• Zalo

Vấn nạn 'tin vịt' qua bức ảnh ngọn lửa lớn ở Paris

Khoa học - Công nghệThứ Ba, 18/12/2018 18:21:00 +07:00Google News

Những kẻ phát tán tin giả mạo đã cố tình ghép hai ảnh ngọn lửa ở Paris nhằm đả kích giới truyền thông.

Tuần trước, một bức ảnh ghép có tên "Góc nhìn" (Perspective matters) lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội Twitter với 36.000 lượt chia sẻ và hơn 60.000 lượt Like.

Bức ảnh cho thấy chỉ là một nhúm lửa nhỏ trên đường, nhưng qua ống kính của nhiếp ảnh gia, người xem có cảm giác như Khải Hoàn Môn ở Paris chìm trong lửa.

Rất nhiều người nhanh chóng chia sẻ lại hình ảnh và chỉ trích giới truyền thông đã thổi phồng thông tin, biến chuyện nhỏ nhặt thành chuyện lớn.

Tuy nhiên, hãng thông tấn AFP tìm hiểu và nhận thấy bức ảnh ghép Perspective matters thực ra đã cố tình bị dàn dựng bởi hai ảnh không hề liên quan đến nhau cả về không gian lẫn thời gian.

Thực chất, ảnh ngọn lửa lớn ở Khải Hoàn Môn (bên trái) được nhiếp ảnh gia Katerine Pierre chụp ngày 1/12. Còn hình chiếc xe ga cháy (bên phải) là do phóng viên của Le Point chụp sau đó tận một tuần, vào ngày 8/12.

tinmang

 

Vấn nạn tin giả đang khiến các mạng xã hội như Facebook, Twitter... đau đầu tìm cách đối phó. Đa số người sử dụng dễ dàng tin ngay một bức ảnh, video "trông có vẻ thật" mà họ bắt gặp và nhanh chóng chia sẻ (share) mà không hề kiểm chứng thông tin.

Các thông tin sai sự thật, một khi xuất hiện trên các mạng xã hội, sẽ có cơ hội lan rất nhanh. Một phần vì con người có xu hướng đọc và chia sẻ những tin mang tính giật gân, bạo lực, gây tranh cãi.

Trong khi đó, trên mạng, nội dung càng nhận được nhiều tương tác như bình luận, like, share càng được ưu tiên hiển thị. Một thông tin giả mạo, kiểu tắt điện thoại để tránh tia vũ trụ hay chỉ cầm bấm share là được tặng ôtô xịn..., có thể thu hút tới 50.000 lượt chia sẻ.

Hoàng Anh
Bình luận
vtcnews.vn