Các nhà nghiên cứu của Đại học Nebraska-Lincoln (Mỹ) cho biết, họ đã nghiên cứu thành công vắc xin phòng chống HIV, đây là bước ngoặt có tính lịch sử để chống lại căn bệnh quái ác này.
Năm 2014, các nhà khoa học tại đây bắt đầu công trình nghiên cứu. Họ làm biến đổi gen một phiên bản của virus HIV nhờ một axit amin tổng hợp (không có trong cơ thể người) sau đó nhân rộng chúng.
Thật bất ngờ, loại axit amin này đã kiểm soát được sự nhân bản của virus HIV. Các nhà khoa học cho biết họ có thể nhân rộng chúng thành vắc xin để chống lại căn bệnh HIV hiệu quả nhất.
Theo T.S Wei Niu, một nhà nghiên cứu về công nghệ hóa học và phân tử sinh học cho biết, họ đã tiến gần đến việc nghiên cứu thành công.
"Chúng tôi luôn hướng đến sự an toàn và hiệu quả trong công trình nghiên cứu này. Tôi có thể tự tin rằng, kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn tới việc tạo ra vắc xin chống lại HIV. Đây là công trình chưa từng có trong lịch sử”, T.S Wei Niu chia sẻ.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm loại chất này trên cơ thể loài khỉ vàng Rhesus, kết quả chúng đã bảo vệ được 95% số khỉ thử nghiệm chống lại virus HIV.
Trước đây, cũng từng có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm ra loại vắc xin để chống lại virus HIV nhưng chưa ghi nhận công trình nào có những bước tiến đáng kể như vậy.
Theo các nhà nghiên cứu, mô hình này sẽ được thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa vào thực tiễn và sản xuất đại trà.
Theo đó, đại dịch HIV bùng phát vào năm 1980, chúng giết chết khoảng 35 triệu người trên thế giới. Đến nay, con người vẫn đang miệt mài tìm ra phương pháp đẩy lùi chúng.
Video: Kỳ lạ cô bé chữa khỏi HIV bằng cách dùng tay
Bình luận