Loại vật liệu này do các nhà hóa học tại trường Đại học California ở Riverside và Đại học Colorado tạo ra.
Hiện nay, các công cụ được sử dụng để bảo vệ màn hình smartphone không bị vỡ bởi các tác động của ngoại lực gồm kính Gorilla của Corning (giờ đã đến thế hệ thứ 5) và hệ thống Shattershield thế hệ thứ hai được Motorola sử dụng trên Moto Z Force.
Theo báo cáo của các nhà hóa học, vật liệu này trong suốt và có khả năng tự chữa lành vết nứt màn hình. Chẳng hạn, vật liệu bị rách nát và khâu lại với nhau trong vòng chưa đầy 24 giờ sẽ tự liền. Vật liệu này mềm giống cao su, có chi phí rẻ và dễ thực hiện, có thể kéo giãn gấp 50 lần kích thước ban đầu. Với khả năng dẫn điện, vật liệu này có thể được sử dụng để sản xuất màn hình smartphone chống xước, tự phục hồi.
Một trong những nhà nghiên cứu của dự án này – Chao Wang nói rằng, loại vật liệu mới có thể sớm được sử dụng trong sản xuất smartphone. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm và nhóm nghiên cứu phải kiểm tra vật liệu đó trong các điều kiện khắc nghiệt như độ ẩm cao. Các polyme tự phục hồi khác đã không thể tồn tại trong một thử nghiệm như vậy.
Nói về khả năng tự chữa lành vết nứt chắc ai cũng nhớ đến smartphone LG G Flex và LG G Flex 2 được trình làng với mặt lưng có thể tự chữa lành các vết xước nhỏ. Tuy nhiên, khả năng tự chữa lành vết nứt màn hình là một vấn đề khác.
"Tôi đã nghiên cứu chế tạo pin lithium ion tự phục hồi, do đó, khi bạn thả điện thoại di động rơi xuống, chúng có thể tự sửa chữa và hoạt động lâu hơn”, nhà nghiên cứu Chao Wang chia sẻ.
Bình luận