Gian thương đã dùng các 'kỹ nghệ' khủng khiếp để biến hóa chất trôi nổi thành dầu gội, sữa tắm có thể gây ung thư.
Không chỉ kinh doanh các loại hóa chất, nhiều tiểu thương tại chợ Kim Biên, TP.HCM còn 'sáng tạo' công thức pha chế, sản xuất các loại dầu gội đầu, sữa tắm…
Nếu đạt được thỏa thuận, số tiểu thương này sẵn sàng 'bật mí' công thức, cung cấp nguyên liệu làm giả, làm nhái các sản phẩm dầu gội, sữa tắm có thương hiệu. Chỉ với số vốn ít ỏi, gian thương có thể thu lời “khủng” từ kỹ nghệ biến hóa chất trôi nổi thành dầu gội, sữa tắm cao cấp, nguy cơ gây ung thư da cho người sử dụng.
90.000 đồng = 30 lít dầu gội đầu cao cấp
Hiện nay, công nghệ làm giả, làm nhái dầu gội, sữa tắm trở nên dễ dàng, đơn giản hơn bao giờ hết khi nguyên liệu, công thức chế biến được các gian thương công khai sang nhượng kỹ nghệ làm hàng giả từ hóa chất.
Theo nhiều chủ cửa hàng tạp hóa chuyên nhận làm khách mối cho các lò sản xuất dầu gội, sữa tắm, công nghệ làm giả, nhái loại mỹ phẩm này bắt nguồn từ chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM).
Qua thâm nhập, PV phát hiện chỉ với 90.000 đồng, kẻ làm giả có thể sản xuất hơn 30 lít dầu gội đầu, sữa tắm nhãn hiệu nổi tiếng như Clear, Head & Shoulders, Pantenes, Dove, Hazeline,...
Trao đổi với PV, chị B.M.T. (37 tuổi, ngụ trên đường 1A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) tiết lộ: 'Hàng tuần, cứ thứ Hai là người ta chở đến bỏ mối cho tôi. Ban đầu, họ chỉ tiếp thị mấy loại dầu gội giá rẻ như bồ kết, sampoo,...
Nhưng khi biết mấy loại này ít tên tuổi, khách ít mua, tôi không nhận bán thì họ liền cung cấp, tiếp thị các loại dầu gội, sữa tắm đắt tiền như Clear, Head & Shoulders, Pantenes, Dove, Hazeline,... với giá thấp hơn ngoài thị trường từ 40-50.000 đồng/chai.
Khi tôi tò mò vì sao rẻ thế thì họ trả lời nửa đùa nửa thật là đồ nhập lậu. Không chỉ bỏ cho tôi, họ bỏ cho tất cả các tiệm khác ở khu vực này. Tôi thắc mắc là hàng lậu đâu mà nhiều thế thì họ nói là hàng cơ sở tự sản xuất dựa theo công thức pha chế của các thương hiệu nổi tiếng.
Để điều tra, làm rõ thông tin trên, PV đã vào cuộc thâm nhập. Liên hệ, “làm quen” nhiều ngày với H.T.H. (30 tuổi), người chuyên bỏ mối dầu gội, sữa tắm, bột giặt cho các cửa hàng tạp hóa nói trên.
Theo hướng dẫn của H., PV tìm đến chợ hóa chất Kim Biên trong vai chủ cửa hàng sản xuất dầu gội, sữa tắm cần nguyên liệu. Tại đây, vô số sạp bán hóa chất, chất đầy các thùng, can nhựa không nhãn mác. Các thùng này được chủ cửa hàng phân biệt bằng các chữ viết sơ sài bên ngoài như: Dầu bạc hà, dầu Dove, Clear...
Khi được hỏi về nguyên liệu để chế biến dầu gội, hai người phụ nữ, chủ cửa hàng hóa chất M.T. cho biết: “Anh mua gì, dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén, hay xà bông,... Chúng tôi có hết mọi thương hiệu'. Chúng tôi hỏi mua nguyên liệu để sản xuất các loại dầu gội, chủ cửa hàng tỏ ý nghi ngại, nói: “Ở đây có sẵn cả, chúng tôi pha chế sẵn rồi. Loại nào cũng có, mua về dùng thôi'.
Tuy nhiên, sau khi PV nói sẽ mua với số lượng lớn, người phụ nữ bịt kín mặt quyết định 'bật mí' công thức làm giả. Người này lôi từ dưới tủ ra hai bọc chứa loại bột màu trắng, giới thiệu: 'Đây là bột 'nền', 90.000 đồng/kg. Đem cái này hòa với nước là thành dầu gội, sữa tắm. 1kg bột này làm được 30 lít sản phẩm. Hương liệu, phụ gia thì tùy theo yêu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp'.
Bất ngờ với hoá chất, muối công nghiệp, tinh dầu thành hàng cao cấp
Tại cửa hàng H.L., nhân viên bán hàng cũng nhiệt tình tư vấn: 'Cửa hàng có hết các công thức pha chế của các thương hiệu nổi tiếng. Thậm chí, chúng tôi có thể cung cấp màu sắc và hương liệu của các loại sản phẩm này mà chỉ dân trong nghề mới biết. Tuy nhiên, anh vẫn nên mua hàng chúng tôi đã pha sẵn là tốt nhất. Mua về đổ vào chai là bán thôi, việc gì phải tự pha chế làm gì cho mất công.
Hơn nữa, nếu pha chế không khéo, không đúng cách coi chừng sản phẩm bị hư, không đạt. Loại pha sẵn chỉ từ 12.000-15.000 đồng/lít. Đây là nguyên liệu gốc cho hầu hết dầu gội, sữa tắm. Cần biến nó thành thương hiệu nào thì mua hương liệu, phẩm màu của loại đó chế vào, bán cũng có lời mà khỏi mất công pha chế rườm rà'.
Tuy nhiên, khi được yêu cầu hướng dẫn cách pha chế, cửa hàng này vẫn chấp nhận 'tiết lộ', với điều kiện PV phải ký hợp đồng mua nguyên liệu dài hạn với cửa hàng. Nam nhân viên của cửa hàng bật mí: 'Công thức chung là chất tạo bọt, muối công nghiệp, chất tạo đặc, tinh dầu, nhũ bạc, màu, chất làm bóng... Để tạo ra khoảng 30 lít dầu gội hay sữa tắm thì anh chỉ cần lấy 1kg chất tạo bọt, 1kg muối công nghiệp, 100g chất tạo độ đặc đổ 30 lít nước, khuấy đều, để lắng trong vòng 20 phút.
Sau đó, anh cho hương liệu, chất làm bóng, chất tạo màu, tạo mùi vào... Cái này theo kinh nghiệm thôi cứ thấy sản phẩm có màu, mùi,... tương đồng với hàng thật là dừng. Quan trọng nhất là khâu cho chất tạo độ đặc. Khi cho thứ này vào phải rắc từ từ, vừa rắc vừa khuấy đều cho nó tan ra. Cảm thấy dung dịch sền sệt như hàng thật thì dừng. Nếu bỏ quá tay, nó đông cứng, vón cục lại là hỏng.
'Sau khi trộn các nguyên liệu với nhau, muốn giả, nhái thương hiệu nào thì mua loại hương liệu của thương hiệu đó về trộn vô là xong', người này cho biết thêm. Thông qua H., PV được biết, gian thương có nhiều mánh khóe để đưa sản phẩm giả ra thị trường.
Theo H. thì: 'Thường các lò làm giả bán ra thị trường dưới dạng các gói nhỏ. Cách này dễ thực hiện vì người ta chỉ cần in mẫu mã của các thương hiệu lên trên bao bì. 'Cao thủ' hơn thì đổ luôn vào chai, vỏ cũ của các nhãn hiệu nổi tiếng. Mấy chỗ làm giả thường mua lại vỏ cũ ở mấy vựa ve chai. Tuy nhiên, cách này phải đầu tư máy dập nắp, in ngày sản xuất, hạn sử dụng...'.
Cũng theo người này, pha chế sản phẩm giả cũng có nhiều mánh, nếu không thì chỉ cần mở nắp chai, khách hàng sẽ biết là hàng giả. Cụ thể, sau khi đổ các dung dịch được làm giả nói trên vào chai, vỏ cũ, nhân viên làm giả được yêu cầu bôi một lớp hương liệu vào bên dưới nắp chai. Đây là mánh khóe qua mặt những khách hàng kỹ tính.
'Khách hàng khi mua, nếu chưa tin tưởng, họ thường mở nắp chai để ngửi thử mùi. Hơn nữa, trong quá trình trộn, pha chế các nguyên liệu cũng sẽ ảnh hưởng đến mùi của sản phẩm. Do vậy, nếu ta quét một lớp hương liệu phía dưới nắp, khi mở ra, khách sẽ ngửi thấy mùi hương y như hàng thật', H. nhỏ nhẹ tiết lộ.
Các sản phẩm này sẽ được gian thương tuồn ra thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo H., một trong những cách thức thường xuyên được các gian thương lựa chọn là bày bán công khai trên vỉa hè, bỏ mối cho các cửa hàng tạp hóa.
Tiến sỹ Đặng Chí Hiền, viện Công nghệ hóa học TP.HCM cho biết: 'Công bằng mà nói, các hóa chất được bán trong chợ Kim Biên dùng để sản xuất các sản phẩm tẩy rửa như dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén,... không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình sản xuất, người sản xuất không đảm bảo đúng quy trình, vệ sinh, nguyên liệu không đúng chất, chạy theo lợi nhuận, làm ẩu sẽ khiến sản phẩm kém chất lượng, nguy hại đến sức khỏe. Biểu hiện của quá trình này có thể là dị ứng, rụng tóc, kích ứng da, thậm chí ung thư da...'.
Nguồn: Hà Nguyễn – Ngọc Lài/Nguoiduatin
Không chỉ kinh doanh các loại hóa chất, nhiều tiểu thương tại chợ Kim Biên, TP.HCM còn 'sáng tạo' công thức pha chế, sản xuất các loại dầu gội đầu, sữa tắm…
Nếu đạt được thỏa thuận, số tiểu thương này sẵn sàng 'bật mí' công thức, cung cấp nguyên liệu làm giả, làm nhái các sản phẩm dầu gội, sữa tắm có thương hiệu. Chỉ với số vốn ít ỏi, gian thương có thể thu lời “khủng” từ kỹ nghệ biến hóa chất trôi nổi thành dầu gội, sữa tắm cao cấp, nguy cơ gây ung thư da cho người sử dụng.
90.000 đồng = 30 lít dầu gội đầu cao cấp
Hiện nay, công nghệ làm giả, làm nhái dầu gội, sữa tắm trở nên dễ dàng, đơn giản hơn bao giờ hết khi nguyên liệu, công thức chế biến được các gian thương công khai sang nhượng kỹ nghệ làm hàng giả từ hóa chất.
Theo nhiều chủ cửa hàng tạp hóa chuyên nhận làm khách mối cho các lò sản xuất dầu gội, sữa tắm, công nghệ làm giả, nhái loại mỹ phẩm này bắt nguồn từ chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM).
Qua thâm nhập, PV phát hiện chỉ với 90.000 đồng, kẻ làm giả có thể sản xuất hơn 30 lít dầu gội đầu, sữa tắm nhãn hiệu nổi tiếng như Clear, Head & Shoulders, Pantenes, Dove, Hazeline,...
Nhưng khi biết mấy loại này ít tên tuổi, khách ít mua, tôi không nhận bán thì họ liền cung cấp, tiếp thị các loại dầu gội, sữa tắm đắt tiền như Clear, Head & Shoulders, Pantenes, Dove, Hazeline,... với giá thấp hơn ngoài thị trường từ 40-50.000 đồng/chai.
Khi tôi tò mò vì sao rẻ thế thì họ trả lời nửa đùa nửa thật là đồ nhập lậu. Không chỉ bỏ cho tôi, họ bỏ cho tất cả các tiệm khác ở khu vực này. Tôi thắc mắc là hàng lậu đâu mà nhiều thế thì họ nói là hàng cơ sở tự sản xuất dựa theo công thức pha chế của các thương hiệu nổi tiếng.
Để điều tra, làm rõ thông tin trên, PV đã vào cuộc thâm nhập. Liên hệ, “làm quen” nhiều ngày với H.T.H. (30 tuổi), người chuyên bỏ mối dầu gội, sữa tắm, bột giặt cho các cửa hàng tạp hóa nói trên.
Theo hướng dẫn của H., PV tìm đến chợ hóa chất Kim Biên trong vai chủ cửa hàng sản xuất dầu gội, sữa tắm cần nguyên liệu. Tại đây, vô số sạp bán hóa chất, chất đầy các thùng, can nhựa không nhãn mác. Các thùng này được chủ cửa hàng phân biệt bằng các chữ viết sơ sài bên ngoài như: Dầu bạc hà, dầu Dove, Clear...
Khi được hỏi về nguyên liệu để chế biến dầu gội, hai người phụ nữ, chủ cửa hàng hóa chất M.T. cho biết: “Anh mua gì, dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén, hay xà bông,... Chúng tôi có hết mọi thương hiệu'. Chúng tôi hỏi mua nguyên liệu để sản xuất các loại dầu gội, chủ cửa hàng tỏ ý nghi ngại, nói: “Ở đây có sẵn cả, chúng tôi pha chế sẵn rồi. Loại nào cũng có, mua về dùng thôi'.
Bất ngờ với hoá chất, muối công nghiệp, tinh dầu thành hàng cao cấp
Tại cửa hàng H.L., nhân viên bán hàng cũng nhiệt tình tư vấn: 'Cửa hàng có hết các công thức pha chế của các thương hiệu nổi tiếng. Thậm chí, chúng tôi có thể cung cấp màu sắc và hương liệu của các loại sản phẩm này mà chỉ dân trong nghề mới biết. Tuy nhiên, anh vẫn nên mua hàng chúng tôi đã pha sẵn là tốt nhất. Mua về đổ vào chai là bán thôi, việc gì phải tự pha chế làm gì cho mất công.
Hơn nữa, nếu pha chế không khéo, không đúng cách coi chừng sản phẩm bị hư, không đạt. Loại pha sẵn chỉ từ 12.000-15.000 đồng/lít. Đây là nguyên liệu gốc cho hầu hết dầu gội, sữa tắm. Cần biến nó thành thương hiệu nào thì mua hương liệu, phẩm màu của loại đó chế vào, bán cũng có lời mà khỏi mất công pha chế rườm rà'.
Sau đó, anh cho hương liệu, chất làm bóng, chất tạo màu, tạo mùi vào... Cái này theo kinh nghiệm thôi cứ thấy sản phẩm có màu, mùi,... tương đồng với hàng thật là dừng. Quan trọng nhất là khâu cho chất tạo độ đặc. Khi cho thứ này vào phải rắc từ từ, vừa rắc vừa khuấy đều cho nó tan ra. Cảm thấy dung dịch sền sệt như hàng thật thì dừng. Nếu bỏ quá tay, nó đông cứng, vón cục lại là hỏng.
'Sau khi trộn các nguyên liệu với nhau, muốn giả, nhái thương hiệu nào thì mua loại hương liệu của thương hiệu đó về trộn vô là xong', người này cho biết thêm. Thông qua H., PV được biết, gian thương có nhiều mánh khóe để đưa sản phẩm giả ra thị trường.
Theo H. thì: 'Thường các lò làm giả bán ra thị trường dưới dạng các gói nhỏ. Cách này dễ thực hiện vì người ta chỉ cần in mẫu mã của các thương hiệu lên trên bao bì. 'Cao thủ' hơn thì đổ luôn vào chai, vỏ cũ của các nhãn hiệu nổi tiếng. Mấy chỗ làm giả thường mua lại vỏ cũ ở mấy vựa ve chai. Tuy nhiên, cách này phải đầu tư máy dập nắp, in ngày sản xuất, hạn sử dụng...'.
Cũng theo người này, pha chế sản phẩm giả cũng có nhiều mánh, nếu không thì chỉ cần mở nắp chai, khách hàng sẽ biết là hàng giả. Cụ thể, sau khi đổ các dung dịch được làm giả nói trên vào chai, vỏ cũ, nhân viên làm giả được yêu cầu bôi một lớp hương liệu vào bên dưới nắp chai. Đây là mánh khóe qua mặt những khách hàng kỹ tính.
'Khách hàng khi mua, nếu chưa tin tưởng, họ thường mở nắp chai để ngửi thử mùi. Hơn nữa, trong quá trình trộn, pha chế các nguyên liệu cũng sẽ ảnh hưởng đến mùi của sản phẩm. Do vậy, nếu ta quét một lớp hương liệu phía dưới nắp, khi mở ra, khách sẽ ngửi thấy mùi hương y như hàng thật', H. nhỏ nhẹ tiết lộ.
Các sản phẩm này sẽ được gian thương tuồn ra thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo H., một trong những cách thức thường xuyên được các gian thương lựa chọn là bày bán công khai trên vỉa hè, bỏ mối cho các cửa hàng tạp hóa.
Tiến sỹ Đặng Chí Hiền, viện Công nghệ hóa học TP.HCM cho biết: 'Công bằng mà nói, các hóa chất được bán trong chợ Kim Biên dùng để sản xuất các sản phẩm tẩy rửa như dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén,... không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình sản xuất, người sản xuất không đảm bảo đúng quy trình, vệ sinh, nguyên liệu không đúng chất, chạy theo lợi nhuận, làm ẩu sẽ khiến sản phẩm kém chất lượng, nguy hại đến sức khỏe. Biểu hiện của quá trình này có thể là dị ứng, rụng tóc, kích ứng da, thậm chí ung thư da...'.
Nguồn: Hà Nguyễn – Ngọc Lài/Nguoiduatin
Bình luận