(VTC News) – Bộ GTVT vừa gửi văn bản, cung cấp thêm thông tin cho các cơ quan báo chí về nội dung chính của Đề án Phát triển hợp lý các phương thức vận tải...
Để rộng đường dư luận, ngày 25/11 vừa qua, Bộ GTVT đã cung cấp thêm thông tin cho các cơ quan báo chí về nội dung chính của Đề án.
Văn bản gửi tới các cơ quan báo chí của Bộ GTVT mới đây nêu rõ, trong 10 năm qua, tốc độ đô thị hóa nhanh và việc di dân tự do không kiểm soát tại các đô thị cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cơ giới cá nhân đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông và cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội tại các đô thị.
Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị phát triển chưa tương ứng với sự phát triển của phương tiện tại các thành phố, khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) chưa cao, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo số liệu từ Bộ GTVT, về tốc độ tăng trưởng phương tiện: giai đoạn 2002-2012, tốc độ tăng trưởng phương tiện hàng năm tăng nhanh ở tất cả các thành phố lớn, tại Hà Nội: xe con tăng bình quân 17,23%/năm, xe gắn máy tăng bình quân 11,02%/năm.
Tại TP. Hồ Chí Minh, xe con tăng bình quân 14,88%/năm, xe gắn máy tăng bình quân 9,79%/năm; tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ phương tiện đi lại chủ yếu là xe gắn máy (xe ô tô con chiếm tỷ lệ nhỏ so với xe gắn máy).
Tốc độ tăng trưởng phương tiện xe gắn máy tăng cao từ 15- 20%/năm, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông phát triển không đáp ứng được nhu cầu, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên.
Lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận, sự phát triển của phương tiện cá nhân gây ra tình trạng ùn tắc giao thông, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội mặc dù các thành phố đã nỗ lực triển khai các giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và tổ chức giao thông.
Thực trạng đáng buồn
Cho đến nay, các thành phố đều chưa có hệ thống đường sắt đô thị, vận tải công cộng đường thuỷ nội địa hầu như không còn, ngoại trừ dịch vụ chở khách du lịch và một số phà ngang sông tại TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hoạt động vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt đã và đang phát huy hiệu quả. Mạng lưới tuyến phát triển nhanh, cơ bản phủ khắp thành phố, tuy nhiên mật độ tuyến chưa đồng đều: mật độ các tuyến trong nội đô cao (chiếm đến 90% toàn mạng lưới về số lượng tuyến).
Hầu hết các thành phố đều có số phương tiện VTHKCC độ tuổi trên 05 năm, chiếm trên 50% tổng số phương tiện hiện có, gây lãng phí nhiên liệu, ô nhiễm môi trường và giảm chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, tại TP Hồ Chí Minh còn sử dụng phương tiện VTHKCC được hoán cải từ xe bán tải.
Mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ còn nhiều bất cập, chưa có tuyến xe buýt đạt tiêu chuẩn chất lượng, các tuyến có lộ trình dài, mật độ mạng lưới tuyến thấp, chưa hình thành tuyến vòng tròn nội đô.
Hiện nay, hoạt động VTHKCC tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới chỉ đáp ứng từ 9%- 10% nhu cầu đi lại của người dân; tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, hoạt động VTHKCC mới đáp ứng được từ 1% - 2%.
Bên cạnh dịch vụ xe buýt, hoạt động vận tải khách bằng xe taxi cũng phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhóm hành khách có thu nhập cao, đặc biệt là khách du lịch tại các thành phố.
Tại Hà Nội, số lượng xe taxi hiện đã ở mức khoảng 17.400 xe và con số tại TP Hồ Chí Minh là khoảng 10.000 xe, chưa kể xe taxi có đăng ký kinh doanh tại các tỉnh khác đang hoạt động trên địa bàn các thành phố này, khoảng 500-1000 xe tại mỗi thành phố.
Dịch vụ xe taxi hiện đang đáp ứng khoảng 1%-2% tổng nhu cầu đi lại ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh số lượng xe taxi đã ở mức bão hoà, hiệu quả kinh doanh thấp, cần phải điều tiết.
Đối với ba thành phố còn lại, số lượng xe taxi tại Cần Thơ là ít nhất, khoảng 154 xe, trong khi tại Hải Phòng là khoảng trên 1.780 xe và tại Đà Nẵng khoảng 1.030 xe.
Như vậy, có thể thấy kết cấu hạ tầng giao thông đô thị phát triển chưa tương ứng với sự phát triển của phương tiện tại các thành phố, khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân bằng phương tiện VTHKCC chưa cao.
Trước thực tế này, Bộ GTVT nhận định tình trạng ùn tắc giao thông sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 trở đi.
Đồng thời, cũng cần khẳng định cho đến năm 2020 thì số dự án vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn (đường sắt đô thị, tuyến xe bus nhanh) tại các thành phố được đưa vào khai thác cũng chỉ đáp ứng được từ 3%-5% nhu cầu đi lại của người dân, phần còn lại vẫn phải dựa vào xe buýt, xe taxi và các phương tiện cá nhân.
Để từng bước tháo gỡ vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan chủ trì xây dựng “Đề án Phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn ở Việt Nam”. Hiện nay, Đề án đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.
Sau khi đọc toàn văn “tâm thư” mà Bộ GTVT gửi các cơ quan báo chí về vấn đề gây tranh cãi này, một chuyên gia hàng đầu về giao thông đánh giá lãnh đạo Bộ đã rất khôn khéo khi dùng kế “hoãn binh”, và ở thế trung lập giữa các quan điểm gây tranh cãi.
Tuy nhiên, có thể thấy, đây là một động thái đáng mừng từ những người đứng đầu ngành giao thông ở Việt Nam. Thông cáo báo chí trên cho thấy lãnh đạo Bộ cũng đang rất quan tâm tới vấn đề gây tranh cãi này.
Thời gian qua, trên VTC News đã có những bài viết phản ánh liên quan đến Đề án “Phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn ở Việt Nam” được Chính phủ giao cho Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì xây dựng.
Để rộng đường dư luận, ngày 25/11 vừa qua, Bộ GTVT đã cung cấp thêm thông tin cho các cơ quan báo chí về nội dung chính của Đề án.
Văn bản gửi tới các cơ quan báo chí của Bộ GTVT mới đây nêu rõ, trong 10 năm qua, tốc độ đô thị hóa nhanh và việc di dân tự do không kiểm soát tại các đô thị cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cơ giới cá nhân đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông và cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội tại các đô thị.
Bộ Giao thông vận tải nhận định, cứ thế này tình trạng ùn tắc giao thông sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng từ 2014 trở đi. |
Theo số liệu từ Bộ GTVT, về tốc độ tăng trưởng phương tiện: giai đoạn 2002-2012, tốc độ tăng trưởng phương tiện hàng năm tăng nhanh ở tất cả các thành phố lớn, tại Hà Nội: xe con tăng bình quân 17,23%/năm, xe gắn máy tăng bình quân 11,02%/năm.
Tại TP. Hồ Chí Minh, xe con tăng bình quân 14,88%/năm, xe gắn máy tăng bình quân 9,79%/năm; tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ phương tiện đi lại chủ yếu là xe gắn máy (xe ô tô con chiếm tỷ lệ nhỏ so với xe gắn máy).
Tốc độ tăng trưởng phương tiện xe gắn máy tăng cao từ 15- 20%/năm, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông phát triển không đáp ứng được nhu cầu, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên.
Lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận, sự phát triển của phương tiện cá nhân gây ra tình trạng ùn tắc giao thông, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội mặc dù các thành phố đã nỗ lực triển khai các giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và tổ chức giao thông.
Thực trạng đáng buồn
Cho đến nay, các thành phố đều chưa có hệ thống đường sắt đô thị, vận tải công cộng đường thuỷ nội địa hầu như không còn, ngoại trừ dịch vụ chở khách du lịch và một số phà ngang sông tại TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Khi giao thông công cộng tốt, người dân sẽ tự nguyện bỏ xe máy (Ảnh minh họa: Internet) |
Hầu hết các thành phố đều có số phương tiện VTHKCC độ tuổi trên 05 năm, chiếm trên 50% tổng số phương tiện hiện có, gây lãng phí nhiên liệu, ô nhiễm môi trường và giảm chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, tại TP Hồ Chí Minh còn sử dụng phương tiện VTHKCC được hoán cải từ xe bán tải.
Mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ còn nhiều bất cập, chưa có tuyến xe buýt đạt tiêu chuẩn chất lượng, các tuyến có lộ trình dài, mật độ mạng lưới tuyến thấp, chưa hình thành tuyến vòng tròn nội đô.
Hiện nay, hoạt động VTHKCC tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới chỉ đáp ứng từ 9%- 10% nhu cầu đi lại của người dân; tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, hoạt động VTHKCC mới đáp ứng được từ 1% - 2%.
Bên cạnh dịch vụ xe buýt, hoạt động vận tải khách bằng xe taxi cũng phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhóm hành khách có thu nhập cao, đặc biệt là khách du lịch tại các thành phố.
Tại Hà Nội, số lượng xe taxi hiện đã ở mức khoảng 17.400 xe và con số tại TP Hồ Chí Minh là khoảng 10.000 xe, chưa kể xe taxi có đăng ký kinh doanh tại các tỉnh khác đang hoạt động trên địa bàn các thành phố này, khoảng 500-1000 xe tại mỗi thành phố.
Dịch vụ xe taxi hiện đang đáp ứng khoảng 1%-2% tổng nhu cầu đi lại ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh số lượng xe taxi đã ở mức bão hoà, hiệu quả kinh doanh thấp, cần phải điều tiết.
Đối với ba thành phố còn lại, số lượng xe taxi tại Cần Thơ là ít nhất, khoảng 154 xe, trong khi tại Hải Phòng là khoảng trên 1.780 xe và tại Đà Nẵng khoảng 1.030 xe.
Như vậy, có thể thấy kết cấu hạ tầng giao thông đô thị phát triển chưa tương ứng với sự phát triển của phương tiện tại các thành phố, khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân bằng phương tiện VTHKCC chưa cao.
Trước thực tế này, Bộ GTVT nhận định tình trạng ùn tắc giao thông sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 trở đi.
Đồng thời, cũng cần khẳng định cho đến năm 2020 thì số dự án vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn (đường sắt đô thị, tuyến xe bus nhanh) tại các thành phố được đưa vào khai thác cũng chỉ đáp ứng được từ 3%-5% nhu cầu đi lại của người dân, phần còn lại vẫn phải dựa vào xe buýt, xe taxi và các phương tiện cá nhân.
Để từng bước tháo gỡ vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan chủ trì xây dựng “Đề án Phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn ở Việt Nam”. Hiện nay, Đề án đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.
Sau khi đọc toàn văn “tâm thư” mà Bộ GTVT gửi các cơ quan báo chí về vấn đề gây tranh cãi này, một chuyên gia hàng đầu về giao thông đánh giá lãnh đạo Bộ đã rất khôn khéo khi dùng kế “hoãn binh”, và ở thế trung lập giữa các quan điểm gây tranh cãi.
Tuy nhiên, có thể thấy, đây là một động thái đáng mừng từ những người đứng đầu ngành giao thông ở Việt Nam. Thông cáo báo chí trên cho thấy lãnh đạo Bộ cũng đang rất quan tâm tới vấn đề gây tranh cãi này.
Minh Quân
Bình luận