Đài thiên văn Murchison Widefield Array (MWA) nằm ở một khu vực hoang vắng của Tây Úc vừa bắt được hình ảnh ngoạn mục nói trên, theo Science Alert.
"Thủ phạm" của hiện tượng chính là lỗ đen quái vật của thiên hà Centaurus A cách chúng ta khoảng 12 triệu năm ánh sáng. Lỗ đen này có kích thước khoảng 55 triệu Mặt Trời, nằm ở trung tâm thiên hà. Nó đã phóng ra 2 bong bóng plasma khổng lồ đối xứng, to gấp nhiều lần kích thước thực của lỗ đen, từ đó tạo ra khoảnh khắc ngoạn mục.
Để có kích thước bằng 16 mặt trăng đặt cạnh nhau ở góc nhìn từ Trái Đất, độ khổng lồ của vật thể là ngoài sức tưởng tượng.
Để tìm hiểu sự thật nói trên, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tạo nên một mô hình sống động về quá trình ăn uống và "nổi loạn" của lỗ đen quái vật.
"Trong mô hình này, các đám mây khí lạnh ngưng tụ trong quầng thiên hà và mưa xuống vùng trung tâm, nuôi dưỡng lỗ đen siêu lớn" - nhà vật lý thiên văn Massimo Gaspari từ Viện Vật lý thiên văn Quốc gia Ý, thành viên nhóm nghiên cứu quốc tế, giải thích.
Lỗ đen thường trả lại vũ trụ những luồng năng lượng khủng khiếp khi được "ăn" và hiện tượng nói trên chính là điển hình.
Tất nhiên bạn đã không thể quan sát thấy cặp bóng plasma khổng lồ, dù nó đã hiện hình trên bầu trời và vẫn còn tồn tại, bởi đó là dạng ánh sáng mắt thường không quan sát được. Nhưng "đôi mắt" của kính viễn vọng vô tuyến thì nhìn được, và đã chuyển thể dữ liệu vô tuyến thành hình ảnh.
Bình luận