(VTC News) - Hành vi xả rác bừa bãi như việc họ mang sự dơ bẩn ở nhà ra ngoài đường.
“Tôi không nghĩ việc vứt rác vào đúng chỗ quy định ở những nơi công cộng lại khó khăn đối với phần lớn người Việt Nam đến vậy. Họ chỉ muốn sạch trong nhà, còn ra ngoài đường, họ không phải dọn nên cứ tiện đâu vứt đó. Tôi nghĩ cần phải có chế tài phạt nặng những người vô ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Việc phạt tiền là cách giúp người dân suy nghĩ trước khi có hành vi xả rác bừa bãi.” - độc giả Trần Công Mạnh (Nghệ An) chia sẻ.
Trong khi đó, độc giả Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội) cho biết: “Vừa qua, tôi có một số người bạn nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Khi đến Hà Nội, qua khu vực Tràng Tiền, họ rất ngạc nhiên khi thấy các bạn trẻ ăn kem xong thì vứt luôn que và giấy gói xuống đường. Họ lắc đầu ngao ngán, còn tôi cảm thấy rất xấu hổ về hình ảnh của những người dân đất Việt.”
Độc giả Võ Tú Anh (Đăk Lăk) chia sẻ: “Vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra Dự thảo Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, mức phạt sẽ lên đến 1 triệu đồng cho hành vi vứt rác không đúng nơi quy định. Dự thảo này được đánh giá là rất thiết thực trong cuộc sống đô thị. Tuy nhiên việc thực hiện dự thảo lại không hề dễ dàng. Vấn đề ở đây là ý thức của mỗi người, nếu không có ý thức, thì dù có áp dụng bao nhiêu luật cũng không hiệu quả.”
Bức xúc đỉnh điểm, độc giả Lê Hoàng Anh (30 tuổi, Hải Dương) bày tỏ: “Ở Việt Nam, không có nơi công cộng, nơi sinh hoạt chung của cộng đồng nào mà không có rác thải được vứt bừa bãi. Ngay cả những chốn linh thiêng như đền, chùa, lăng tẩm người ta cũng vô tư vứt rác không đúng nơi quy định. Tôi thấy rất thất vọng và bức xúc trước tình trạng trên.
Người Việt Nam chúng ta luôn tự hào về truyền thống, văn hóa tốt đẹp nhưng sao những hành động nhỏ nhặt như việc bỏ rác đúng chỗ mà họ cũng không làm được. Với ý thức kém như vậy, khi bước vào hội nhập quốc tế, bao giờ chúng ta mới có thể sánh ngang với các nước bạn.”
“Mỗi một người thể hiện ở ngoài đường thế nào thì ở nhà chắc họ cũng sống như vậy. Hành vi xả rác bừa bãi như việc họ mang sự dơ bẩn ở nhà ra ngoài đường. Chúng ta hãy nhìn Singapore để học tập, trẻ em ở đất nước họ luôn được giáo dục về việc bảo vệ môi trường từ gia đình cho đến nhà trường. Thiết nghĩ, chúng ta hãy xây dựng cho mình một văn hóa sống sạch trước khi nghĩ đến việc ăn ngon, mặc đẹp nhưng lại thiếu ý thức” – bác Hoàng Thị Hằng (56 tuổi, Hà Nội) viết.
Sau khi bài viết “Đón năm mới, Nhà hát lớn Hà Nội thành bãi rác thải” được VTC News đăng tải, hàng trăm độc giả đã gửi ý kiến phản hồi bày tỏ sự bức xúc trước “văn hóa rác thải” của người thủ đô.
Theo đó, đêm hội Heineken Countdown 2014 sau khi kết thúc, nhiều khu vực xung quanh Nhà hát lớn và những con đường lân cận ngập tràn rác thải. Hình ảnh này được lặp đi lặp lại thường xuyên trong mỗi mùa lễ hội ở Hà Nội.
Đường lên Đền Hùng ngập đầy rác trong mùa lễ hội. (Ảnh: VNE) |
Trong khi đó, độc giả Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội) cho biết: “Vừa qua, tôi có một số người bạn nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Khi đến Hà Nội, qua khu vực Tràng Tiền, họ rất ngạc nhiên khi thấy các bạn trẻ ăn kem xong thì vứt luôn que và giấy gói xuống đường. Họ lắc đầu ngao ngán, còn tôi cảm thấy rất xấu hổ về hình ảnh của những người dân đất Việt.”
Độc giả Võ Tú Anh (Đăk Lăk) chia sẻ: “Vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra Dự thảo Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, mức phạt sẽ lên đến 1 triệu đồng cho hành vi vứt rác không đúng nơi quy định. Dự thảo này được đánh giá là rất thiết thực trong cuộc sống đô thị. Tuy nhiên việc thực hiện dự thảo lại không hề dễ dàng. Vấn đề ở đây là ý thức của mỗi người, nếu không có ý thức, thì dù có áp dụng bao nhiêu luật cũng không hiệu quả.”
Đôi bạn trẻ tâm sự bên Hồ Gươm, dưới chân ngập tràn rác thải. |
Người Việt Nam chúng ta luôn tự hào về truyền thống, văn hóa tốt đẹp nhưng sao những hành động nhỏ nhặt như việc bỏ rác đúng chỗ mà họ cũng không làm được. Với ý thức kém như vậy, khi bước vào hội nhập quốc tế, bao giờ chúng ta mới có thể sánh ngang với các nước bạn.”
“Mỗi một người thể hiện ở ngoài đường thế nào thì ở nhà chắc họ cũng sống như vậy. Hành vi xả rác bừa bãi như việc họ mang sự dơ bẩn ở nhà ra ngoài đường. Chúng ta hãy nhìn Singapore để học tập, trẻ em ở đất nước họ luôn được giáo dục về việc bảo vệ môi trường từ gia đình cho đến nhà trường. Thiết nghĩ, chúng ta hãy xây dựng cho mình một văn hóa sống sạch trước khi nghĩ đến việc ăn ngon, mặc đẹp nhưng lại thiếu ý thức” – bác Hoàng Thị Hằng (56 tuổi, Hà Nội) viết.
Trần Thúy
Bình luận