(VTC News) - Những sai phạm "âm thầm" của ông lớn dầu khí Petrolimex trong suốt hơn 3 năm trời với những con số thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng có thể khiến không ít người cảm thấy thực sự choáng váng.
"Khai khống" chi phí cao để "đội" giá bán
Vừa qua, cơ quan Thanh tra chính phủ vừa công bố báo cáo cho rằng Petrolimex đã tính chi phí bảo hiểm và chi phí vận tải trong cơ cấu giá xăng dầu của mình chênh lệch rất nhiều so với thực tế.
Cụ thể, từ quý 2/2010 đến tháng 6/2013, liên bộ Tài chính - Công thương trực tiếp điều hành giá bán lẻ xăng dầu, khi xây dựng giá cơ sở đã lấy yếu tố chi phí vận tải và phí bảo hiểm theo mức cố định như Petrolimex (xăng RON 92 là 2,5 USD/thùng, dầu diesel 0,05S là 2,5 USD/thùng, dầu hỏa là 3 USD/thùng...).
Nhưng kiểm tra thực tế thì chi phí vận tải và bảo hiểm xăng dầu nhập khẩu về đến cảng Việt Nam tính bình quân theo sản lượng và đơn giá thực tế của từng chuyến tàu với từng mặt hàng lại thấp hơn khá nhiều, cụ thể xăng RON 92 chỉ 1,79 USD/thùng, dầu diesel 0,05S là 1,56 USD/thùng còn dầu hỏa là 1,69 USD/thùng.
Chính vì vậy mà trong khoảng thời gian từ 1/2010 - 6/2013, khi xây dựng giá cơ sở của xăng Ron 92, dầu Diezel, dầu hỏa, dầu mazut để quyết định giá bán lẻ, Petrolimex và liên Bộ Tài chính - Công Thương đã đưa chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm vào giá cơ sở theo mức cố định chênh lệch cao hơn thực tế là 67,6 triệu USD.
Điều này khiến cho giá bán xăng dầu trong nước cũng bị "đội lên", mang lợi về cho thương nhân đầu mối nhưng gây thiệt hại khá nặng nề cho người tiêu dùng.
Trước đó, trong công bố báo cáo của đơn vị Kiểm toán Nhà nước năm 2012 cũng cho biết, Petrolimex đã áp dụng tỷ giá của ngân hàng Vietcombank để tính giá cơ sở mà không sử dụng tỷ giá bình quân của các ngân hàng thương mại được các thương nhân đầu mối sử dụng giao dịch theo quy định tại Nghị định 84.
Việc làm này đã giúp cho ông lớn dầu khí "đút túi" được một khoản chênh lệch giữa hai loại tỷ giá trên, xét về tình tuy không nhiều nhưng xét về lý vẫn là không đúng quy định của Nhà nước.
Xây dựng giá cơ sở xăng dầu không đúng quy định
Trong quý 1/2010, để quyết định giá bán lẻ xăng dầu, Petrolimex đã tự mua thông tin về giá xăng dầu thế giới trên tờ Platt’s Singapore để xây dựng giá cơ sở xăng dầu.
Trong khi đó, theo quy định của Nghị định 84/2009/NĐ-CP, các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu phải bao gồm giá xăng dầu thế giới; phí bảo hiểm; cước vận tải về đến cảng Việt Nam; thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; chi phí kinh doanh định mức trước thuế; thuế giá trị gia tăng; phí xăng dầu; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
“Việc Petrolimex và Liên bộ Công Thương - Tài chính không xác định và công bố giá xăng dầu thế giới là không đúng với chức trách, nhiệm vụ theo Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, dẫn đến khó kiểm soát việc xây dựng giá cơ sở và quyết định giá bán lẻ của các thương nhân đầu mối”, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Đầu tư tài chính kém hiệu quả, rót vốn tràn lan
Thông tin trên báo Vneconomy cho biết, trong khoảng thời gian 6 tháng thanh tra (từ tháng 12/2013 – 6/2014) đã phát hiện Petrolimex vi phạm nhiều quy định trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản và cổ phần hóa doanh nghiệp; quản lý hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và các công ty thành viên, cũng như quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng đất trong suốt thời gian từ năm 2010 đến hết quý 2/2013.
Ông lớn xăng dầu đã rót hơn 2.255 tỷ đồng vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản. Trong đó có những khoản đầu tư giá trị lớn không đúng quy định như việc rót thêm vốn vào Ngân hàng PG Bank 400 tỷ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ), Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex hơn 171 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ) và đầu tư 51 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần bất động sản Petrolimex, khi không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, kết luận của TTCP cũng chỉ ra hoạt động đầu tư tài chính của Petrolimex vào một số đơn vị từ năm 2010 đã có những khoản đầu tư kém hiệu quả. Petrolimex đầu tư vào Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex 76,5 tỷ đồng nhưng cổ tức thu được chỉ đạt trên 6,4 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận bình quân mỗi năm chỉ đạt 2,8%; đầu tư vào Công ty Cổ phần bất động sản Petrolimex 102 tỷ đồng, cổ tức chỉ thu được 6,12 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận bình quân mỗi năm chỉ đạt 2%”.
Đặc biệt, Petrolimex đã sử dụng sai nguồn vốn đầu tư trên 646,5 tỷ đồng để đầu tư ngoài ngành vào ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản trên 231,89 tỷ đồng; cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để xây dựng công trình, dự án trên 4141,66 tỷ đồng, điều này cho thấy Petrolimex chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ.
Trong việc quản lý đầu tư xây dựng của Petrolimex và một số đơn vị thành viên cũng luôn ì ạch, chậm tiến độ. Có 29 dự án đầu tư bị chậm tiến độ, nhiều dự án bị đội vốn đầu tư lớn. Tại Công ty Xăng dầu khu vực II, có 23 gói thầu phải đấu thầu nhưng Petrolimex lại phê duyệt chỉ định thầu trái quy định của Luật Đấu thầu.
Công ty con của Petrolimex vướng sai phạm
Một số thành viên của Tập đoàn Petrolimex cũng có nhiều khoản đầu tư tài chính lớn nhưng đã không đem lại hiệu quả kinh tế.
Cụ thể, Petrolimex góp 51% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco và ký hợp đồng thuê tàu. Qua so sánh đơn giá cước cho thấy việc thuê tàu định hạn với Vipco (chiếm 80% tổng chi phí vận tải) cao hơn thuê chuyến, làm tăng chi phí vận chuyển 379 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc Tập đoàn này thuê tàu chở xăng dầu định hạn tuy đảm bảo sự chủ động trong vận chuyển nhưng đơn giá thuê định hạn cao hơn thuê chuyến, làm tăng chi phí vận chuyển khiến hiệu quả kinh doanh bị sụt giảm nghiêm trọng.
Phân vùng địa bàn và giá bán lẻ vùng 2 trái với quy định
Kết luận về đợt thanh Petrolimex gần đây, Thanh tra Chính Phủ (TTCP) cho biết: Tháng 9/2008, Bộ Công thương đã ban hành quyết định bãi bỏ việc phân vùng địa bàn và giá bán lẻ vùng 2 (các địa phương xa cảng quốc tế tiếp nhận xăng dầu chi phí cao, giá định hướng xăng dầu được tăng thêm tối đa 2% so với giá bán lẻ vùng 1).
Tuy nhiên, Petrolimex vi phạm khi ban hành quy định tiếp tục phân vùng và thực hiện giá bán lẻ vùng 2 cao hơn tối đa 2% so với giá bán lẻ nhà nước quy định. Điều này dẫn đến doanh thu vùng 2 tăng trên 2.796,8 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 2/2010 đến cuối tháng 6/2013.
Điều chỉnh giá bán ngược với yêu cầu của liên bộ
Theo TTCP, từ năm 2010 đến ngày 30/6/2013, tập đoàn Petrolimex đã nhiều lần điều chỉnh giá bán nội bộ với tổng lợi nhuận thu về khoảng 920 tỷ đồng.
Trong một vài đợt điều chỉnh giá bán nội bộ mặt hàng xăng RON 92 từ tháng 8/2011 đến tháng 12/2012, tập đoàn này nhiều lần tăng giảm trái ngược với yêu cầu của liên bộ Tài chính - Công Thương, dù số liệu tính toán xác định giá bán nội bộ của chính Petrolimex là không có cơ sở.
Cụ thể, ở đợt điều chỉnh từ ngày 26/8 đến 10/10/2011, liên bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh giá xăng RON 92 giảm 500 đồng/lít nhưng Petrolimex lại điều chỉnh tăng giá bán nội bộ thêm 102 đồng/lít.
Tương tự, từ ngày 31/10 đến 11/11/2012, trong khi liên bộ điều chỉnh tăng 650 đồng/lít thì Petrolimex giảm 100 đồng/lít và từ ngày 1 đến 14/12/2012, liên bộ điều chỉnh giảm 500 đồng/lít, Petrolimex lại tăng 200 đồng/lít.
Kết luận thanh tra còn cho thấy, trong giai đoạn thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tự quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, có thời điểm Petrolimex không điều chỉnh tăng, giảm giá xăng, dầu theo đúng nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể là đợt điều chỉnh giá ngày 21/2/2010, Petrolimex không điều chỉnh giảm 52 đồng/lít đối với mặt hàng dầu hỏa với sản lượng bán lẻ trong kỳ là 1,99 triệu lít, giá trị phải giảm là 103,5 triệu đồng; Không điều chỉnh tăng 69 đồng/kg đối với mặt hàng dầu mazut với sản lượng tiêu thụ trong kỳ là 8.954.927 kg, giá trị được tăng là 617,8 triệu đồng.
Ngoài ra, định mức chi phí hao hụt xăng dầu do tập đoàn xây dựng ban hành luôn cao hơn con số thực tế từ 35 đến 48%. Điều này dẫn tới lượng xăng dầu thừa theo phương pháp quản lý trên tăng dần qua các năm, và công ty mẹ phải mua lại từ các thành viên với giá trị từ 36 đến hơn 126 tỷ đồng. Trong khi đó, các công ty thành viên sẽ nhận được phí hàng gửi từ công ty mẹ, khiến hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ giảm.
Huyền Trân (tổng hợp)
"Khai khống" chi phí cao để "đội" giá bán
Vừa qua, cơ quan Thanh tra chính phủ vừa công bố báo cáo cho rằng Petrolimex đã tính chi phí bảo hiểm và chi phí vận tải trong cơ cấu giá xăng dầu của mình chênh lệch rất nhiều so với thực tế.
Cụ thể, từ quý 2/2010 đến tháng 6/2013, liên bộ Tài chính - Công thương trực tiếp điều hành giá bán lẻ xăng dầu, khi xây dựng giá cơ sở đã lấy yếu tố chi phí vận tải và phí bảo hiểm theo mức cố định như Petrolimex (xăng RON 92 là 2,5 USD/thùng, dầu diesel 0,05S là 2,5 USD/thùng, dầu hỏa là 3 USD/thùng...).
Nhưng kiểm tra thực tế thì chi phí vận tải và bảo hiểm xăng dầu nhập khẩu về đến cảng Việt Nam tính bình quân theo sản lượng và đơn giá thực tế của từng chuyến tàu với từng mặt hàng lại thấp hơn khá nhiều, cụ thể xăng RON 92 chỉ 1,79 USD/thùng, dầu diesel 0,05S là 1,56 USD/thùng còn dầu hỏa là 1,69 USD/thùng.
Chính vì vậy mà trong khoảng thời gian từ 1/2010 - 6/2013, khi xây dựng giá cơ sở của xăng Ron 92, dầu Diezel, dầu hỏa, dầu mazut để quyết định giá bán lẻ, Petrolimex và liên Bộ Tài chính - Công Thương đã đưa chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm vào giá cơ sở theo mức cố định chênh lệch cao hơn thực tế là 67,6 triệu USD.
Điều này khiến cho giá bán xăng dầu trong nước cũng bị "đội lên", mang lợi về cho thương nhân đầu mối nhưng gây thiệt hại khá nặng nề cho người tiêu dùng.
Việc làm này đã giúp cho ông lớn dầu khí "đút túi" được một khoản chênh lệch giữa hai loại tỷ giá trên, xét về tình tuy không nhiều nhưng xét về lý vẫn là không đúng quy định của Nhà nước.
Xây dựng giá cơ sở xăng dầu không đúng quy định
Trong quý 1/2010, để quyết định giá bán lẻ xăng dầu, Petrolimex đã tự mua thông tin về giá xăng dầu thế giới trên tờ Platt’s Singapore để xây dựng giá cơ sở xăng dầu.
Trong khi đó, theo quy định của Nghị định 84/2009/NĐ-CP, các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu phải bao gồm giá xăng dầu thế giới; phí bảo hiểm; cước vận tải về đến cảng Việt Nam; thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; chi phí kinh doanh định mức trước thuế; thuế giá trị gia tăng; phí xăng dầu; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
“Việc Petrolimex và Liên bộ Công Thương - Tài chính không xác định và công bố giá xăng dầu thế giới là không đúng với chức trách, nhiệm vụ theo Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, dẫn đến khó kiểm soát việc xây dựng giá cơ sở và quyết định giá bán lẻ của các thương nhân đầu mối”, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Đầu tư tài chính kém hiệu quả, rót vốn tràn lan
Thông tin trên báo Vneconomy cho biết, trong khoảng thời gian 6 tháng thanh tra (từ tháng 12/2013 – 6/2014) đã phát hiện Petrolimex vi phạm nhiều quy định trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản và cổ phần hóa doanh nghiệp; quản lý hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và các công ty thành viên, cũng như quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng đất trong suốt thời gian từ năm 2010 đến hết quý 2/2013.
Ông lớn xăng dầu đã rót hơn 2.255 tỷ đồng vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản. Trong đó có những khoản đầu tư giá trị lớn không đúng quy định như việc rót thêm vốn vào Ngân hàng PG Bank 400 tỷ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ), Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex hơn 171 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ) và đầu tư 51 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần bất động sản Petrolimex, khi không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, kết luận của TTCP cũng chỉ ra hoạt động đầu tư tài chính của Petrolimex vào một số đơn vị từ năm 2010 đã có những khoản đầu tư kém hiệu quả. Petrolimex đầu tư vào Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex 76,5 tỷ đồng nhưng cổ tức thu được chỉ đạt trên 6,4 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận bình quân mỗi năm chỉ đạt 2,8%; đầu tư vào Công ty Cổ phần bất động sản Petrolimex 102 tỷ đồng, cổ tức chỉ thu được 6,12 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận bình quân mỗi năm chỉ đạt 2%”.
Đặc biệt, Petrolimex đã sử dụng sai nguồn vốn đầu tư trên 646,5 tỷ đồng để đầu tư ngoài ngành vào ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản trên 231,89 tỷ đồng; cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để xây dựng công trình, dự án trên 4141,66 tỷ đồng, điều này cho thấy Petrolimex chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ.
Trong việc quản lý đầu tư xây dựng của Petrolimex và một số đơn vị thành viên cũng luôn ì ạch, chậm tiến độ. Có 29 dự án đầu tư bị chậm tiến độ, nhiều dự án bị đội vốn đầu tư lớn. Tại Công ty Xăng dầu khu vực II, có 23 gói thầu phải đấu thầu nhưng Petrolimex lại phê duyệt chỉ định thầu trái quy định của Luật Đấu thầu.
Công ty con của Petrolimex vướng sai phạm
Một số thành viên của Tập đoàn Petrolimex cũng có nhiều khoản đầu tư tài chính lớn nhưng đã không đem lại hiệu quả kinh tế.
Cụ thể, Petrolimex góp 51% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco và ký hợp đồng thuê tàu. Qua so sánh đơn giá cước cho thấy việc thuê tàu định hạn với Vipco (chiếm 80% tổng chi phí vận tải) cao hơn thuê chuyến, làm tăng chi phí vận chuyển 379 tỷ đồng.
Phân vùng địa bàn và giá bán lẻ vùng 2 trái với quy định
Kết luận về đợt thanh Petrolimex gần đây, Thanh tra Chính Phủ (TTCP) cho biết: Tháng 9/2008, Bộ Công thương đã ban hành quyết định bãi bỏ việc phân vùng địa bàn và giá bán lẻ vùng 2 (các địa phương xa cảng quốc tế tiếp nhận xăng dầu chi phí cao, giá định hướng xăng dầu được tăng thêm tối đa 2% so với giá bán lẻ vùng 1).
Tuy nhiên, Petrolimex vi phạm khi ban hành quy định tiếp tục phân vùng và thực hiện giá bán lẻ vùng 2 cao hơn tối đa 2% so với giá bán lẻ nhà nước quy định. Điều này dẫn đến doanh thu vùng 2 tăng trên 2.796,8 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 2/2010 đến cuối tháng 6/2013.
Điều chỉnh giá bán ngược với yêu cầu của liên bộ
Theo TTCP, từ năm 2010 đến ngày 30/6/2013, tập đoàn Petrolimex đã nhiều lần điều chỉnh giá bán nội bộ với tổng lợi nhuận thu về khoảng 920 tỷ đồng.
Trong một vài đợt điều chỉnh giá bán nội bộ mặt hàng xăng RON 92 từ tháng 8/2011 đến tháng 12/2012, tập đoàn này nhiều lần tăng giảm trái ngược với yêu cầu của liên bộ Tài chính - Công Thương, dù số liệu tính toán xác định giá bán nội bộ của chính Petrolimex là không có cơ sở.
Cụ thể, ở đợt điều chỉnh từ ngày 26/8 đến 10/10/2011, liên bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh giá xăng RON 92 giảm 500 đồng/lít nhưng Petrolimex lại điều chỉnh tăng giá bán nội bộ thêm 102 đồng/lít.
Tương tự, từ ngày 31/10 đến 11/11/2012, trong khi liên bộ điều chỉnh tăng 650 đồng/lít thì Petrolimex giảm 100 đồng/lít và từ ngày 1 đến 14/12/2012, liên bộ điều chỉnh giảm 500 đồng/lít, Petrolimex lại tăng 200 đồng/lít.
Kết luận thanh tra còn cho thấy, trong giai đoạn thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tự quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, có thời điểm Petrolimex không điều chỉnh tăng, giảm giá xăng, dầu theo đúng nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể là đợt điều chỉnh giá ngày 21/2/2010, Petrolimex không điều chỉnh giảm 52 đồng/lít đối với mặt hàng dầu hỏa với sản lượng bán lẻ trong kỳ là 1,99 triệu lít, giá trị phải giảm là 103,5 triệu đồng; Không điều chỉnh tăng 69 đồng/kg đối với mặt hàng dầu mazut với sản lượng tiêu thụ trong kỳ là 8.954.927 kg, giá trị được tăng là 617,8 triệu đồng.
Ngoài ra, định mức chi phí hao hụt xăng dầu do tập đoàn xây dựng ban hành luôn cao hơn con số thực tế từ 35 đến 48%. Điều này dẫn tới lượng xăng dầu thừa theo phương pháp quản lý trên tăng dần qua các năm, và công ty mẹ phải mua lại từ các thành viên với giá trị từ 36 đến hơn 126 tỷ đồng. Trong khi đó, các công ty thành viên sẽ nhận được phí hàng gửi từ công ty mẹ, khiến hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ giảm.
Huyền Trân (tổng hợp)
Bình luận