(VTC News) – Uống rượu và tuyệt chiêu giải rượu không phải ai cũng biết, những cách giải rượu sau giúp thải độc gan.1. Nguy cơ ngộ độc rượu
Ngày càng nhiều người ngộ độc do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng. Mỗi năm, trong dịp Tết, số người bị ngộ độc rượu phải vào viện cấp cứu chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân ngộ độc rượu của cả năm. Trong đó, gan là một trong số các cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bia rượu.
Triệu chứng ngộ độc thường là ngủ say li bì, không biết gì. Có người nằm cả ngày, gia đình tưởng ngủ không gọi dậy, đến khi lay mãi không tỉnh mới hoảng hồn mang vào bệnh viện thì đã muộn.
Loại rượu gây ngộ độc nhiều nhất là sản phẩm do dân tự nấu, tự pha chế, vì có nồng độ methanol và ethyl glycol cao. Các vụ ngộ độc rượu có nồng độ methanol cao thường rơi vào người sống ở nông thôn do giá rẻ. Nhiều cơ sở mua rượu này về pha chế và đóng vào các chai dán mác ngoại.
Mỗi người hãy biết lựa chọn thực phẩm an toàn, hiệu quả cũng kiểm soát được bản thân với rượu bia và không quên uống thuốc giải độc, bảo vệ gan.
2. Cách giảm tác hại của rượu bia
- Nên biết độ cồn các chai rượu để mình biết nên dùng bao nhiêu là đủ.
- Nên chọn rượu có độ cồn thấp như rượu vang có độ cồn dưới 30 độ.
- Không nên uống rượu vào lúc đói vì khi đó rượu sẽ hấp thu nhanh. Nên vừa ăn vừa uống để giảm khả năng hấp thu rượu.
- Không nên dùng trà xanh sau khi uống rượu, thay vào đó nên uống nước ép trái cây, nước cam, nước chanh có tác dụng trung hòa cồn trong rượu từ đó giải rượu nhanh.
- Hạn chế dùng các loại rượu ngâm từ động vật vì có thể chứa nhiều độc tố.
- Không nên sử dụng thuốc giải rượu thường xuyên vì thuốc cùng 1 lúc chuyển hóa qua gan gây tích lũy chất độc ở gan, trường hợp nặng còn gây hoại tử gan.
- Kiểm tra sức khỏe lá gan thường xuyên và sử dụng các loại thảo dược tăng cường chức năng gan.
3. Thảo dược giúp giải rượu và trị triệu chứng say rượu
Trà gừng và chanh
Với khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn, trà chanh và gừng là một cách giải rượu khá tốt vì chúng làm dịu bao tử, lại có mùi thơm rất dễ chịu. Thêm vào ly trà một chút mật ong sẽ làm tăng lượng glucose - nguồn năng lượng cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn say.
Mật ong giảm bớt đau đầu
Uống nước pha mật ong có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau đầu. Các nhà nghiên cứu Mỹ chỉ ra rằng mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose giúp thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu, đặc biệt là cảm giác đau đầu do rượu vang đỏ gây ra. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và không phải thức dậy với cơn đau đầu khó chịu ngày hôm sau.
Nước ép cà chua giảm bớt chóng mặt
Nước ép cà chua cũng giàu fructose, có thể giúp thúc đẩy sự phân hủy của các loại đồ uống có cồn. Nếu bạn uống khoảng 300 ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn thì cơn chóng mặt do uống rượu có thể dần dần biến mất. Ngoài ra, thêm một lượng nhỏ muối trước khi uống còn giúp ổn định tinh thần.
Nước nho tươi giảm buồn nôn
Nho tươi giàu axit tartaric, tương tác với ethanol trong rượu tạo thành este, nhờ đó làm giảm nồng độ ethanol trong cơ thể, giúp giảm bớt cảm giác nôn nao. Trong khi đó, vị chua của thức uống này còn có hiệu quả làm giảm triệu chứng buồn nôn sau khi uống quá nhiều rượu. Nếu bạn ăn nho trước khi uống rượu thì bạn cũng có thể ngăn chặn say rượu.
Nước ép dưa hấu giảm bớt nhiệt độ cơ thể
Dưa hấu giúp bổ sung chất điện giải, giúp cơ thể giảm nhiệt độ nhanh chóng. Uống nhiều nước ép trái cây này còn làm cho rượu nhanh chóng bài tiết theo nước tiểu, nhờ đó giảm bớt lượng rượu hấp thu vào cơ thể. Ngoài ra, pha một lượng nhỏ muối vào nước ép dưa hấu để uống còn giúp ổn định tinh thần.
Chuối giúp tim bớt đập nhanh, giảm tức ngực
Sau khi uống rượu, nếu cảm thấy có cảm giác hồi hộp, đau tức ngực thì bạn hãy ngay lập tức ăn 1-3 trái chuối. Loại trái cây này có thể làm tăng lượng đường đồng thời giảm tỷ lệ cồn trong máu, đồng thời giúp loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực và các triệu chứng khác. Loại quả này giúp giải rượu, giải độc gan rất tốt.
Nhân Hòa (tổng hợp)
Ngày càng nhiều người ngộ độc do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng. Mỗi năm, trong dịp Tết, số người bị ngộ độc rượu phải vào viện cấp cứu chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân ngộ độc rượu của cả năm. Trong đó, gan là một trong số các cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bia rượu.
Triệu chứng ngộ độc thường là ngủ say li bì, không biết gì. Có người nằm cả ngày, gia đình tưởng ngủ không gọi dậy, đến khi lay mãi không tỉnh mới hoảng hồn mang vào bệnh viện thì đã muộn.
Loại rượu gây ngộ độc nhiều nhất là sản phẩm do dân tự nấu, tự pha chế, vì có nồng độ methanol và ethyl glycol cao. Các vụ ngộ độc rượu có nồng độ methanol cao thường rơi vào người sống ở nông thôn do giá rẻ. Nhiều cơ sở mua rượu này về pha chế và đóng vào các chai dán mác ngoại.
Mỗi người hãy biết lựa chọn thực phẩm an toàn, hiệu quả cũng kiểm soát được bản thân với rượu bia và không quên uống thuốc giải độc, bảo vệ gan.
2. Cách giảm tác hại của rượu bia
- Nên biết độ cồn các chai rượu để mình biết nên dùng bao nhiêu là đủ.
- Nên chọn rượu có độ cồn thấp như rượu vang có độ cồn dưới 30 độ.
- Không nên uống rượu vào lúc đói vì khi đó rượu sẽ hấp thu nhanh. Nên vừa ăn vừa uống để giảm khả năng hấp thu rượu.
- Không nên dùng trà xanh sau khi uống rượu, thay vào đó nên uống nước ép trái cây, nước cam, nước chanh có tác dụng trung hòa cồn trong rượu từ đó giải rượu nhanh.
- Hạn chế dùng các loại rượu ngâm từ động vật vì có thể chứa nhiều độc tố.
- Không nên sử dụng thuốc giải rượu thường xuyên vì thuốc cùng 1 lúc chuyển hóa qua gan gây tích lũy chất độc ở gan, trường hợp nặng còn gây hoại tử gan.
- Kiểm tra sức khỏe lá gan thường xuyên và sử dụng các loại thảo dược tăng cường chức năng gan.
3. Thảo dược giúp giải rượu và trị triệu chứng say rượu
Trà gừng và chanh
Với khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn, trà chanh và gừng là một cách giải rượu khá tốt vì chúng làm dịu bao tử, lại có mùi thơm rất dễ chịu. Thêm vào ly trà một chút mật ong sẽ làm tăng lượng glucose - nguồn năng lượng cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn say.
Mật ong giảm bớt đau đầu
Uống nước pha mật ong có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau đầu. Các nhà nghiên cứu Mỹ chỉ ra rằng mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose giúp thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu, đặc biệt là cảm giác đau đầu do rượu vang đỏ gây ra. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và không phải thức dậy với cơn đau đầu khó chịu ngày hôm sau.
Nước ép cà chua giảm bớt chóng mặt
Nước ép cà chua cũng giàu fructose, có thể giúp thúc đẩy sự phân hủy của các loại đồ uống có cồn. Nếu bạn uống khoảng 300 ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn thì cơn chóng mặt do uống rượu có thể dần dần biến mất. Ngoài ra, thêm một lượng nhỏ muối trước khi uống còn giúp ổn định tinh thần.
Nước nho tươi giảm buồn nôn
Nho tươi giàu axit tartaric, tương tác với ethanol trong rượu tạo thành este, nhờ đó làm giảm nồng độ ethanol trong cơ thể, giúp giảm bớt cảm giác nôn nao. Trong khi đó, vị chua của thức uống này còn có hiệu quả làm giảm triệu chứng buồn nôn sau khi uống quá nhiều rượu. Nếu bạn ăn nho trước khi uống rượu thì bạn cũng có thể ngăn chặn say rượu.
Nước ép dưa hấu giảm bớt nhiệt độ cơ thể
Dưa hấu giúp bổ sung chất điện giải, giúp cơ thể giảm nhiệt độ nhanh chóng. Uống nhiều nước ép trái cây này còn làm cho rượu nhanh chóng bài tiết theo nước tiểu, nhờ đó giảm bớt lượng rượu hấp thu vào cơ thể. Ngoài ra, pha một lượng nhỏ muối vào nước ép dưa hấu để uống còn giúp ổn định tinh thần.
Chuối giúp tim bớt đập nhanh, giảm tức ngực
Sau khi uống rượu, nếu cảm thấy có cảm giác hồi hộp, đau tức ngực thì bạn hãy ngay lập tức ăn 1-3 trái chuối. Loại trái cây này có thể làm tăng lượng đường đồng thời giảm tỷ lệ cồn trong máu, đồng thời giúp loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực và các triệu chứng khác. Loại quả này giúp giải rượu, giải độc gan rất tốt.
Nhân Hòa (tổng hợp)
Bình luận