(VTC News) - Chuyên gia nói về sự khác biệt của vaccine dịch vụ và vaccine miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng giúp phụ huynh chọn lựa sao cho phù hợp.
Tình trạng thiếu vaccine dịch vụ (chủ yếu là vaccine 6 trong 1 và vaccine 5 trong 1) tại một số thành phố lớn không chỉ xảy ra trong vài tuần gần đây, mà tình trạng này cũng đã xảy ra trong năm 2014.
Chia sẻ về vấn đề ngày, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nói: Việc thiếu một số vaccine, mà đặc biệt là vaccine Hexa infanrix 6 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu (D), uốn ván (T), ho gà (P), viêm gan B (HBV), bại liệt (IPV) và các bệnh (viêm màng não, viêm phổi, v.v.) có thể gây ra bởi vi khuẩn Hib và vaccine Pentaxim 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và Hib).
Việc thiếu này, chúng tôi nghĩ rằng,chỉ tập trung ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP.HCM. Vì qua thống kê, chúng tôi cũng thấy rằng, số lượng các trẻ em tham gia việc tiêm chủng 2 loại vaccine này dưới hình thức tiêm chủng dịch vụ không lớn.
Hàng năm chỉ chiếm khoảng 8-10% số lượng trẻ em. Còn lại phần lớn trẻ em Việt Nam vẫn đang tham gia thực hiện chương tình tiêm chủng mở rộng (TCMR), mỗi năm tiêm khoảng trên 1,5 triệu trẻ.
Tuy nhiên, việc thiếu cũng có ảnh hưởng lớn, thứ nhất là các bà mẹ có tâm lý chờ đợi để có vaccine dịch vụ để tiêm.
Thứ 2, sự thiếu này nếu tuyên truyền không tốt, tạo nên cơn sốt ảo, từ đó khiến các bà mẹ khác thấy rằng vaccine dịch vụ này tốt và lại tiếp tục chờ, dẫn tới tình trạng một số điểm tiêm dịch vụ xuất hiện hiện tượng xếp hàng, chờ đợi, rồi các thông tin cũng có thông tin tích cực và thông tin thiếu tích cực, chưa chính xác gây nên sự hiểu lầm trong việc tiêm phòng cũng như sử dụng các loại vaccine.
Chính vì vậy, tâm lý chờ đợi không chịu đưa con đi tiêm vaccine mặc dù hiện nay trong chương trình TCMR đủ các loại vaccine tương ứng. Tôi cho rằng vaccine Quinvaxem cũng rất an toàn, hiệu quả, gần như hầu hết trẻ em Việt Nam tiêm loại vaccine này.
Việc chờ đợi dẫn tới trẻ tiêm muộn, không đúng lịch, trẻ bị mắc bệnh. Đặc biệt vừa qua một số trẻ mắc các bệnh liên quan tới ho gà. Đáng lẽ trẻ được tiêm lúc 2 tháng tuổi, nhưng vì muộn, không tiêm nên trẻ mắc bệnh ho gà khi 3,4 tháng tuổi.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện theo cơ chế thị trường, nên tồn tại vaccine dưới 2 hình thức là tiêm chủng dịch vụ và TCMR. Và người dân có quyền lựa chọn, các nhà kinh doanh, sản xuất có quyền phân phối cung cấp.
Vậy việc lựa chọn vaccin dịch vụ hay TCMR sao cho hợp lý?
Cả ông Trần Đắc Phu và ông Nguyễn Văn Cường, Phó Trưởng Ban Chủ nhiệm Chương trình TCMR cho rằng, vaccine dịch vụ hay vaccine trong TCMR đều được kiểm định đảm bảo an toàn.
Nếu vì lý do chờ đợi vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ là điều thiệt thòi cho đứa trẻ đó. Bởi nếu không được tiêm vaccine thì trẻ sẽ không thể phòng được các bệnh theo vaccine đó. Vì vậy, khi đã đến tuổi tiêm thì trẻ nên tiêm càng sớm càng tốt. Nếu có lỡ không đúng lịch thì ngay sau đó tiêm càng sớm càng tốt.
Vaccine là để phòng bệnh, nếu không được tiêm, tiêm không đúng lịch, chờ đợi thì khoảng thời gian chờ đợi đó thì trẻ sẽ dễ mắc bệnh.
Ông Cường nói: Vì vậy, phụ huynh nên cho con đi tiêm sớm vì toàn bộ hệ thống TCMR hoạt động rất tốt và hoàn thiện, vaccine rất tốt và lúc nào cũng sẵn có, không lý gì mà người dân phải chờ đợi, mất nhiều tiền, nhưng nhiều tiền chưa chắc đã tốt hơn.
Về chất lượng vaccine miễn phí và vaccine dịch vụ, ông Phu giải thích: Liên quan đến vaccine dịch vụ 6 trong 1 và 5 trong 1 và vaccine tương ứng trong TCMR là vaccine Quinvaxem.
Tất cả các loại vaccine đều có những phản ứng sau tiêm nhất định, nhưng đã là vaccine được lưu hành thì phải được đảm bảo chất lượng và nằm trong giới hạn cho phép của tổ chức Y tế thế giới.
Và trên thực tế, vaccine đưa vào nước nào đó thì phải đạt tiêu chuẩn mới cho thực hiện.
Trong vaccine dịch vụ 6 trong 1 và 5 trong 1 có sử dụng thành phần ho gà vô bào, người ta vẫn nói là nó tinh chất hơn. Vaccine Qvaxem có thành phần ho gà toàn tế bào, trước kia là vaccine DPT.
Theo thống kê của các tổ chức quốc tế như tổ chức WHO, cho biết phản ứng nặng của các loại vaccine này là giống nhau nhưng phản ứng nhẹ như sốt, đau tại chỗ tiêm thì vacine toàn tế bào cao hơn.
Chính điều này gây ra tâm lý lo ngại, nhưng tôi khẳng định vaccine toàn tế bào lại đáp ứng miễn dịch tốt hơn. Hiện nay nhiều nước tiêm vaccine vô bào thì người ta thường phải nhắc lại thêm những liều khác.
Việt Nam đang đi theo khuyến cáo của tổ chức WHO là sử dụng vaccine Quivaxem. Đúng là việc lựa chọn là của bà mẹ nhưng tôi khuyên là các bậc phụ huynh nên đưa con đi tiêm đúng lịch, đừng quá để ý, lo ngại về một số ứng phản ứng nhẹ mà bỏ sót việc tiêm của con.
Một trong những suy nghĩ của nhiều bà mẹ là vaccine miễn phí là không tốt, ông Nguyễn Văn Cường cho biết: Suy nghĩ vaccine đắt tiền tốt hơn vaccine TCMR là sai.
Vaccine dịch vụ phải trả tiền cao hơn nhiều là bởi vì khi đưa trẻ đi tiêm vaccine dịch vụ, người dân phải trả tiền cho một mũi nên đắt, còn vaccine trong chương trình TCMR, chúng ta mua vài triệu liều. Do vậy nếu so sánh việc mua một liều với mua vài triệu liều, đương nhiên việc mua vài triệu liều sẽ rẻ hơn, điều đó rất dễ hiểu. Vaccine TCMR không phải tự nhiên miễn phí, Nhà nước phải trả tiền để mua, tổ chức quốc tế hỗ trợ.
Còn ông Phu nói: Hiện nay, tiêm chủng dịch vụ, tôi chưa nói các kinh phí khác, riêng kinh phí cho người đi tiêm thu về có từ khoảng 7.000-17.000 đồng/mũi, trong khi TCMR chỉ có 600 đồng/mũi. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải bỏ tiền ra, 1 năm chi cho TCMR khoảng vài trăm tỷ đồng.
Tình trạng thiếu vaccine dịch vụ (chủ yếu là vaccine 6 trong 1 và vaccine 5 trong 1) tại một số thành phố lớn không chỉ xảy ra trong vài tuần gần đây, mà tình trạng này cũng đã xảy ra trong năm 2014.
Chia sẻ về vấn đề ngày, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nói: Việc thiếu một số vaccine, mà đặc biệt là vaccine Hexa infanrix 6 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu (D), uốn ván (T), ho gà (P), viêm gan B (HBV), bại liệt (IPV) và các bệnh (viêm màng não, viêm phổi, v.v.) có thể gây ra bởi vi khuẩn Hib và vaccine Pentaxim 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và Hib).
Hàng năm chỉ chiếm khoảng 8-10% số lượng trẻ em. Còn lại phần lớn trẻ em Việt Nam vẫn đang tham gia thực hiện chương tình tiêm chủng mở rộng (TCMR), mỗi năm tiêm khoảng trên 1,5 triệu trẻ.
Tuy nhiên, việc thiếu cũng có ảnh hưởng lớn, thứ nhất là các bà mẹ có tâm lý chờ đợi để có vaccine dịch vụ để tiêm.
Thứ 2, sự thiếu này nếu tuyên truyền không tốt, tạo nên cơn sốt ảo, từ đó khiến các bà mẹ khác thấy rằng vaccine dịch vụ này tốt và lại tiếp tục chờ, dẫn tới tình trạng một số điểm tiêm dịch vụ xuất hiện hiện tượng xếp hàng, chờ đợi, rồi các thông tin cũng có thông tin tích cực và thông tin thiếu tích cực, chưa chính xác gây nên sự hiểu lầm trong việc tiêm phòng cũng như sử dụng các loại vaccine.
Chính vì vậy, tâm lý chờ đợi không chịu đưa con đi tiêm vaccine mặc dù hiện nay trong chương trình TCMR đủ các loại vaccine tương ứng. Tôi cho rằng vaccine Quinvaxem cũng rất an toàn, hiệu quả, gần như hầu hết trẻ em Việt Nam tiêm loại vaccine này.
Việc chờ đợi dẫn tới trẻ tiêm muộn, không đúng lịch, trẻ bị mắc bệnh. Đặc biệt vừa qua một số trẻ mắc các bệnh liên quan tới ho gà. Đáng lẽ trẻ được tiêm lúc 2 tháng tuổi, nhưng vì muộn, không tiêm nên trẻ mắc bệnh ho gà khi 3,4 tháng tuổi.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện theo cơ chế thị trường, nên tồn tại vaccine dưới 2 hình thức là tiêm chủng dịch vụ và TCMR. Và người dân có quyền lựa chọn, các nhà kinh doanh, sản xuất có quyền phân phối cung cấp.
Vậy việc lựa chọn vaccin dịch vụ hay TCMR sao cho hợp lý?
Cả ông Trần Đắc Phu và ông Nguyễn Văn Cường, Phó Trưởng Ban Chủ nhiệm Chương trình TCMR cho rằng, vaccine dịch vụ hay vaccine trong TCMR đều được kiểm định đảm bảo an toàn.
Nếu vì lý do chờ đợi vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ là điều thiệt thòi cho đứa trẻ đó. Bởi nếu không được tiêm vaccine thì trẻ sẽ không thể phòng được các bệnh theo vaccine đó. Vì vậy, khi đã đến tuổi tiêm thì trẻ nên tiêm càng sớm càng tốt. Nếu có lỡ không đúng lịch thì ngay sau đó tiêm càng sớm càng tốt.
Vaccine là để phòng bệnh, nếu không được tiêm, tiêm không đúng lịch, chờ đợi thì khoảng thời gian chờ đợi đó thì trẻ sẽ dễ mắc bệnh.
Ông Cường nói: Vì vậy, phụ huynh nên cho con đi tiêm sớm vì toàn bộ hệ thống TCMR hoạt động rất tốt và hoàn thiện, vaccine rất tốt và lúc nào cũng sẵn có, không lý gì mà người dân phải chờ đợi, mất nhiều tiền, nhưng nhiều tiền chưa chắc đã tốt hơn.
Về chất lượng vaccine miễn phí và vaccine dịch vụ, ông Phu giải thích: Liên quan đến vaccine dịch vụ 6 trong 1 và 5 trong 1 và vaccine tương ứng trong TCMR là vaccine Quinvaxem.
Tất cả các loại vaccine đều có những phản ứng sau tiêm nhất định, nhưng đã là vaccine được lưu hành thì phải được đảm bảo chất lượng và nằm trong giới hạn cho phép của tổ chức Y tế thế giới.
Và trên thực tế, vaccine đưa vào nước nào đó thì phải đạt tiêu chuẩn mới cho thực hiện.
Trong vaccine dịch vụ 6 trong 1 và 5 trong 1 có sử dụng thành phần ho gà vô bào, người ta vẫn nói là nó tinh chất hơn. Vaccine Qvaxem có thành phần ho gà toàn tế bào, trước kia là vaccine DPT.
Theo thống kê của các tổ chức quốc tế như tổ chức WHO, cho biết phản ứng nặng của các loại vaccine này là giống nhau nhưng phản ứng nhẹ như sốt, đau tại chỗ tiêm thì vacine toàn tế bào cao hơn.
Chính điều này gây ra tâm lý lo ngại, nhưng tôi khẳng định vaccine toàn tế bào lại đáp ứng miễn dịch tốt hơn. Hiện nay nhiều nước tiêm vaccine vô bào thì người ta thường phải nhắc lại thêm những liều khác.
Việt Nam đang đi theo khuyến cáo của tổ chức WHO là sử dụng vaccine Quivaxem. Đúng là việc lựa chọn là của bà mẹ nhưng tôi khuyên là các bậc phụ huynh nên đưa con đi tiêm đúng lịch, đừng quá để ý, lo ngại về một số ứng phản ứng nhẹ mà bỏ sót việc tiêm của con.
Một trong những suy nghĩ của nhiều bà mẹ là vaccine miễn phí là không tốt, ông Nguyễn Văn Cường cho biết: Suy nghĩ vaccine đắt tiền tốt hơn vaccine TCMR là sai.
Vaccine dịch vụ phải trả tiền cao hơn nhiều là bởi vì khi đưa trẻ đi tiêm vaccine dịch vụ, người dân phải trả tiền cho một mũi nên đắt, còn vaccine trong chương trình TCMR, chúng ta mua vài triệu liều. Do vậy nếu so sánh việc mua một liều với mua vài triệu liều, đương nhiên việc mua vài triệu liều sẽ rẻ hơn, điều đó rất dễ hiểu. Vaccine TCMR không phải tự nhiên miễn phí, Nhà nước phải trả tiền để mua, tổ chức quốc tế hỗ trợ.
Còn ông Phu nói: Hiện nay, tiêm chủng dịch vụ, tôi chưa nói các kinh phí khác, riêng kinh phí cho người đi tiêm thu về có từ khoảng 7.000-17.000 đồng/mũi, trong khi TCMR chỉ có 600 đồng/mũi. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải bỏ tiền ra, 1 năm chi cho TCMR khoảng vài trăm tỷ đồng.
» Tiêm phòng sởi cho trẻ tại trường học hoặc địa phương
» Hà Nội rốt ráo với tiêm phòng viêm não Nhật Bản
» Bệnh dại có nguy cơ lan rộng
» Bệnh dại lên cơn: Đông Tây y đều 'bó tay'
Nam Anh
Bình luận