Theo chuyên gia, vật thể hình cầu bằng hợp kim rơi ở Tuyên Quang, Yên Bái có thể là bình nhiên liệu của một tên lửa Nga được phóng hôm 11/12/2015 vừa qua.
Chia sẻ về các giả thiết liên quan đến vật thể lạ rơi xuống Yên Bái và Tuyên Quang hôm 2/1, ông Vũ Trọng Thư - Nguyên Trưởng phòng nghiên cứu không gian Fspace, Đại học FPT cho hay, nhiều khả năng đây là bình nhiên liệu của tên lửa đẩy Zenit-2SB, dùng để phóng vệ tinh khí tượng Elektro-L2 lên quỹ đạo, từ sân bay vũ trụ Baikonur (Nga).
Cụ thể, tên lửa đẩy này được phóng đi vào lúc 13h45 ngày 11/12/2015, do Nga và Ukraine chế tạo.
Ông Thư cho biết, tên lửa đẩy này gồm 3 tầng. Trong đó, tầng một đốt hết nhiên liệu trong 2,5 phút, tách ra rơi xuống mặt đất. Tầng 2 của tên lửa đẩy (cũng chính là phần có chứa bộ phận nghi là bình nhiên liệu rơi ở Việt Nam) đưa vệ tinh lên quỹ đạo tạm thời (gọi là parking orbit) sau đó tách ra.
Quỹ đạo này có hình elip với thông số bán trục nhỏ 167 km, bán trục lớn 554 km, chu kỳ chuyển động 1 giờ 31 phút cho mỗi vòng bay quanh Trái đất.
Lúc này, tầng 3 của tên lửa đẩy có nhiệm vụ đưa vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh (ở độ cao 36.000 km) trong khi tầng 2 đã hết nhiên liệu và bay theo quán tính tại quỹ đạo tạm thời.
Do bán trục nhỏ của quỹ đạo chỉ có 167 km, nó liên tục bị ma sát với bầu khí quyển và chuyển động chậm lại, hạ vài km độ cao mỗi ngày.
Đến ngày 2/1/2016, cận điểm của tầng 2 tên lửa xuống mức rất thấp (dưới 100 km) - là nơi bầu khí quyển trở nên đậm đặc hơn và bắt đầu rơi xuống trái đất. Điểm bắt đầu rơi của nó dự đoán ở gần Ấn Độ.
Do tác động của nhiều lực, tầng 2 tên lửa bị đổi hướng bay, nung nóng và bốc cháy khi bay ngang qua Thái Lan. Từ dưới đất nhìn lên, nó giống như một quả cầu lửa đang bay và một số người dân Thái Lan đã quay được clip này.
“Khi ngoại lực tác động lên đến cực đại thì xảy ra vụ nổ, có thể đã có 3 vụ”, ông Thư dự đoán. Theo đó, tầng thứ 2 của tên lửa bị phá hủy hoàn toàn trừ 2 bình nhiên liệu (hoặc có thể có vài bộ phận khác) vì có hình dạng và kết cấu bền vững nên "may mắn" thoát được vụ nổ để bay thêm một đoạn nữa rồi rơi xuống Tuyên Quang và Yên Bái của Việt Nam.
Ông Thư cho biết, người dân ở một vài nơi trên thế giới từng phát hiện những “quả cầu không gian” tương tự. Trong những trường hợp này, thông thường, người phát hiện hoặc người chủ của mảnh đất mà vật thể vũ trụ rơi xuống giữ lại làm kỷ niệm hoặc đem bán cho những người quan tâm muốn mua để sưu tầm.
Theo ông Thư, việc bộ phận của tên lửa hoặc vệ tinh rơi xuống khu vực có dân cư là điều ngoài mong muốn, nếu không may gây thiệt hại, trách nhiệm thuộc về nước phóng tên lửa: “Các nước phát triển trên thế giới như Nga, Mỹ… hàng năm phóng rất nhiều tên lửa".
Ông Thư cho biết, đa số các tên lửa sau khi hoàn thành nhiệm vụ đẩy vệ tinh lên quỹ đạo khi rơi trở lại bầu khí quyển Trái đất đều bốc cháy hết hoặc được điều khiển để rơi xuống biển, sa mạc hay rừng núi, tránh những nơi có người sống. Chỉ có một vài trường hợp, một số bộ phận của tên lửa/vệ tinh rơi xuống đất.
Trong lịch sử đã có tiền lệ, ngày 24/1/1978 vệ tinh Kosmos 954 do Liên Xô phóng bị rơi xuống miền Bắc Canada gây ra thảm họa môi trường vì trên vệ tinh có lò phản ứng hạt nhân nhỏ chứa 50 kg Uranium-235. Canada đòi Liên Xô phải trả 6 triệu CND chi phí dọn rác nhưng cuối cùng Liên Xô chỉ trả 3 triệu CND.
Chia sẻ về các giả thiết liên quan đến vật thể lạ rơi xuống Yên Bái và Tuyên Quang hôm 2/1, ông Vũ Trọng Thư - Nguyên Trưởng phòng nghiên cứu không gian Fspace, Đại học FPT cho hay, nhiều khả năng đây là bình nhiên liệu của tên lửa đẩy Zenit-2SB, dùng để phóng vệ tinh khí tượng Elektro-L2 lên quỹ đạo, từ sân bay vũ trụ Baikonur (Nga).
Theo ông Vũ Trọng Thư - vật thể lạ rơi xuống Việt Nam chính là bình nhiên liệu của tên lửa đẩy từ Nga. Ảnh: NVCC. |
Ông Thư cho biết, tên lửa đẩy này gồm 3 tầng. Trong đó, tầng một đốt hết nhiên liệu trong 2,5 phút, tách ra rơi xuống mặt đất. Tầng 2 của tên lửa đẩy (cũng chính là phần có chứa bộ phận nghi là bình nhiên liệu rơi ở Việt Nam) đưa vệ tinh lên quỹ đạo tạm thời (gọi là parking orbit) sau đó tách ra.
Quỹ đạo này có hình elip với thông số bán trục nhỏ 167 km, bán trục lớn 554 km, chu kỳ chuyển động 1 giờ 31 phút cho mỗi vòng bay quanh Trái đất.
Lúc này, tầng 3 của tên lửa đẩy có nhiệm vụ đưa vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh (ở độ cao 36.000 km) trong khi tầng 2 đã hết nhiên liệu và bay theo quán tính tại quỹ đạo tạm thời.
Do bán trục nhỏ của quỹ đạo chỉ có 167 km, nó liên tục bị ma sát với bầu khí quyển và chuyển động chậm lại, hạ vài km độ cao mỗi ngày.
Đến ngày 2/1/2016, cận điểm của tầng 2 tên lửa xuống mức rất thấp (dưới 100 km) - là nơi bầu khí quyển trở nên đậm đặc hơn và bắt đầu rơi xuống trái đất. Điểm bắt đầu rơi của nó dự đoán ở gần Ấn Độ.
Do tác động của nhiều lực, tầng 2 tên lửa bị đổi hướng bay, nung nóng và bốc cháy khi bay ngang qua Thái Lan. Từ dưới đất nhìn lên, nó giống như một quả cầu lửa đang bay và một số người dân Thái Lan đã quay được clip này.
Điểm dự đoán rơi của tầng 2, tên lửa đẩy Zenit-2SB. Ảnh: Aerospace. |
Ông Thư cho biết, người dân ở một vài nơi trên thế giới từng phát hiện những “quả cầu không gian” tương tự. Trong những trường hợp này, thông thường, người phát hiện hoặc người chủ của mảnh đất mà vật thể vũ trụ rơi xuống giữ lại làm kỷ niệm hoặc đem bán cho những người quan tâm muốn mua để sưu tầm.
Theo ông Thư, việc bộ phận của tên lửa hoặc vệ tinh rơi xuống khu vực có dân cư là điều ngoài mong muốn, nếu không may gây thiệt hại, trách nhiệm thuộc về nước phóng tên lửa: “Các nước phát triển trên thế giới như Nga, Mỹ… hàng năm phóng rất nhiều tên lửa".
"Quả cầu không gian" được phát hiện ở gần Cape Town (Nam Phi) tháng 4/2000. |
Trong lịch sử đã có tiền lệ, ngày 24/1/1978 vệ tinh Kosmos 954 do Liên Xô phóng bị rơi xuống miền Bắc Canada gây ra thảm họa môi trường vì trên vệ tinh có lò phản ứng hạt nhân nhỏ chứa 50 kg Uranium-235. Canada đòi Liên Xô phải trả 6 triệu CND chi phí dọn rác nhưng cuối cùng Liên Xô chỉ trả 3 triệu CND.
Video: Kết luận ban đầu về vật thể lạ rơi ở Tuyên Quang
Nguồn: Zing
Bình luận