(VTC News) - Giữa lúc sóng gió dư luận và truyền thông đang vô tình hay hữu ý đẩy Uyên Linh và 2 diva Mỹ Linh - Thanh Lam về 2 thái cực, đồng nghĩa với đẩy những khán giả ủng hộ họ sang những trình độ, đẳng cấp thưởng thức âm nhạc khác nhau; BBT đã nhận được chia sẻ của một độc giả trẻ.
Bất chấp những lời mào đầu rụt rè: "Đây là tất cả những gì cháu nghĩ, kính mong toà soạn xem qua"; đọc những cảm nhận của bạn, khó có thể tin rằng, đây là suy nghĩ của một cô bé 17 tuổi, một "9x" đúng nghĩa, "thế hệ nông cạn và sống trào lưu" trong đánh giá của không ít người.
Mời các bạn độc giả VTC News cùng đọc, chia sẻ và thảo luận:
Tôi không nghĩ mình già để nghe những giai điệu "quá khổ" so với mình. 17 tuổi, và 17 năm may mắn được sống trong một gia đình có bố là người nghiện nhạc, ông yêu cái gọi là Âm nhạc thực sự. Tôi thừa hưởng từ ông điều quý báu ấy.
Lớn lên trong âm nhạc của thời mà bố thường gọi là "thời hoàng kim của âm nhạc", từ bé chỉ biết Khánh Hà, rồi thì Ý Lan, Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ... Khi bé, tôi "ghét" nghe nhạc lắm, bởi bố tôi luôn vặn nhạc "ầm ĩ" vào lúc 6h sáng, cốt "phá bĩnh" giấc ngủ của cô con gái yêu ưa ngủ nướng và lười đi nhà trẻ. Nhưng tôi lớn dần lên và nhận ra rằng những bài ca ngày ấy tôi không thể quên, và những giọng ca thời ấy, tôi không thể tìm thấy ở một thời kì nào khác - họ sẽ sống mãi - sẽ luôn là như thế.
Không phải khoa trương, tôi thuộc gần hết các giai điệu các bản nhạc trước đây, cũng như giọng từng ca sĩ một. Tôi tin vào "thính giác" của mình. Khi tôi nghe nhạc, tôi rũ bỏ tất cả "bản ngã” của mình, nghe say mê từng nốt nhạc và từng chữ trong bài hát. Và với tôi, một bản nhạc giá trị thực sự phải là một bản nhạc hay từ giai điệu đến lời ca. Tôi trân quý các bản nhạc ấy và thật khó chịu với tôi biết bao nhiêu khi giờ đây, hầu hết những bản nhạc được viết ra với lời cũng như giai điệu đều dở thậm tệ...
Với tôi, âm nhạc Việt Nam hiện nay, đôi lúc thật... đáng thất vọng.
Nhưng năm nay, giọng ca bắt tôi phải ngồi nghe trọn vẹn cả bài thay vì bấm remote chuyển kênh đột ngột hoặc chê lên chê xuống là giọng hát của Uyên Linh. Một giọng ca chưa thể là hoàn hảo, là xuất sắc, nhưng với một con bé như tôi thế là quá đủ. Dù không làm tôi bật khóc ngay từ câu hát thứ hai như thần tượng trong lòng tôi nhưng ít ra, chị ấy làm tôi khóc vào những đoạn cao trào, những đoạn “phiêu”. Khi xuống thấp, giọng chị không đủ khỏe để buông câu chữ cho tròn, nhưng như thế cũng đủ làm lòng tôi trĩu xuống. Cảm xúc như thế là quá đủ.
Thể loại nhạc nhẹ, trữ tình chị theo đuổi cũng là thể loại nhạc tôi yêu thích, nên không khó để nghe. Nhưng với đám bạn tôi, ôi, bắt chúng nó ngồi yên nghe một thể loại nhạc như thế là điều… không thể tưởng tượng được. Thật không ngờ rằng con bạn mình, suốt ngày headphone “tòng teng” bên tai, đầu lắc lư theo từng bài rock, rap, pop có thể không “khua tay múa chân” ngồi yên nghe một thể loại nhạc nó từng bảo là “sến”, đó là chưa kể nghe xong mắt nó còn ngân ngấn nước “Hay thế mày nhỉ?!” Đó là điều thứ hai tôi khâm phục ở Uyên Linh.
Với tôi và đám bạn 9x của tôi, Uyên Linh đã là một thần tượng. Không phải nói quá đâu, thật sự ra là động vào tâm hồn non nớt của chúng tôi theo một phong cách mà chúng tôi “thường không thích” là một điều khó tưởng tượng được. Nhưng chị ấy đã làm được, chị ấy đến với chúng tôi bằng chính con người của chị ấy, giọng hát “mộc” của chị ấy. Ở khoảng này, bao nhiêu người có thể làm được?
Kĩ thuật đối với chúng tôi là điều quá xa xỉ, có thể chúng tôi không đủ “nhạy” để phán xét bất kì giọng ca nào nhưng chúng tôi đủ “sắc sảo” để cho phép ai động vào trái tim và tâm hồn mình. Tài năng là món quà "thiên phú" mà ca sĩ là người nắm giữ, giảng viên thanh nhạc hay nhạc sĩ sẽ là người dẫn đường khơi mở thứ ánh sáng tiềm ẩn trong nó.
Kĩ năng và bản năng không thể cùng đặt trên một cái cân để cân đo đong đếm. Người ca sĩ thực thụ, trước tiên cần có một tâm hồn đồng điệu và một trái tim nhạy cảm trước nghệ thuật. Với bản năng, họ có thể dễ dàng chạm vào khán giả, bởi bản năng gần gũi với con người hơn kĩ thuật. Người nghe không chú tâm và quan trọng quá vấn đề kĩ thuật ở người ca sĩ, họ chỉ cần một giọng hát khiến họ có thể bỏ dở công việc để ngồi nghe; khiến họ bật khóc vì những kí ức đã quá xa xăm; người nghe cần một giọng ca gần gũi với tâm hồn họ chứ không phải là "cái tôi" phô diễn giọng hát kĩ thuật cô cứng.
Song, nói như thế không có nghĩa là bỏ qua Kĩ thuật. Người nghe cần một tâm hồn đồng điệu cũng như người hát cần kĩ thuật để truyền đạt thành công hơn sự đồng điệu đó…
Còn về dư luận, tốc độ truyền tin của các thiết bị viễn thông, công nghệ lăng-xê… nói rằng những thứ này đẩy nhanh sự thành công và nổi tiếng của người ca sĩ thật không sai; nhưng những thứ này không làm nên người ca sĩ. Và muốn có tất cả những “trò” trên, giới truyền thông phải dựa vào Khán Giả. Nói cho đúng hơn, nào là lăng xê, “chiêu” PR của các trang mạng… đều bắt nguồn từ chúng tôi. Không thể viết hàng loạt bài PR cho một giọng ca nào đó nếu giọng ca đó không đươc công chúng đón nhận. CHÍNH KHÁN GIẢ MỚI LÀ NGƯỜI LÀM NÊN CA SĨ, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG CÔNG NGHỆ NÊU TRÊN.
Nghệ thuật vốn khắc nghiệt hay chỉ khắc nghiệt với những người không hiểu về nó? Nghệ thuật theo tôi cảm nhận không phải là danh từ chỉ một ngành nghề mà là một tính từ của cuộc sống. Tôi không đủ chín chắn để nói về cái khắc nghiệt của nghệ thuật, có thể nhiều người cho rằng những người không làm nghệ thuật sẽ không bao giờ hiểu được cái khắc nghiệt cúa nó - giữa những điều được và những cái mất - nhưng mọi ngành nghề đều phải ‘dấn thân’ nếu muốn thành công.
Phải, đằng sau sân khấu chỉ là một góc tối nhỏ, đằng sau tiếng hò hét đôi lúc toàn những lời cay nghiệt, và đằng sau tấm băng-rôn cổ vũ nhiều khi chỉ là lời thị phi… Nghệ thuật vốn khắc nhiệt nhưng ưu ái cho những đứa con ngoan của nó. Và, tất cả chúng ta đều giống nhau.
Có một câu nói mà tôi rất thích, cũng là tên cuốn hồi kí của một nhà văn tài hoa: SỐNG ĐỂ KỂ LẠI. Với chị Uyên Linh, tôi hy vọng chị luôn là chị, yêu quý mọi người như mọi người yêu quý chị và đủ sự tự tin, lòng tự hào để mỉm cười kể lại câu chuyện cuộc đời mình sau hàng chục năm nữa.
Cuối cùng, em thật lòng chúc chị thành công trên con đường chị đã chọn.
Cinnamon Aroma
Bất chấp những lời mào đầu rụt rè: "Đây là tất cả những gì cháu nghĩ, kính mong toà soạn xem qua"; đọc những cảm nhận của bạn, khó có thể tin rằng, đây là suy nghĩ của một cô bé 17 tuổi, một "9x" đúng nghĩa, "thế hệ nông cạn và sống trào lưu" trong đánh giá của không ít người.
Mời các bạn độc giả VTC News cùng đọc, chia sẻ và thảo luận:
Tôi không nghĩ mình già để nghe những giai điệu "quá khổ" so với mình. 17 tuổi, và 17 năm may mắn được sống trong một gia đình có bố là người nghiện nhạc, ông yêu cái gọi là Âm nhạc thực sự. Tôi thừa hưởng từ ông điều quý báu ấy.
Lớn lên trong âm nhạc của thời mà bố thường gọi là "thời hoàng kim của âm nhạc", từ bé chỉ biết Khánh Hà, rồi thì Ý Lan, Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ... Khi bé, tôi "ghét" nghe nhạc lắm, bởi bố tôi luôn vặn nhạc "ầm ĩ" vào lúc 6h sáng, cốt "phá bĩnh" giấc ngủ của cô con gái yêu ưa ngủ nướng và lười đi nhà trẻ. Nhưng tôi lớn dần lên và nhận ra rằng những bài ca ngày ấy tôi không thể quên, và những giọng ca thời ấy, tôi không thể tìm thấy ở một thời kì nào khác - họ sẽ sống mãi - sẽ luôn là như thế.
Không phải khoa trương, tôi thuộc gần hết các giai điệu các bản nhạc trước đây, cũng như giọng từng ca sĩ một. Tôi tin vào "thính giác" của mình. Khi tôi nghe nhạc, tôi rũ bỏ tất cả "bản ngã” của mình, nghe say mê từng nốt nhạc và từng chữ trong bài hát. Và với tôi, một bản nhạc giá trị thực sự phải là một bản nhạc hay từ giai điệu đến lời ca. Tôi trân quý các bản nhạc ấy và thật khó chịu với tôi biết bao nhiêu khi giờ đây, hầu hết những bản nhạc được viết ra với lời cũng như giai điệu đều dở thậm tệ...
Với tôi, âm nhạc Việt Nam hiện nay, đôi lúc thật... đáng thất vọng.
Nhưng năm nay, giọng ca bắt tôi phải ngồi nghe trọn vẹn cả bài thay vì bấm remote chuyển kênh đột ngột hoặc chê lên chê xuống là giọng hát của Uyên Linh. Một giọng ca chưa thể là hoàn hảo, là xuất sắc, nhưng với một con bé như tôi thế là quá đủ. Dù không làm tôi bật khóc ngay từ câu hát thứ hai như thần tượng trong lòng tôi nhưng ít ra, chị ấy làm tôi khóc vào những đoạn cao trào, những đoạn “phiêu”. Khi xuống thấp, giọng chị không đủ khỏe để buông câu chữ cho tròn, nhưng như thế cũng đủ làm lòng tôi trĩu xuống. Cảm xúc như thế là quá đủ.
Phần thể hiện "Chỉ là giấc mơ" - khởi đầu của cơn sốt mang tên Uyên Linh |
Thể loại nhạc nhẹ, trữ tình chị theo đuổi cũng là thể loại nhạc tôi yêu thích, nên không khó để nghe. Nhưng với đám bạn tôi, ôi, bắt chúng nó ngồi yên nghe một thể loại nhạc như thế là điều… không thể tưởng tượng được. Thật không ngờ rằng con bạn mình, suốt ngày headphone “tòng teng” bên tai, đầu lắc lư theo từng bài rock, rap, pop có thể không “khua tay múa chân” ngồi yên nghe một thể loại nhạc nó từng bảo là “sến”, đó là chưa kể nghe xong mắt nó còn ngân ngấn nước “Hay thế mày nhỉ?!” Đó là điều thứ hai tôi khâm phục ở Uyên Linh.
Với tôi và đám bạn 9x của tôi, Uyên Linh đã là một thần tượng. Không phải nói quá đâu, thật sự ra là động vào tâm hồn non nớt của chúng tôi theo một phong cách mà chúng tôi “thường không thích” là một điều khó tưởng tượng được. Nhưng chị ấy đã làm được, chị ấy đến với chúng tôi bằng chính con người của chị ấy, giọng hát “mộc” của chị ấy. Ở khoảng này, bao nhiêu người có thể làm được?
Kĩ thuật đối với chúng tôi là điều quá xa xỉ, có thể chúng tôi không đủ “nhạy” để phán xét bất kì giọng ca nào nhưng chúng tôi đủ “sắc sảo” để cho phép ai động vào trái tim và tâm hồn mình. Tài năng là món quà "thiên phú" mà ca sĩ là người nắm giữ, giảng viên thanh nhạc hay nhạc sĩ sẽ là người dẫn đường khơi mở thứ ánh sáng tiềm ẩn trong nó.
Kĩ năng và bản năng không thể cùng đặt trên một cái cân để cân đo đong đếm. Người ca sĩ thực thụ, trước tiên cần có một tâm hồn đồng điệu và một trái tim nhạy cảm trước nghệ thuật. Với bản năng, họ có thể dễ dàng chạm vào khán giả, bởi bản năng gần gũi với con người hơn kĩ thuật. Người nghe không chú tâm và quan trọng quá vấn đề kĩ thuật ở người ca sĩ, họ chỉ cần một giọng hát khiến họ có thể bỏ dở công việc để ngồi nghe; khiến họ bật khóc vì những kí ức đã quá xa xăm; người nghe cần một giọng ca gần gũi với tâm hồn họ chứ không phải là "cái tôi" phô diễn giọng hát kĩ thuật cô cứng.
Song, nói như thế không có nghĩa là bỏ qua Kĩ thuật. Người nghe cần một tâm hồn đồng điệu cũng như người hát cần kĩ thuật để truyền đạt thành công hơn sự đồng điệu đó…
Còn về dư luận, tốc độ truyền tin của các thiết bị viễn thông, công nghệ lăng-xê… nói rằng những thứ này đẩy nhanh sự thành công và nổi tiếng của người ca sĩ thật không sai; nhưng những thứ này không làm nên người ca sĩ. Và muốn có tất cả những “trò” trên, giới truyền thông phải dựa vào Khán Giả. Nói cho đúng hơn, nào là lăng xê, “chiêu” PR của các trang mạng… đều bắt nguồn từ chúng tôi. Không thể viết hàng loạt bài PR cho một giọng ca nào đó nếu giọng ca đó không đươc công chúng đón nhận. CHÍNH KHÁN GIẢ MỚI LÀ NGƯỜI LÀM NÊN CA SĨ, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG CÔNG NGHỆ NÊU TRÊN.
Nghệ thuật vốn khắc nghiệt hay chỉ khắc nghiệt với những người không hiểu về nó? Nghệ thuật theo tôi cảm nhận không phải là danh từ chỉ một ngành nghề mà là một tính từ của cuộc sống. Tôi không đủ chín chắn để nói về cái khắc nghiệt của nghệ thuật, có thể nhiều người cho rằng những người không làm nghệ thuật sẽ không bao giờ hiểu được cái khắc nghiệt cúa nó - giữa những điều được và những cái mất - nhưng mọi ngành nghề đều phải ‘dấn thân’ nếu muốn thành công.
Phải, đằng sau sân khấu chỉ là một góc tối nhỏ, đằng sau tiếng hò hét đôi lúc toàn những lời cay nghiệt, và đằng sau tấm băng-rôn cổ vũ nhiều khi chỉ là lời thị phi… Nghệ thuật vốn khắc nhiệt nhưng ưu ái cho những đứa con ngoan của nó. Và, tất cả chúng ta đều giống nhau.
Có một câu nói mà tôi rất thích, cũng là tên cuốn hồi kí của một nhà văn tài hoa: SỐNG ĐỂ KỂ LẠI. Với chị Uyên Linh, tôi hy vọng chị luôn là chị, yêu quý mọi người như mọi người yêu quý chị và đủ sự tự tin, lòng tự hào để mỉm cười kể lại câu chuyện cuộc đời mình sau hàng chục năm nữa.
Cuối cùng, em thật lòng chúc chị thành công trên con đường chị đã chọn.
Cinnamon Aroma
Bình luận