(VTC News) – Vừa được IMF đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, liệu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có “qua mặt” đồng USD?
Ngày 30/11, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bất ngờ cho biết sẽ bổ sung thêm đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ các đồng tiền dự trữ. Đây là động thái giúp Trung Quốc hội nhập sâu hơn với hệ thống kinh tế toàn cầu vốn được thống trị bởi Mỹ, châu Âu và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ.
Phóng viên Báo điện tử VTC News đã phỏng vấn TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng về những vấn đề liên quan tới vấn đề đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế.
- Vì sao IMF bất ngờ đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ quốc tế thưa ông?
Thực ra đây không phải động thái bất ngờ. IMF đã xem xét việc đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ quốc tế từ khá lâu. Bây giờ mới là thời điểm thích hợp để làm điều đó.
Việc đưa một đồng tiền vào giỏ tiền tệ quốc tế phải dựa vào nhiều yếu tố. Đầu tiên đó chính là đồng tiền đó phải phổ biến. Mới đây, Báo Wall Street Journal dẫn số liệu của Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (Swift), trong tháng 8/2015, nhân dân tệ lần đầu tiên vượt đồng yen trở thành loại tiền tệ được thanh toán nhiều thứ tư thế giới.
Thứ hai, nền kinh tế đất nước đó phải mạnh. Hiện tại, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.
Ngoài ra, đồng tiền đó cần có tính hoán đổi cao. Sau thời gian dài xem xét, nhận thấy tính hoán đổi của nhân dân tệ đã đáp ứng được yêu cầu, IMF mới đưa ra quyết định như vậy.
- Đây có phải là kết quả của nỗ lực phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc từ tháng 8 năm nay không?
Đúng vậy. Trung Quốc luôn mong muốn đồng nhân dân tệ có tiếng nói lớn trên trường quốc tế. Từ nhiều năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có nhiều động thái vận động hành lang để đồng nhân dân tệ sớm được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế.
Việc Trung Quốc thả nổi đồng nhân dân tệ, liên tục phá giá đồng nhân dân tệ kể từ ngày 11/8 là những nỗ lực mới nhất thúc giục IMF đưa ra quyết định.
- Đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, Trung Quốc có lợi gì thưa ông?
Trung Quốc được nhận rất nhiều lợi ích khi đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế. Đồng nhân dân tệ được giao dịch khá nhiều nhưng bây giờ mới chính thức được công nhận. Đồng bản tệ được công nhận, uy tín quốc gia sẽ nâng lên.
Nhưng tác động to lớn nhất chính là trong quan hệ mậu dịch với các nước trên thế giới. Từ lâu đồng nhân dân tệ được được sử dụng trong xuất nhập khẩu nhưng chưa được công nhận rộng rãi. Thay vào đó là USD hay EURO.
Khi nhân dân tệ được công nhận, các quốc gia buôn bán với Trung Quốc thay vì phải thanh toán bằng USD, có thể thanh toán bằng chính nhân dân tệ. Cũng từ đó mà rủi ro tỷ giá giảm mạnh với các doanh nghiệp Trung Quốc.
- Mới vào giỏ tiền tệ quốc tế nhưng đồng nhân dân tệ đã đứng trên đồng Yên Nhật và bảng Anh, liệu nhân dân tệ có cơ hội “qua mặt” USD không?
Nhiều người cho rằng đồng nhân dân tệ có thể thay thế USD, vượt qua USD trở thành đồng tiền mạnh nhất, có khả năng thanh toán rộng nhất. Điều đó có thể xảy ra nhưng nếu xảy ra, sẽ phải ở trong tương lai rất xa.
Còn ở hiện tại, điều đó là không thể. Đồng tiền muốn mạnh lên phải phụ thuộc nhiều yếu tố. Đứng sau mỗi đồng tiền là cả hệ thống tài chính, kinh tế, chính trị vững mạnh. Mà chúng ta đã thấy, nền kinh tế chưa thực sự ổn định.
- Đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào thưa ông?
Nó sẽ gây áp lực lớn tới tỷ giá.
Đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế nghĩa là nó trở thành tiền tệ được hoán đổi tự do, đồng nhân dân tệ sẽ được mua bán rộng khắp trên thị trường tài chính thế giới mà không gặp bất cứ sự điều chỉnh nào của Chính phủ mà tuân theo quy luật cung cầu. Hiện nay Chính phủ vẫn điều chỉnh đồng nhân dân tệ dù có phá giá mạnh tay từ tháng 8.
Được hối đoái tự do đồng nghĩa với việc đồng nhân dân tệ vẫn có thể mất giá thêm nữa. Nếu tiền đồng neo cứng với USD, khi đồng nhân dân tệ giảm giá, VND sẽ tăng, gây áp lực lên xuất khẩu. Còn khi đồng nhân dân tệ tăng, VND giảm, nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Xin cảm ơn ông!
Bảo Linh
Ngày 30/11, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bất ngờ cho biết sẽ bổ sung thêm đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ các đồng tiền dự trữ. Đây là động thái giúp Trung Quốc hội nhập sâu hơn với hệ thống kinh tế toàn cầu vốn được thống trị bởi Mỹ, châu Âu và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ.
Phóng viên Báo điện tử VTC News đã phỏng vấn TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng về những vấn đề liên quan tới vấn đề đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế.
Thực ra đây không phải động thái bất ngờ. IMF đã xem xét việc đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ quốc tế từ khá lâu. Bây giờ mới là thời điểm thích hợp để làm điều đó.
Việc đưa một đồng tiền vào giỏ tiền tệ quốc tế phải dựa vào nhiều yếu tố. Đầu tiên đó chính là đồng tiền đó phải phổ biến. Mới đây, Báo Wall Street Journal dẫn số liệu của Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (Swift), trong tháng 8/2015, nhân dân tệ lần đầu tiên vượt đồng yen trở thành loại tiền tệ được thanh toán nhiều thứ tư thế giới.
Thứ hai, nền kinh tế đất nước đó phải mạnh. Hiện tại, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.
Ngoài ra, đồng tiền đó cần có tính hoán đổi cao. Sau thời gian dài xem xét, nhận thấy tính hoán đổi của nhân dân tệ đã đáp ứng được yêu cầu, IMF mới đưa ra quyết định như vậy.
- Đây có phải là kết quả của nỗ lực phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc từ tháng 8 năm nay không?
Đúng vậy. Trung Quốc luôn mong muốn đồng nhân dân tệ có tiếng nói lớn trên trường quốc tế. Từ nhiều năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có nhiều động thái vận động hành lang để đồng nhân dân tệ sớm được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế.
Việc Trung Quốc thả nổi đồng nhân dân tệ, liên tục phá giá đồng nhân dân tệ kể từ ngày 11/8 là những nỗ lực mới nhất thúc giục IMF đưa ra quyết định.
- Đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, Trung Quốc có lợi gì thưa ông?
Trung Quốc được nhận rất nhiều lợi ích khi đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế. Đồng nhân dân tệ được giao dịch khá nhiều nhưng bây giờ mới chính thức được công nhận. Đồng bản tệ được công nhận, uy tín quốc gia sẽ nâng lên.
Nhưng tác động to lớn nhất chính là trong quan hệ mậu dịch với các nước trên thế giới. Từ lâu đồng nhân dân tệ được được sử dụng trong xuất nhập khẩu nhưng chưa được công nhận rộng rãi. Thay vào đó là USD hay EURO.
Khi nhân dân tệ được công nhận, các quốc gia buôn bán với Trung Quốc thay vì phải thanh toán bằng USD, có thể thanh toán bằng chính nhân dân tệ. Cũng từ đó mà rủi ro tỷ giá giảm mạnh với các doanh nghiệp Trung Quốc.
- Mới vào giỏ tiền tệ quốc tế nhưng đồng nhân dân tệ đã đứng trên đồng Yên Nhật và bảng Anh, liệu nhân dân tệ có cơ hội “qua mặt” USD không?
Nhiều người cho rằng đồng nhân dân tệ có thể thay thế USD, vượt qua USD trở thành đồng tiền mạnh nhất, có khả năng thanh toán rộng nhất. Điều đó có thể xảy ra nhưng nếu xảy ra, sẽ phải ở trong tương lai rất xa.
Còn ở hiện tại, điều đó là không thể. Đồng tiền muốn mạnh lên phải phụ thuộc nhiều yếu tố. Đứng sau mỗi đồng tiền là cả hệ thống tài chính, kinh tế, chính trị vững mạnh. Mà chúng ta đã thấy, nền kinh tế chưa thực sự ổn định.
- Đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào thưa ông?
Nó sẽ gây áp lực lớn tới tỷ giá.
Đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế nghĩa là nó trở thành tiền tệ được hoán đổi tự do, đồng nhân dân tệ sẽ được mua bán rộng khắp trên thị trường tài chính thế giới mà không gặp bất cứ sự điều chỉnh nào của Chính phủ mà tuân theo quy luật cung cầu. Hiện nay Chính phủ vẫn điều chỉnh đồng nhân dân tệ dù có phá giá mạnh tay từ tháng 8.
Được hối đoái tự do đồng nghĩa với việc đồng nhân dân tệ vẫn có thể mất giá thêm nữa. Nếu tiền đồng neo cứng với USD, khi đồng nhân dân tệ giảm giá, VND sẽ tăng, gây áp lực lên xuất khẩu. Còn khi đồng nhân dân tệ tăng, VND giảm, nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Xin cảm ơn ông!
Bảo Linh
Bình luận