2 sao trở xuống trên các tuyến đường ở Nha Trang đa số đã hết phòng. Nhiều khách sạn còn phòng đều “hét” giá gấp 4-5 lần giá thường. Điển hình như khách sạn T.M nằm trong hẻm đường Trần Phú có giá 800.000 đồng/phòng đơn và 1.200.000 đồng/phòng đôi, trong khi bình thường vẫn bán phòng với giá 200.000-250.000 đồng/phòng.
Nhiều khách sạn, nhà nghỉ dưới 2 sao khác đều báo giá gấp đôi từ 500.000 - 800.000 đồng/phòng đơn khiến rất nhiều du khách “chóng mặt”. Ông Lê Quang Lịch, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho biết: Năm nay, các khách sạn đăng ký mức giá phòng cao nên giá thực tế có cao hơn các năm trước.
Tại các khu du lịch ở thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa), thị xã Cửa Lò (Nghệ An), du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh), một số điểm du lịch ở TP Huế, TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi... cũng xảy ra tình trạng hét giá các loại dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí và lưu trú.
Đường cao tốc cũng kẹt xe
Từ trưa đến chiều 30/4, dòng ô tô dày đặc nối đuôi nhau qua tuyến đường cao tốc TP HCM - Trung Lương nhích từng mét để mua vé qua trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa (Tiền Giang). Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng kẹt xe kéo dài gần 5 km xảy ra từ hướng TP HCM về Tiền Giang.
Trong khi đó, hướng ngược lại thì đường rất thông thoáng. Khi tình trạng kẹt xe kéo dài, nhiều hành khách đã xuống xe đi bộ về phía trạm thu phí điện thoại cho người thân đến đón hoặc tìm xe khác để tiếp tục hành trình về quê.
» TP.HCM: Giao thông hỗn loạn ngày đầu nghỉ lễ
» Thủ tướng:Không để thiếu phương tiện chở khách dịp 30/4
» Những điểm ăn chơi xa xỉ tại Hà Nội
Theo NLĐ
Tại TP HCM, phải qua 12h ngày 30/4, hàng vạn khách đang kẹt cứng ở các bến xe mới được giải tỏa. Do lượng khách cùng lúc dồn về các bến xe trong buổi sáng tăng đột biến nên xe về không kịp, nhiều quầy vé phải tạm ngưng bán hoặc treo bảng “hết vé” ngay từ sáng sớm.
Bến quá tải, xe “dù” làm giá
Ghi nhận tại Bến xe Miền Đông cho thấy mới hơn 5h sáng đã có hàng vạn hành khách túc trực để mua vé về quê, đi chơi. Trong đó, phần lớn khách đến bến đều đã mua vé từ trước, riêng những tuyến ngắn như Vũng Tàu, Phan Thiết, khách đến mua và đi ngay trong ngày nên các quầy vé luôn đông kín người.
Nhiều người phải chờ cả 3-4 giờ mới có thể mua được vé. Một hành khách tên Thúy, quê Khánh Hòa, ngán ngẩm nói: “Tình hình căng hơn ngày Tết. Thật không ngờ dịp này, người ta lại về quê và đi du lịch đông như vậy”.
Hàng ngàn người đến mua vé tại bến xe miền đông sáng 30/4 Ảnh: Gia Minh |
Không mua được vé, nhiều hành khách đành bấm bụng ra đường đón xe “dù” về quê. Nắm bắt được tình hình nên các tuyến xe dù đã đẩy giá vé lên từ 1,5 đến 2 lần so với giá trong bến. Chị Kim Nhi, quê Kiên Giang, cho biết: Giá vé về Kiên Giang trong bến là 180.000 đồng nhưng ở đây họ bán 270.000 đồng, trong khi xe đã chật kín nhưng cũng phải đi”.
Giải thích về tình trạng “cháy vé” sáng 30/4, ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc Bến xe Miền Tây, nói: Bến không thiếu vé, thiếu xe nhưng do hàng chục ngàn lượt khách cùng lúc dồn về trong buổi sáng, xe quay đầu không kịp, khách phải chờ đợi lâu.
Cũng trong sáng 30/4, tại các bến xe lớn của thủ đô Hà Nội, người dân ùn ùn kéo đến để xếp hàng và chen chúc mua vé về nghỉ lễ. Tại bến xe phía Nam - Bến xe Giáp Bát, trong sáng 30/4, đã phải tăng cường hơn 100 xe để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
“Chém” gấp 5 lần giá thường
Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, ngày 30/4 đã có khoảng 4.000 du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ở các khu du lịch dã ngoại Hòn Rơm - Mũi Né, TP Phan Thiết. Nhìn chung, giá phòng và dịch vụ tăng khoảng 20%-30%. Theo một số công ty du lịch, lượng phòng nghỉ dịp này phần lớn được khách hàng đặt từ đầu năm nên giá cả ổn định.
Trong khi đó, tại Nha Trang, lượng khách đông khiến giá phòng ở khu vực sát biển tăng cao đột biến, có nơi gấp 4-5 lần so với bình thường. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt trên 163 tỉ đồng.
Cùng ngày, nhiều khách sạn, nhà nghỉ từ 2 sao trở xuống trên các tuyến đường ở Nha Trang đa số đã hết phòng. Nhiều khách sạn còn phòng đều “hét” giá gấp 4-5 lần giá thường. Điển hình như khách sạn T.M nằm trong hẻm đường Trần Phú có giá 800.000 đồng/phòng đơn và 1.200.000 đồng/phòng đôi, trong khi bình thường vẫn bán phòng với giá 200.000-250.000 đồng/phòng.
Nhiều khách sạn, nhà nghỉ dưới 2 sao khác đều báo giá gấp đôi từ 500.000 - 800.000 đồng/phòng đơn khiến rất nhiều du khách “chóng mặt”. Ông Lê Quang Lịch, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho biết: Năm nay, các khách sạn đăng ký mức giá phòng cao nên giá thực tế có cao hơn các năm trước.
Tại các khu du lịch ở thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa), thị xã Cửa Lò (Nghệ An), du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh), một số điểm du lịch ở TP Huế, TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi... cũng xảy ra tình trạng hét giá các loại dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí và lưu trú.
Đường cao tốc cũng kẹt xe
Từ trưa đến chiều 30/4, dòng ô tô dày đặc nối đuôi nhau qua tuyến đường cao tốc TP HCM - Trung Lương nhích từng mét để mua vé qua trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa (Tiền Giang). Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng kẹt xe kéo dài gần 5 km xảy ra từ hướng TP HCM về Tiền Giang.
Trong khi đó, hướng ngược lại thì đường rất thông thoáng. Khi tình trạng kẹt xe kéo dài, nhiều hành khách đã xuống xe đi bộ về phía trạm thu phí điện thoại cho người thân đến đón hoặc tìm xe khác để tiếp tục hành trình về quê.
» TP.HCM: Giao thông hỗn loạn ngày đầu nghỉ lễ
» Thủ tướng:Không để thiếu phương tiện chở khách dịp 30/4
» Những điểm ăn chơi xa xỉ tại Hà Nội
Theo NLĐ
Bình luận