Theo Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa 2 Phan Duy Kiên (đang công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy), sự bùng nổ của mạng xã hội khiến người bị suy giãn tĩnh mạch nguy cơ tiếp cận nhiều luồng thông tin không được kiểm chứng, dẫn đến điều trị sai cách và tăng nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng.
Những lời quảng cáo có cánh như “Điều trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch chỉ sau 1 lần duy nhất”, “điều trị tận gốc không xâm lấn”, “bảo hành trọn đời”... đã đánh trúng vào tâm lý “sợ đau”, “sợ mổ”, sợ mất thời gian” của nhiều người.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người bệnh, nhiều cơ sở đã áp dụng các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch “mang tính thẩm mỹ” - tức chỉ làm mờ hoặc mất đi một phần tĩnh mạch nổi trên da, nhưng lại quảng cáo là điều trị “tận gốc” với những ca bệnh vốn cần phải can thiệp nội mạch (từ cấp độ 2 trở lên).
Việc này khiến bệnh nhân đang phải đổ tiền vào những phương pháp không hiệu quả, không thực sự điều trị hết bệnh, mà còn dễ dẫn đến hiện tượng tái phát nhiều lần (do chỉ được chữa bề nổi) hoặc thậm chí gặp biến chứng nguy hiểm (do áp dụng sai phương pháp).
Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch độ 2 và các rủi ro tiềm ẩn
Nhiệt nội tĩnh mạch bằng Laser nội mạch (EVLA)
Khác với Laser bề mặt hay laser thẩm mỹ điều trị tổn thương mạch máu ngay trên bề mặt da. Laser nội mạch (EVLA) sử dụng năng lượng nhiệt xơ hoá ngay bên trong lòng tĩnh mạch, giúp đóng lại tĩnh mạch bị giãn.
Đây là phương pháp được các Guideline trên thế giới khuyến nghị ở mức độ cao nhất, vì tính an toàn đồng thời giúp điều trị triệt để giãn búi tĩnh mạch từ độ 2 trở lên, đạt hiệu quả về mặt thẩm mỹ, không để lại sẹo.
Dù là biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch ít xâm lấn, không cần phẫu thuật và có thể điều trị xong trong ngày, nhưng Laser EVLA nếu không được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu vẫn có nguy cơ cao xảy ra các tác dụng phụ hoặc biến chứng như:
Xuất hiện các vết bầm tím do sử dụng nhiệt nên mặt trong đùi, cẳng chân bệnh nhân sẽ có hiện tượng bầm trong khoảng từ 1-3 tuần, sau đó tự hết.
Tổn thương do nhiệt đối với dây thần kinh hoặc các mô mềm gần tĩnh mạch dẫn đến tình trạng tê hoặc đau nhức, nhưng thường tự biến mất sau một thời gian.
Bỏng da: xảy ra do quá trình tiêm dung dịch đệm làm mát không đủ, hoặc laser được để ở cường độ cao trong khi tĩnh mạch lại ở quá gần bề mặt da, khiến nhiệt toả ra từ laser làm bỏng da.
Huyết khối tĩnh mạch bề mặt: Cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch nhỏ hơn ngay dưới da, thường gây ra các triệu chứng như đau nhức, sưng đỏ và nóng ran.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra sau EVLA. Cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu bên trong chân, có thể gây đau nhức, sưng tấy và thậm chí đe dọa tính mạng nếu di chuyển đến phổi (thuyên tắc phổi).
Phương pháp Laser nội mạch EVLA cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu để đem lại hiệu quả cao và hạn chế tối đa các tác dụng phụ hoặc biến chứng tiềm ẩn.
Keo sinh học VenaSeal
Keo sinh học VenaSeal là phương pháp tiên tiến, sử dụng keo y tế đặc biệt để đóng kín hoàn toàn tĩnh mạch bị suy mà không cần áp dụng nhiệt. VenaSeal có ưu điểm không cần tiêm tê nhiều, ít bầm, hồi phục nhanh hơn so với Laser EVLA. Tuy nhiên, chi phí cao và hiệu quả lâu dài chưa được kiểm chứng.
Theo bác sĩ Phan Duy Kiên, dù được đánh giá là phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch khá an toàn, nhưng keo sinh học VenaSeal vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ hoặc biến chứng không mong muốn như:
Dị ứng: nếu cơ thể người bệnh quá mẫn cảm hoặc dị ứng với cyanoacrylate, có thể bị nổi mề đay, khó thở hoặc sốc phản vệ.
Phản ứng tự miễn
Thuyên tắc huyết khối hay còn được gọi là viêm tắc tĩnh mạch sâu thể hiện tình trạng tắc nghẽn ở tĩnh mạch một số vị trí như cẳng chân, đùi..do sự hình thành cục máu đông khiến cho lòng mạch bị lấp.
Lưu ý trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần đến các tổ chức y tế chuyên sâu được Bộ Y tế cấp phép. Bệnh nhân nên được thăm khám, chẩn đoán, siêu âm, điều trị, theo dõi trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa mạch máu có kinh nghiệm, giúp đảm bảo mang lại kết quả điều trị lâu dài, hạn chế tái phát tại vùng điều trị hoặc diễn tiến bệnh nặng hơn theo thời gian.
EVLA SafeClen - Bước tiến mới trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Hiện nay, đa số các thẩm mỹ viện và phòng khám thường chỉ áp dụng đơn lẻ các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch cho từng mức độ. Việc này đôi lúc khó điều trị triệt để một số ca phức tạp.
Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia ở Mỹ và châu Âu giới thiệu các liệu pháp kết hợp, giúp hiệu quả cải thiện rõ rệt so với các phương pháp đơn lẻ, đồng thời giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra. EVLA SafeClean được khuyến nghị điều trị cho suy giãn tĩnh mạch từ độ 2 trở lên.
EVLA SafeClean là phiên bản cải tiến hơn từ EVLA - phương pháp can thiệp nhiệt nội tĩnh mạch vốn được khuyến cáo ở mức cao nhất bởi các Hiệp hội Tĩnh mạch trên thế giới (khuyến cáo mức I, bằng chứng loại A theo y học thực chứng).
EVLA SafeClean kết hợp laser nội mạch với kỹ thuật bóc búi tĩnh mạch (tributary phlebectomy) trong 1 thì, mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong điều trị suy giãn tĩnh mạch như:
Sạch búi: điều trị triệt để búi tĩnh mạch to, loại bỏ hoàn toàn các búi tĩnh mạch tàn dư, giúp cải thiện thẩm mỹ tối ưu.
An toàn: đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của Hiệp hội Tĩnh mạch châu Âu (ESVS 2022).Hiệu quả: giảm thiểu nguy cơ biến chứng, tối ưu thời gian điều trị và phục hồi
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Duy Kiên có nhiều năm công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Kiên thành công điều trị các ca bệnh lý mạch máu phức tạp như loét tĩnh mạch, phình động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, hẹp động mạch cảnh.
Bác sĩ cũng là một trong số ít chuyên gia được đào tạo chuyên sâu và cấp chứng nhận điều trị bằng các phương pháp can thiệp nội mạch như Laser EVLA/ RFA.
Hiện Bác sĩ Phan Duy Kiên là thành viên Hội nghị Mạch máu Châu Âu (ESVS), Hội nghị vết thương Châu Âu (EWMA), Thành viên Hiệp hội Global – CLI và Hội bệnh lý Mạch máu Việt Nam.
BS Kiên đồng thời là cố vấn cho Dr.Vein - điều trị chuyên sâu bệnh lý tĩnh mạch. BS từng tu nghiệp tại Mỹ, Singapore, Úc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha… là tác giả và đồng tác giả nhiều nghiên cứu về lĩnh vực mạch máu và vết thương, tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy và viết sách chăm sóc và điều trị vết thương.
Bình luận